Khoản 4 điều 86 luật doanh nghiệp?

Chủ đề   RSS   
  • #98977 27/04/2011

    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    Khoản 4 điều 86 luật doanh nghiệp?

    Điều 86, khoản 4 quy định: “cổ đông sở hữu từ 5% tổng số cổ phần trở lên phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày được tỷ lệ sở hữu đó”.

    Vậy theo các bạn  mục đích của việc đăng ký này là gì?Có phải để Nhà nước kiểm soát công ty không? nêu là  như thế có vi phạm quyền tự chủ của doanh nghiệp không?
    Cập nhật bởi BeToan89 ngày 27/04/2011 12:26:41 SA

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    14034 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BeToan89 vì bài viết hữu ích
    khoi7380 (03/11/2014)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #99011   27/04/2011

    julio_nido
    julio_nido

    Male
    Mầm

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2009
    Tổng số bài viết (69)
    Số điểm: 736
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 10 lần


    Theo mình nghĩ công ty CP chỉ có quy định số cổ đông tối thiểu là 3 nhưng không quy định mức tối đa nên Nhà nước cần phải có một biện pháp nào đó để góp phần vào việc quản lý này. Một công ty cổ phần thường có số vốn điều lệ rất lớn, thế nên một cổ đông nào đó sở hữu từ 5% tổng số cổ phần của công ty cổ phần được xem như là có một tài sản đáng kể. Do đó, việc Nhà nước quy định phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền là nhằm hai mục đích chính, về phần doanh nghiệp: tạo cơ sở pháp lý để góp phần quản lý có hiệu quả doanh nghiệp, về phía cổ đông: tạo cơ sở cho việc bảo đảm nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp đối với công đông, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông. Việc Nhà nước đề ra quy định như vậy theo mình không nhằm mục đích kiểm soát công ty, việc quy định này không có phần ảnh hưởng gì đến các hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp mà chỉ góp phần vào việc quản lý chung của doanh nghiệp. Do đó, cũng không xâm phạm đến quyền tự chủ của doanh nghiệp.
    Một vài ý kiến nhỏ, xin góp phần trao đổi!

    Veritas Liberabit Vos!

     
    Báo quản trị |  
  • #99044   27/04/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào Betoan,

    Theo kinh nghiệm thực tế cho thấy là việc quy định như trên chẳng đem lại lợi ích gì cho cơ quan quản lý lẫn doanh nghiệp, đặc biệt là với công ty niêm yết trên sàn mà chỉ tốn chi phí xã hội. Bởi vì:

    Việc đăng ký đối với nhà nước đối với bất kỳ tài sản nào cũng nhằm hai mục đích chính:

    + thứ nhất để nhà nước quản lý, điều hành xã hội (ví dụ như đăng ký xe, đăng quyền sử dụng đất để nhà nước có kế hoạch phát triển giao thông hay sử dụng đất cho phù hợp)

    + thứ hai là bảo đảm quyền sở hữu của công dân đối với tài sản, là cơ sở pháp lý để giải quyết khi có tranh chấp (ví dụ tranh chấp sở hữu nhà, quyền sử dụng đất).

    Nhìn lại việc đăng ký 5% vốn, nó chẳng đạt được mục đích nào trong hai mục đích trên. Nhà nước có biết số lượng hay ai đang nắm giữ 5% vốn doanh nghiệp cũng chẳng để làm gì còn việc giải quyết tranh chấp thì có sổ đăng ký cổ đông, chứng từ chuyển nhượng ...Vì thế theo quan điểm của anh bỏ thủ tục này đi là hợp lý.

    Thân.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    BeToan89 (27/04/2011)
  • #99080   27/04/2011

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    Cảm ơn các bạn đã tham gia góp ý kiến.

    Cho em hỏ thêm câu này nhé (đang học luật thương mại).

    Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn

    Điều 60, khoản 2 quy định: “trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc tiếp nhận thêm thành viên phải được sự nhất trí của các thành viên”. Nhưng việc tăng vốn điều lệ thuộc thẩm quyền quyết định của hội đồng thành viên, mà theo điều 52 quy định việc thông qua quyết định của hội đồng thành viên không có trường hợp nào cần phải có sự nhất trí của các thành viên cả, nên việc quy đinh này có phải nhầm lấn hay có văn bản hướng dẫn khác không?

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #99099   27/04/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào Bi Toàn!
    Theo quy định tại Điều 47, thì HĐTV đã bao gồm các thành viên rồi mà em. Nên quyết định của HĐTV cũng chính là quyết định của các thành viên vậy.
    Mà này, đây là cau hỏi về Luật doanh nghiệp, sao bảo đang học Luật thương mại.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    Maiphuong5 (27/04/2011) BeToan89 (27/04/2011)
  • #99111   27/04/2011

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    BachThanhDC viết:
    Chào Bi Toàn!
    Theo quy định tại Điều 47, thì HĐTV đã bao gồm các thành viên rồi mà em. Nên quyết định của HĐTV cũng chính là quyết định của các thành viên vậy.
    Mà này, đây là câu hỏi về Luật doanh nghiệp, sao bảo đang học Luật thương mại.

    TRong thương mai nó có doanh nghiệp mà anh.
    Với lại tụi em học luật thương mại là học luôn cả luật doanh nghiệp 2005 luôn anh nên em mới hỏi.Hai luật này liên quan đến nhau.
    Em biết chắc chẵn sẽ có người sẽ nói là quyết định của HĐTV cũng chính là quyết định của các thành viên , Nhưng tình huống này em đọc trên thông tin pháp luật dân sự, thì  em có thể hiểu là quyết định của hội đồng thành viên sẽ khác với sự nhất trí của các thành viên ( Mặc dù trong hội đồng thành viên đã có các thành viên)Nhưng họ không giải thích chố này. Cái em thắc mắc là  HĐTV thì không bao gồm thành viên hay sao mà họ viết như thế? nên mơi khó hiểu là ở đây,em mới đưa lên diễn đàn để hỏi.Em  cũng nghĩ HĐTV thì đã bao gồm thành viên nên quyết định của HĐTV cũng là quyết định của thành viên.

    Theo anh thì quyết định của HĐTV cũng chính là quyết định của các thành viên.
    Em cũng đồng tình với anh ở điểm này.
    Không biết suy nghĩ như vậy có sai không mà theo thông tin phap luật dân sự thì 2 cái này khác nhau, theo cách diễn đạt củ họ.
    Anh vào đây để xem nhé:
    http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2007/09/10/74362/

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BeToan89 vì bài viết hữu ích
    Maiphuong5 (27/04/2011)
  • #99106   27/04/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào Betoan,

    Em quên mất là luật có thòng thêm "trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác"  à.

    Theo ý của anh, có điều này là do nhà làm luật muốn để cho các thành viên góp vốn ở công ty TNHH tự lựa chọn công ty mình theo hình thức đối nhân hay đối vốn ở nội dung tăng thành viên.

    Nếu mong muốn công ty còn mang một chút gì đó bản chất của công ty "đối nhân" thì không cần quy định lại còn nếu muốn công ty thật sự là công ty "đối vốn" thì Điều lệ công ty nên quy định lại vấn đề trên.

    Thân.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    Maiphuong5 (27/04/2011)
  • #99153   27/04/2011

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần


    Kính chào ông BeToan89,

        Link mà ông dẫn chiếu đã giải thích cho câu hỏi của ông rồi đó, cụ thể:

    "Điều 60, khoản 2 quy định: trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc tiếp nhận thêm thành viên phải được sự nhất trí của các thành viên”. Ở đây có sự nhầm lẫn bởi vì việc tăng vốn điều lệ thuộc thẩm quyền quyết định của hội đồng thành viên, mà theo điều 52 quy định việc thông qua quyết định của hội đồng thành viên không có trường hợp nào cần phải có sự nhất trí của các thành viên".

        Túm lại: do nhà soạn luật dùng thuật ngữ không chính xác làm cho ông phải suy tư, dằn vặt, mặc dù không phải lỗi của ông. Do ông nghiên cứu quá kỹ nên mới phát hiện ra. Như vậy, việc tiếp nhận thêm thành viên mới theo Khoản 2 Điều 60 LDN là theo quyết định của HĐTV, mà quyết định của HĐTV được thông qua tại cuộc họp HĐTV hoặc dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 52 LDN hoặc ưu tiên áp dụng theo Điều lệ công ty (nếu có quy định khác).

        Hoặc cũng có thể hiểu ý đồ nhà làm luật như ông Hải diễn giải ở trên cũng được.

        Theo kinh nghiệm thì ít có cty nào quy định trong Điều lệ là quyết định của HĐTV được thông qua tại cuộc họp HĐTV khi tất cả các thành viên (đại diện 100% tổng số vốn góp) tán thành. Bởi vì đây là "điểm chết" cần phải tránh.

        Trân trọng.
    Cập nhật bởi Maiphuong5 ngày 27/04/2011 03:54:25 CH

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Maiphuong5 vì bài viết hữu ích
    BeToan89 (27/04/2011)
  • #99161   27/04/2011

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    Maiphuong5 viết:
    Kính chào ông BeToan89,

        Link mà ông dẫn chiếu đã giải thích cho câu hỏi của ông rồi đó, cụ thể:

    "Điều 60, khoản 2 quy định: trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc tiếp nhận thêm thành viên phải được sự nhất trí của các thành viên”. Ở đây có sự nhầm lẫn bởi vì việc tăng vốn điều lệ thuộc thẩm quyền quyết định của hội đồng thành viên, mà theo điều 52 quy định việc thông qua quyết định của hội đồng thành viên không có trường hợp nào cần phải có sự nhất trí của các thành viên".

        Túm lại: do nhà soạn luật dùng thuật ngữ không chính xác làm cho ông phải suy tư, dằn vặt, mặc dù không phải lỗi của ông. Do ông nghiên cứu quá kỹ nên mới phát hiện ra. Như vậy, việc tiếp nhận thêm thành viên mới theo Khoản 2 Điều 60 LDN là theo quyết định của HĐTV, mà quyết định của HĐTV được thông qua tại cuộc họp HĐTV quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 52 LDN hoặc ưu tiên áp dụng theo Điều lệ công ty (nếu có quy định khác).

        Trân trọng.

    Em xin kính cảm ơn quý bà Maiphuong.

    hóa ra là thế.Như vậy là quyết định của HĐTV Và các thành viên  mà em hỏi thì là một,

    Tại bài viết đó họ nói sai chứ bộ.


    chỉ xin quý bà đừng gọi em bằng ông, NHìn em trẻ thế mà gọi là ông, thì có vẻ ngang hàng với anh rồi.

    Nếu được thì gọi là anh là được rồi?ec ec

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #99187   27/04/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào mọi người,

    Với một điều luật qui định khá rõ như vậy (áp dụng nguyên tắc nhất trí) mà lấy nguyên tắc đối vốn (theo tỷ lệ biểu quyết của HĐTV) để tăng thành viên thì rất dễ dẫn đến khả năng xảy ra tranh chấp.

    Do đó nên tư vấn doanh nghiệp có quy định cụ thể (hoặc thay đổi nội dung) theo nguyên tắc đối vốn về nội dung này trong Điều lệ thì như thế sẽ an toàn hơn.

    Thực tế mình đã tham khảo điều lệ mẫu công ty TNHH 2 TV của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh thì họ cũng vẫn ghi nguyên tắc nhất trí này vào điều lệ, kế tiếp là để chữ hoặc... để doanh nghiệp tự quyết định.

    Thân.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |