Ông bạn trên hỏi ngắn quá để mình post cái này cho Bà con xem và bình luận tiếp nhe
Trả lời: Luật khiếu nại - tố cáo hiện hành đã mở rộng quyền khởi kiện ra tòa án sau khi đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai nhưng không phải tất cả mà chỉ một số trường hợp.
Theo qui định tại pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính sửa đổi, bổ sung thì đến nay chỉ có 22 loại khiếu kiện được tòa hành chính thụ lý, trong đó có 16 loại khiếu kiện được quyền khởi kiện ra tòa sau khi có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai như: quyết định xử phạt vi phạm hành chính; quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính; quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở; trong việc áp dụng phí, thu phí, lệ phí; thu tiền sử dụng đất...). Còn sáu loại khiếu kiện còn lại được áp dụng trong từng trường hợp cụ thể.
Đối với khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai trong trường hợp giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; gia hạn thời hạn sử dụng đất, tòa án chỉ thụ lý khi:
- người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu của chủ tịch UBND cấp huyện và không tiếp tục khiếu nại đến chủ tịch UBND cấp tỉnh;
- người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu của chủ tịch UBND cấp tỉnh.
Như vậy, trong trường hợp của ông, vì đã có quyết định giải quyết lần thứ hai của chủ tịch UBND tỉnh nên ông không có quyền khởi kiện ra tòa hành chính.
Thạc sĩ THÁI THỊ TUYẾT DUNG (giảng viên ĐH Luật TP.HCM)
Nguồn: Vietbao.vn