Khi thầy cô giáo không còn như “mẹ hiền”!

Chủ đề   RSS   
  • #518099 13/05/2019

    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    Khi thầy cô giáo không còn như “mẹ hiền”!

    Gần đây, những vụ việc thầy, cô giáo đánh học sinh liên tục xảy ra gây xôn xao như luận, ảnh hưởng tiêu cực đến ngành giáo dục và tạo tâm lý hoang mang đối với các bậc phụ huynh cũng như các em học sinh.

    Nổi bật nhất là vụ việc cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy, chủ nhiệm lớp 6.2 Trường THCS Duy Ninh (Tỉnh Quảng Bình) bắt cả lớp tát một em học sinh hơn 200 cái khiến em phải nhập viện. Hay vụ việc thầy giáo ở trường THCS Long Hòa (huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) phạt nữ sinh lớp 7A3 100 roi vì không thuộc bài và xin từ chức tổ trưởng. Thậm chí, có cô giáo ở Long An còn đánh một em học lớp một bị khuyết tật khiến cơ thể của em bầm tím... Còn nhiều, rất nhiều những vụ việc thầy, cô giáo bạo hành học sinh, xúc phạm đến thân thể, sức khỏe, thậm chí là còn có những lời nặng nề xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của các em. Thực trạng này khiến chúng ta băn khoăn tự hỏi, bao giờ mới hết những cảnh học sinh phải quỳ gối, uống nước giẻ lau bảng..., bao giờ phụ huynh, học sinh mới hoang mang trước những hình phạt vô lý từ giáo viên.

    Mỗi giáo viên khi đưa ra hình phạt đối với học sinh đều có những lý do riêng. Nhưng hầu hết, họ cho rằng do học sinh của mình hư, nghịch phá, không học bài, thậm chí là vì ... “muốn tốt cho các em”. Nhưng dù là vì lý do gì thì hành vi đánh phạt các em bằng các cách thức như trên là vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề giáo, vi phạm pháp luật và không thể bào chữa được.

    Trước những hành vi vi phạm bị “bóc mẽ”, động thái thường thấy của các thầy cô là xin lỗi, viết bản tường trình, bản kiểm điểm, nghiêm khắc hơn là đình chỉ dạy học trong một thời gian. Pháp luật cũng đã quy định về hình thức xử phạt đối với các giáo viên có hành vi vi phạm đạo đức nghề giáo được quy định tại Nghị định số 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức. Ngoài ra, nếu giáo viên có hành vi mang tính chất xúc phạm nghiêm trọng hoặc gây thương tích đối với học sinh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác (Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015) hoặc Tội cố ý gây thương tích (Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015).

    Thiết nghĩ, cần có biện pháp và chế tài nghiêm khắc để nghiêm trị những giáo viên có hành vi đi ngược lại đạo đức nghề giáo, xâm phạm thân thể, sức khỏe, danh dự của học sinh và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự cao quý của nghề dạy học mà dân tộc ta vẫn thường tự hào.

     

     
    9070 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Haitran1995 vì bài viết hữu ích
    Tranxuandung991994 (28/05/2019) tuphapq11 (14/05/2019) thoangnet (14/05/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang 123>
Thảo luận
  • #518114   14/05/2019

    GHLAW
    GHLAW
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/11/2016
    Tổng số bài viết (351)
    Số điểm: 4787
    Cảm ơn: 425
    Được cảm ơn 214 lần


    Theo mình nghĩ, nghề giáo viên chắc hẳn là mật nghề cao quý, vai trò và ý nghĩa của nghề đối với người học là không thể phủ nhận, nhưng đâu đó trong hàng trăm ngàn những người thầy, người cô vẫn còn những người cư xử chưa phù hợp với môi trường mình đang giảng dạy, đôi khi là thái quá. Những biện pháp xử phạt là cần thiết kể cả hành chính lẫn hình sự, quy định thì đã có nhưng tại sao vân có những thầy cô vi phạm, có hay chăng vấn đề nằm ở phương pháp đào tạo giáo viên hiện nay, mới chỉ tập trung vào chuyên môn mà chưa chú trọng tới kỹ năng mềm, phương pháp ứng xử hay nắm bắt tâm lý hộc sinh, v.v. Quy định chặt chẽ và nặng tính răn đe là phù hợp nhưng gốc rễ vấn đề thì vẫn còn đó. Vì vậy cần tìm ra gốc rễ vấn đề và có sự thay đổi đồng bộ và tổng thể thì vấn đề mới có thể triệt để và thiết thực được.

     
    Báo quản trị |  
  • #518122   14/05/2019

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (940)
    Số điểm: 7910
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Thực sự, cũng có nhưng trương hợp học sinh không ngoan dẫn đến thấy cô phải dùng hình phạt, nhưng hình phạt ở đây chủ yếu là để răn đe các em đi vào nề nếp, chứ không phải cứ nói các em không nghe lời, hư hỏng rồi đánh như con không đẻ, đánh đến để lại hương tích thì không chấp nhận được

     
    Báo quản trị |  
  • #518123   14/05/2019

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Hiện nay thì việc giáo viên hành xử với học sinh và hướng dẫn học sinh không nghe lời bằng các biện pháp ko phải giáo dục mà hơn thế nữa, dùng lời lẽ không hay, hành động đánh đập hay răn đe bằng hình phạt đã xảy ra quá nhiều, điều này gây nên nhiều làn sóng phẫn nộ trong nhân dân rằng người thầy, người cô phải gương mẫu và có những hành động đúng chuẩn mực giáo viên

     
    Báo quản trị |  
  • #518125   14/05/2019

    Phản hồi

    Vậy cho hỏi nếu học sinh không tuân thủ theo nội quy trường học, không làm bài tập về nhà, trong lớp ngồi nói chuyện riêng, không làm trực nhật,... thì thầy cô phải thực hiện những biện pháp gì để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ giáo dục? Hay giáo viên phải yêu cầu đưa các em vào trường giáo dưỡng, hay đuổi học cả lớp? Theo tôi, vấn đề không phải nằm ở quy phạm pháp luật, mà nằm ở hệ thống giáo dục. Việc xử phạt không đem đến lợi ích gì mà chỉ gây thêm rắc rối mà thôi. Thân!
     
    Báo quản trị |  
  • #518412   18/05/2019

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    LuatThanhLuat viết:
    Vậy cho hỏi nếu học sinh không tuân thủ theo nội quy trường học, không làm bài tập về nhà, trong lớp ngồi nói chuyện riêng, không làm trực nhật,... thì thầy cô phải thực hiện những biện pháp gì để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ giáo dục? Hay giáo viên phải yêu cầu đưa các em vào trường giáo dưỡng, hay đuổi học cả lớp? Theo tôi, vấn đề không phải nằm ở quy phạm pháp luật, mà nằm ở hệ thống giáo dục. Việc xử phạt không đem đến lợi ích gì mà chỉ gây thêm rắc rối mà thôi. Thân!

    Không thể phủ nhận, việc giáo viên đánh học sinh cũng một  phần xuất phát từ lỗi của chính các em, như: nói chuyện riêng trong lớp, không thuộc bài hay nghịch phá... Và đương nhiên, với những em  học sinh vi phạm nội quy chắc chắn sẽ có hình thức xử lý. Tuy nhiên, giáo dục không phải là sự tra tấn  và đấu tố,  việc giáo viên xử phạt bằng đòn roi, bằng cách bắt các em qùy,  uống nước giẻ lau bảng là không thể dung túng. 

    Những sự việc giáo viên đánh học sinh bị phanh phui là không thiếu nhưng đến thời điểm hiện tại, vẫn còn những thầy cô sử dụng những hình phạt tiêu cực như vậy  để phạt  học sinh, cho thấy những thầy cô ấy không phải không biết  mà vẫn đang cố tình phạm lỗi.  

    Nên thiết nghĩ,  với những người đã cố tình vi phạm  nghiêm trọng  đạo đức để giáo thì chế tài hình phạt đưa ra lúc này là cần thiết.

     
    Báo quản trị |  
  • #518398   18/05/2019

    Theo mình thấy việc trách móc các thầy cô nhiều khi cũng phải xem lại con em mình. Bởi có rất nhiều học sinh không ngoan nghe lời dẫn đến các thầy cô có la mắng để các em sợ nghe lời hơn. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp các thầy cô sử dụng các hình phạt mang tính chất bạo lực học đường không đúng với tinh thần nhà giáo.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #518401   18/05/2019

    haihongnguyen
    haihongnguyen

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2019
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 757
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 28 lần


    Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi. Câu nói này vẫn đúng với giá trị của nó bao đời nay. Tuy nhiên ranh giới giữa việc đúng hay sai có lẽ xuất phát từ tình thương của người “cầm roi”. Vậy nên thiết nghĩ có 01 cơ chế để điều chỉnh việc này.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #518413   18/05/2019

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    haihongnguyen viết:

    Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi. Câu nói này vẫn đúng với giá trị của nó bao đời nay. Tuy nhiên ranh giới giữa việc đúng hay sai có lẽ xuất phát từ tình thương của người “cầm roi”. Vậy nên thiết nghĩ có 01 cơ chế để điều chỉnh việc này.

     

    Đúng vậy, mình nghĩ cần có chế tài xử phạt nghiêm minh đối với những thầy cô có hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến thân thể, danh dự và nhân phẩm cả các em. Bản thân là người truyền kiến thức, dạy đạo đức và nhân cách cho các em, đáng lẽ thầy cô nên là tấm gương về cách sống cho các em. Xem những video về cách cô giáo đánh học sinh, khiến chũng ta không khỏi phẫn nộ. “Việc kỷ luật một đứa trẻ là dạy cho đứa trẻ đó cách tự điều chỉnh mình khi bố mẹ không ở cạnh. Mà đánh đòn thì không làm được điều đó”.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #519073   27/05/2019

    Lunakhung123
    Lunakhung123
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2016
    Tổng số bài viết (297)
    Số điểm: 2489
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 68 lần


    Xã hội ngày càng nhiều con người không có đạo đức. Thiết nghĩ hành nghề nhà giáo cũng phải được được cấp chứng chỉ hành nghề, mà chứng chỉ này phải nhấn mạnh vào tiêu chuẩn đạo đức của giáo viên. Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước vì thế cách giáo dục trẻ có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của đất nước.

     
    Báo quản trị |  
  • #519119   27/05/2019

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    Lunakhung123 viết:

    Xã hội ngày càng nhiều con người không có đạo đức. Thiết nghĩ hành nghề nhà giáo cũng phải được được cấp chứng chỉ hành nghề, mà chứng chỉ này phải nhấn mạnh vào tiêu chuẩn đạo đức của giáo viên. Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước vì thế cách giáo dục trẻ có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của đất nước.

    Hì hì, bạn nói cấp chứng chỉ hành nghề cho giáo viên thấy buồn cười sao sao á. Thực ra, để làm nghề giáo cũng phải qua đào đạo, tốt nghiệp các trường sư phạm từ trung cấp đến bậc đại học (trừ những thầy cô giáo từ thời xưa ra nhé). Đạo đức thì bất kỳ một ngành nghề nào, công việc nào cũng rất cần, nhưng nghề giáo là quan trọng nhất bởi đặc trưng của nghề giáo là "trồng người". Giáo viên phải luôn gương mẫu để làm gương cho học trò, chứ giáo viên mà đi ngược lại đạo đức nghề giáo thì không nên và cũng không thể dạy dỗ bất cứ ai. Bạn nói đúng, trẻ em là thế hệ tương lai nên cách giáo dục các em sẽ ảnh hưởng cực kỳ lớn đến sự phát triển của đất nước.

     
    Báo quản trị |  
  • #519096   27/05/2019

    lemon31
    lemon31

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/05/2019
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    đã từ lâu mà đặc biệt là những năm gần đây đạo đức ngành giáo dục đang xuống cấp một cách trầm trọng. Thiết nghĩ cần phải có một bộ luật, chứng chỉ về tiêu chuẩn đạo đức nghề giáo hiện nay

     
    Báo quản trị |  
  • #519121   27/05/2019

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    lemon31 viết:

    đã từ lâu mà đặc biệt là những năm gần đây đạo đức ngành giáo dục đang xuống cấp một cách trầm trọng. Thiết nghĩ cần phải có một bộ luật, chứng chỉ về tiêu chuẩn đạo đức nghề giáo hiện nay

    Đúng là thời gian này, đạo đức nghề giáo của một bộ phận các thầy cô xuống cấp trầm trọng luôn ấy. Hết đánh phạt học sinh, bắt học sinh quỳ, uống nước giẻ lau bảng rồi đến các thầy giáo biến thái, dâm ô học sinh. Nhìn những video quay cảnh mấy cô đánh học sinh mà xót xa cho các em và phụ huynh các bé. Mà càng thương các em bao nhiêu thì càng căm phẫn mấy cô giáo đó bấy nhiêu, đúng là làm xấu một ngành nghề cao quý.

     
    Báo quản trị |  
  • #519206   28/05/2019

    Tranxuandung991994
    Tranxuandung991994
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2018
    Tổng số bài viết (504)
    Số điểm: 9135
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 87 lần


    Mình nghĩ rằng, cũng cần phải có quy định cụ thể về áp dụng các hình thức mà giáo viên được phép làm đối với học sinh chứ không thể cứ nói là phải xử phạt nghiêm khắc những thầy cô có hành vi không đúng chuẩn mực là được. Bởi ở bất cứ trường lớp nào cũng sẽ có không ít thì nhiều những thành phần cá biệt, bất hảo. Nếu như chỉ nghĩ đến việc xử lý giáo viên vi phạm mà không cho thầy cô được quyền la mắng hay đánh thì rất khó để trừng trị những học sinh thuộc diện này hơn nữa cũng sẽ gây tâm lý bất an đối với giáo viên vì khi đó tiếng nói của thầy cô sẽ không còn trọng lượng như trước.

    Vì vậy, cách tốt nhất là đưa ra một quy định cụ thể về những hình thức xử lí của giáo viên đối với học sinh khi học sinh không nghe lời và chỉ khi nào vượt khỏi mức đó thì hẵn xử phạt. Như vậy sẽ giúp giáo viên yên tâm hơn trong công tác giảng dạy.

     
    Báo quản trị |  
  • #519270   29/05/2019

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    Tranxuandung991994 viết:

    Mình nghĩ rằng, cũng cần phải có quy định cụ thể về áp dụng các hình thức mà giáo viên được phép làm đối với học sinh chứ không thể cứ nói là phải xử phạt nghiêm khắc những thầy cô có hành vi không đúng chuẩn mực là được. Bởi ở bất cứ trường lớp nào cũng sẽ có không ít thì nhiều những thành phần cá biệt, bất hảo. Nếu như chỉ nghĩ đến việc xử lý giáo viên vi phạm mà không cho thầy cô được quyền la mắng hay đánh thì rất khó để trừng trị những học sinh thuộc diện này hơn nữa cũng sẽ gây tâm lý bất an đối với giáo viên vì khi đó tiếng nói của thầy cô sẽ không còn trọng lượng như trước.

    Vì vậy, cách tốt nhất là đưa ra một quy định cụ thể về những hình thức xử lí của giáo viên đối với học sinh khi học sinh không nghe lời và chỉ khi nào vượt khỏi mức đó thì hẵn xử phạt. Như vậy sẽ giúp giáo viên yên tâm hơn trong công tác giảng dạy.

    Đây cũng là một ý kiến hay, cần có một quy định cụ thể về việc xử phạt vi phạm đối với những thầy cô có hành vi vượt khỏi đạo đức nghề giáo, hoặc một bộ quy tắc áp dụng riêng đối với giáo viên.

    Nếu giáo viên có hành vi vi phạm quy định hoặc bộ quy tắc đó thì sẽ bị xử phạt. Thẩm quyền xử phạt có thể do Nhà trường, Bộ giáo dục, nặng hơn nữa thì xử phạt hành chính và gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với học sinh thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Còn về việc hình phạt đối với học sinh, không ai ngăn cản hay cấm giáo viên không được phạt học sinh cả. Nhưng quan trọng là phạt như thế nào cho tương xứng với nghề giáo, vừa phù hợp với đạo đức và vừa khiến học trò phải vâng lời, học tốt hơn. Trách phạt học sinh là không xấu, nhưng chính những hình thức phạt quá đáng như đánh, tát học sinh, bắt quỳ gối, uống nước giẻ lau bảng và nhiều hình thức khác nữa mới làm cho nó xấu mà thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #519392   30/05/2019

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 136 lần


    Vấn đề này phải nhìn vào cả hai khía cạnh, thứ nhất muốn trách móc thầy cô thì nên nhìn lại con em mình đã hành xử như thế nào, dẫn đến việc thầy cô không còn như “mẹ hiền”. Tức nhiên mình không nói đến những trường hợp như thầy cô sử dụng bạo lực, răn đe quá đáng vì điều đó làm mất đi nhân cách của người làm thầy. Tuy nhiên, đừng bao giờ nghe một hướng khi con em mình phàn nàn là thầy cô hay mắng chửi, phải nhìn nhận lại xem con em mình đã hành động, hành xử thế nào dẫn đến hậu quả như thế

     

     
    Báo quản trị |  
  • #519742   31/05/2019

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    sunshine19 viết:

    Vấn đề này phải nhìn vào cả hai khía cạnh, thứ nhất muốn trách móc thầy cô thì nên nhìn lại con em mình đã hành xử như thế nào, dẫn đến việc thầy cô không còn như “mẹ hiền”. Tức nhiên mình không nói đến những trường hợp như thầy cô sử dụng bạo lực, răn đe quá đáng vì điều đó làm mất đi nhân cách của người làm thầy. Tuy nhiên, đừng bao giờ nghe một hướng khi con em mình phàn nàn là thầy cô hay mắng chửi, phải nhìn nhận lại xem con em mình đã hành động, hành xử thế nào dẫn đến hậu quả như thế

     

    Đúng là trước khi đưa ra hình phạt hay kết tội một ai đó, chắc chắn phải có cái nhìn toàn diện về mọi mặt của vấn đề, nguyên nhân dẫn đến hậu quả. Và việc thầy cô đánh học sinh cũng thế, không thể phủ nhận học sinh hông có lỗi ở trong này.

    Nhưng học sinh mà, các em đang tuổi đến trường, đang học văn hóa, học kiến thức và học cả cách sống, cách làm người, chính vì vậy mà thầy cô giáo hông chỉ là người dạy kiến thức mà còn dạy cả nhân cách. Ngay cả chúng ta, thời đi học, hông thể chắc chắn rằng chúng ta hông mắc lỗi, nhưng cũng trước những lỗi đó, các thầy cô đã có những hình phạt hay hình thức xử lý nhẹ nhàng, văn hóa hơn. Phạt học sinh hông đồng nghĩa với việc đòn roi hay bằng các hình thức bạo lực khác. Nếu làm như vậy, "mỗi ngày đến trường không con là ngày vui mà chính là sự ám ảnh".

    Không ai cấm đoán hoặc bắt ép giáo viên không được phạt học sinh, cũng không có phụ huynh nào quay lại tố cáo thầy cô khi thầy cô phạt con mình khi con mình không ngoan cả. Nhưng hình phạt ấy phải là hình phạt của sự giáo dục, giúp các em tiến bộ, giúp các em phát triển chứ hông phải khiến các em bầm tím, tổn thương về cả thể chất lẫn tinh thần. Giáo dục phải đi èm với đạo đức và văn hóa. Nếu giáo dục đi èm bạo lực, nó hông còn mang ý nghĩa "trồng người".

     
    Báo quản trị |  
  • #519663   31/05/2019

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13688
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Hồi xưa mình học thì thầy cô rất nghiêm khắc, nhưng chính nhờ sự nghiêm khắc đó mà nhiều học sinh học được tính nghiêm túc. Hiện nay, mình thấy vai trò tính nghiêm khắc của thầy cô đang bị xem nhẹ bởi phụ huynh. Mình không đề cập đến bộ phận nhỏ giáo viên bạo hành học sinh thì thực tế thầy cô cần phải nghiêm khắc để cùng với bố mẹ dạy dỗ học sinh.

     
    Báo quản trị |  
  • #519771   31/05/2019

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    MewBumm viết:

    Hồi xưa mình học thì thầy cô rất nghiêm khắc, nhưng chính nhờ sự nghiêm khắc đó mà nhiều học sinh học được tính nghiêm túc. Hiện nay, mình thấy vai trò tính nghiêm khắc của thầy cô đang bị xem nhẹ bởi phụ huynh. Mình không đề cập đến bộ phận nhỏ giáo viên bạo hành học sinh thì thực tế thầy cô cần phải nghiêm khắc để cùng với bố mẹ dạy dỗ học sinh.

    Ngày xưa, vai trò của giáo viên là vô cùng lớn. Với học sinh, thầy cô luôn là hình mẫu, luôn là người đáng kính, đáng trân trọng. "Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cùng là thầy, ở nhà có thể không sợ bố mẹ nhưng chắc chắn đến trường ai cũng sợ lời nói từ thầy cô. Ngày xưa có thể không có quá nhiều người thành đạt, hông có quá nhiều người đỗ đại học nhưng ai cũng trân trọng thầy cô của mình. Còn ngày nay, học sinh hông còn quá trân trọng thầy cô nữa, phụ huynh cũng can thiệp vào vấn đề học tập của con nhiều hơn, và cảm giác thầy cô đã hông còn nhiệt huyết như trước. Gia đình và nhà trường, phụ huynh và học sinh nên cùng phối hợp để tạo cho các em môi trường học tập tốt nhất.

     
    Báo quản trị |  
  • #520371   09/06/2019

    MewBumm viết:

    Hồi xưa mình học thì thầy cô rất nghiêm khắc, nhưng chính nhờ sự nghiêm khắc đó mà nhiều học sinh học được tính nghiêm túc. Hiện nay, mình thấy vai trò tính nghiêm khắc của thầy cô đang bị xem nhẹ bởi phụ huynh. Mình không đề cập đến bộ phận nhỏ giáo viên bạo hành học sinh thì thực tế thầy cô cần phải nghiêm khắc để cùng với bố mẹ dạy dỗ học sinh.

     

    Theo mình thì dùng từ xem nhẹ lại không phù hợp lắm. Bởi, có quá nhiều những hình ảnh về bạo hành trong công tác dạy dỗ, phụ huynh là lo lắng cho con em mình lỡ có gặp phải trường hợp như thế. Kiểu như tình thương khiến họ nhạy cảm vậy đó.

     
    Báo quản trị |  
  • #520372   09/06/2019

    MewBumm viết:

    Hồi xưa mình học thì thầy cô rất nghiêm khắc, nhưng chính nhờ sự nghiêm khắc đó mà nhiều học sinh học được tính nghiêm túc. Hiện nay, mình thấy vai trò tính nghiêm khắc của thầy cô đang bị xem nhẹ bởi phụ huynh. Mình không đề cập đến bộ phận nhỏ giáo viên bạo hành học sinh thì thực tế thầy cô cần phải nghiêm khắc để cùng với bố mẹ dạy dỗ học sinh.

    Theo mình thì dùng từ xem nhẹ lại không phù hợp lắm. Bởi, có quá nhiều những hình ảnh về bạo hành trong công tác dạy dỗ, phụ huynh là lo lắng cho con em mình lỡ có gặp phải trường hợp như thế. Kiểu như tình thương khiến họ nhạy cảm vậy đó.

     
    Báo quản trị |