Khi thầy cô giáo không còn như “mẹ hiền”!

Chủ đề   RSS   
  • #518099 13/05/2019

    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    Khi thầy cô giáo không còn như “mẹ hiền”!

    Gần đây, những vụ việc thầy, cô giáo đánh học sinh liên tục xảy ra gây xôn xao như luận, ảnh hưởng tiêu cực đến ngành giáo dục và tạo tâm lý hoang mang đối với các bậc phụ huynh cũng như các em học sinh.

    Nổi bật nhất là vụ việc cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy, chủ nhiệm lớp 6.2 Trường THCS Duy Ninh (Tỉnh Quảng Bình) bắt cả lớp tát một em học sinh hơn 200 cái khiến em phải nhập viện. Hay vụ việc thầy giáo ở trường THCS Long Hòa (huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) phạt nữ sinh lớp 7A3 100 roi vì không thuộc bài và xin từ chức tổ trưởng. Thậm chí, có cô giáo ở Long An còn đánh một em học lớp một bị khuyết tật khiến cơ thể của em bầm tím... Còn nhiều, rất nhiều những vụ việc thầy, cô giáo bạo hành học sinh, xúc phạm đến thân thể, sức khỏe, thậm chí là còn có những lời nặng nề xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của các em. Thực trạng này khiến chúng ta băn khoăn tự hỏi, bao giờ mới hết những cảnh học sinh phải quỳ gối, uống nước giẻ lau bảng..., bao giờ phụ huynh, học sinh mới hoang mang trước những hình phạt vô lý từ giáo viên.

    Mỗi giáo viên khi đưa ra hình phạt đối với học sinh đều có những lý do riêng. Nhưng hầu hết, họ cho rằng do học sinh của mình hư, nghịch phá, không học bài, thậm chí là vì ... “muốn tốt cho các em”. Nhưng dù là vì lý do gì thì hành vi đánh phạt các em bằng các cách thức như trên là vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề giáo, vi phạm pháp luật và không thể bào chữa được.

    Trước những hành vi vi phạm bị “bóc mẽ”, động thái thường thấy của các thầy cô là xin lỗi, viết bản tường trình, bản kiểm điểm, nghiêm khắc hơn là đình chỉ dạy học trong một thời gian. Pháp luật cũng đã quy định về hình thức xử phạt đối với các giáo viên có hành vi vi phạm đạo đức nghề giáo được quy định tại Nghị định số 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức. Ngoài ra, nếu giáo viên có hành vi mang tính chất xúc phạm nghiêm trọng hoặc gây thương tích đối với học sinh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác (Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015) hoặc Tội cố ý gây thương tích (Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015).

    Thiết nghĩ, cần có biện pháp và chế tài nghiêm khắc để nghiêm trị những giáo viên có hành vi đi ngược lại đạo đức nghề giáo, xâm phạm thân thể, sức khỏe, danh dự của học sinh và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự cao quý của nghề dạy học mà dân tộc ta vẫn thường tự hào.

     

     
    8792 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Haitran1995 vì bài viết hữu ích
    Tranxuandung991994 (28/05/2019) tuphapq11 (14/05/2019) thoangnet (14/05/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123
Thảo luận
  • #583077   27/04/2022

    phantrungnghia99
    phantrungnghia99
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:27/02/2022
    Tổng số bài viết (459)
    Số điểm: 4650
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 64 lần


    Khi thầy cô giáo không còn như “mẹ hiền”!

    Không thể phủ nhận, việc giáo viên đánh học sinh cũng một  phần xuất phát từ lỗi của chính các em, như: nói chuyện riêng trong lớp, không thuộc bài hay nghịch phá... Và đương nhiên, với những em  học sinh vi phạm nội quy chắc chắn sẽ có hình thức xử lý. Tuy nhiên, giáo dục không phải là sự tra tấn  và đấu tố,  việc giáo viên xử phạt bằng đòn roi, bằng cách bắt các em qùy,  uống nước giẻ lau bảng là không thể dung túng. 

     
    Báo quản trị |  
  • #587295   01/07/2022

    Khi thầy cô giáo không còn như “mẹ hiền”!

    Cảm ơn bài viết cung cấp thông tin của bạn nhé. Đánh học sinh là hành vi đáng lên án, nhưng cũng không phải 100% giáo viên đánh học sinh đều đáng lên án. Bởi nhiều trường hợp học sinh thật sự cứng đầu, không nghe lời hay thực hiện những hành động sai trái thì cần phải đánh răn đe để chúng hiểu, chứ không phải là đánh đập, bạo hành vô lý, không nương tay.

     
    Báo quản trị |  
  • #588274   27/07/2022

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    Khi thầy cô giáo không còn như “mẹ hiền”!

    Nghề giáo và nghề y được phong tặng như mẹ hiền, bởi vì một người lo về thể xác, một người lo về tâm hồn, nhưng họ chỉ được tiếng mà không có miếng. Hiện nay, có rất nhiều trường hợp “mẹ hiền” không hiền một xíu nào. Nhưng cũng không nên đánh đồng tất cả là tất cả đều như vậy.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #588861   31/07/2022

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1958)
    Số điểm: 13038
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    Khi thầy cô giáo không còn như “mẹ hiền”!

    Bỏ qua những vấn đề không hay ho trong hoạt động giáo dục thì dạo gần đây xuất hiện nhiều câu chuyện đẹp giữa giáo viên và học sinh trong giây phút kết thúc năm học. Ở đó, chúng ta thấy được những giọt nước mắt của sự chia ly, nước mắt của những kỷ niệm đẹp được xây dựng cùng nhau qua cả năm học. Chúng ta hãy nhìn vào đó để có thái độ tích cực hơn đối với cuộc sống này.

     
    Báo quản trị |  
  • #588863   31/07/2022

    Khi thầy cô giáo không còn như “mẹ hiền”!

    Cảm ơn thông tin bạn đã chia sẻ.

    Giáo viên bạo hành thường cho rằng hành vi bạo hành của mình là chính đáng, và khẳng định mình bị học sinh khiêu khích. Họ thường che đậy hành vi của mình dưới mác “nói khích để học sinh cố gắng” hoặc là một phần trong cách thức sư phạm của họ. Họ cũng thường trá hình bạo hành như một hình thức kỉ luật thích đáng cho hành vi khó chấp nhận của học sinh. 

     
     
    Báo quản trị |  
  • #588963   31/07/2022

    Khi thầy cô giáo không còn như “mẹ hiền”!

    Cảm ơn bài viết của bạn. Mọi người thường nói cô giáo như "mẹ hiền” nhưng thực tế thời đại hiện nay hiện nay, cô giáo có khi còn phải hơn cả "mẹ hiền”. Đó không phải sự đòi hỏi quá nhiều ở thầy, cô giáo mà là nhu cầu thực tế từ phụ huynh và học sinh khi đến trường

     
    Báo quản trị |  
  • #591580   27/09/2022

    Khi thầy cô giáo không còn như “mẹ hiền”!

    Cảm ơn bài viết của bạn. Từ lâu rồi, xã hội này luôn đòi hỏi thầy cô phải thế này, thầy cô phải thế kia, cấm thầy cô thế này, cấm thầy cô thế kia. Có ai quan tâm đến thầy cô sống ra sao, thầy cô vui hay buồn, còn nói thầy cô làm nghề mặc nhiên phải chấp nhận, không thì bỏ nghề đi.

     
    Báo quản trị |  
  • #591590   27/09/2022

    vansu232a
    vansu232a

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:27/09/2022
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Khi thầy cô giáo không còn như “mẹ hiền”!

    Một bài viết thật sự hay và tâm huyết

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vansu232a vì bài viết hữu ích
    vansu232a (28/09/2022)
  • #591638   28/09/2022

    Khi thầy cô giáo không còn như “mẹ hiền”!

    Cảm ơn những thông tin hữu ích mà tác giả chia sẻ. Những năm gần đây, tình trạng bạo lực học đường đang diễn ra vô cùng phức tạp và có chiều hướng ngày càng gia tăng. Hy vọng sắp tới đây, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như toàn thể xã hội sẽ cùng chung tay đẩy lùi tình trạng này để học sinh có một môi trường học tập và phát triển nhân cách tốt nhất.

     
    Báo quản trị |