Khi giao kết hợp đồng lao động, NSDLĐ không được thực hiện các hành vi sau

Chủ đề   RSS   
  • #560877 24/10/2020

    lamkylaw
    Top 100
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2018
    Tổng số bài viết (660)
    Số điểm: 14232
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 612 lần


    Khi giao kết hợp đồng lao động, NSDLĐ không được thực hiện các hành vi sau

    giao kết hợp đồng lao động

    Nhiều trường hợp khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, không ít số NSDLĐ yêu cầu NLĐ phải nộp tiền thế chân, hoặc giữ các giấy tờ tùy thân,... coi như điều kiện để thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, khi có những biểu hiện của các hành vi này, NLĐ phải biết những quy định sau để bảo vệ  quyền lợi của mình.

    Điều 17 BLLĐ 2019 quy định về hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động gồm:

    1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động. Trong đó:

    - Giấy tờ tùy thân của NLĐ (như bằng lái xe,  giấy khai sinh, CMND, CCCD, hộ chiếu,...).

    - Văn bằng, chứng chỉ của NLĐ (như bằng tốt nghiệp; chứng chỉ ngoại ngữ,...).

    2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

    3. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.

    Theo đó, hành vi tại khoản 1, 2 cũng được đề cập tại quy định hiện hành BLLĐ 2012, nội dung 3 được bổ sung mới.

    Mức phạt đối với các hành vi:

    Tại Điểm a Khoản 2 Điều 8 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định:

    "…2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

    a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động;

    b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;..."

    Ngoài ra, còn buộc phải trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của NLĐ hoặc Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối theo quy định tại Điểm a, b Khoản 3 Điều 8 Nghị định 28/2020.

    Lưu ý: Mức phạt trên đây là mức phạt áp dụng đối với cá nhân vi phạm; mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    Khi BLLĐ 2019 có hiệu lực sẽ có văn bản hướng dẫn chi tiết với các hành vi.

     
    1426 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamkylaw vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (24/10/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #560961   26/10/2020

    LEGAL-A25
    LEGAL-A25
    Top 200
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/04/2017
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 2912
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 100 lần


    Cảm ơn bài chia sẻ của bạn

    Như vậy so với Bộ luật Lao động 2012 thì Bộ luật Lao động 2019 đã bổ sung thêm quy định Người sử dụng lao động không được "Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động." Đây là quy định nhằm bảo vệ quyền của người lao động. Ta có thể thấy rõ, quyền lợi của người lao động được nâng cao tại Bộ luật lao động 2019.

     
    Báo quản trị |