Khi bệnh viện từ chối người bệnh

Chủ đề   RSS   
  • #351936 23/10/2014

    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 141 lần


    Khi bệnh viện từ chối người bệnh

    Sự việc được một số báo điện tử phản ánh:

    Bệnh nhân nằm bất động trong xe taxi, khi đến phòng khám Đa khoa Bà Điểm, sau khi ngó nghiêng, các y bác sĩ đồng thanh: “phải có người nhà mới cấp cứu được”. Sau khi chuyển đến bệnh viện Thống Nhất, nữ bệnh nhân đã tử vong. Một đoạn video do tài xế taxi hãng Mai Linh ghi lại vừa xuất hiện trên internet có nội dung ghi lại cảnh đưa một nạn nhân vào phòng khám Đa khoa Bà Điểm huyện Hóc Môn cấp cứu. Phòng khám yêu cầu "phải có người nhà mới cấp cứu được". Khi chiếc taxi đến, 5 người từ phòng khám mặc áo blouse xuất hiện, một người phụ nữ và một người đàn ông mở cửa xe nhìn vào. Bệnh nhân nằm dài bất động trong xe. Sau khi ngó nghiêng, nhân viên phòng khám hỏi ai là người nhà? Một người  lên tiếng “Tôi là người dân giúp. Không có người nhà”.


    Khi người dân đi cùng người bị nạn hỏi lại “giờ sao?”, thì những người mặc áo blouse đồng thanh “phải có người nhà mới cấp cứu được”. Bị từ chối, người dân lên tiếng “nếu mà vậy cho xuống dưới kia chuyển tiếp”. Tài xế taxi đáp lời “tôi chở anh đi luôn”. Ngay sau đó, những người mặc áo blouse quay gót đi vào phòng khám. Sau khi được chuyển đến bệnh viện Thống Nhất cấp cứu, nữ bệnh nhân đã tử vong.


    Trước vấn đề trên, phóng viên đã liên hệ với ông Nguyễn Văn Trường, Trưởng phòng Y tế huyện Hóc Môn. Ông Trường cho biết ông đã làm việc với chủ phòng khám Đa khoa Bà Điểm. “Họ giải thích nguyên nhân không cấp cứu cho bệnh nhân là do thấy tình trạng bệnh quá nặng nên nhờ tài xế taxi chuyển bệnh giúp”.


    Liên quan đến vụ việc, ngày 20/10 Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị Sở Y tế TPHCM làm rõ thông tin từ video phản ánh bác sĩ từ chối cấp cứu, bệnh nhân tử vong.
    Bệnh viện từ chối tiếp nhận bệnh nhân như vậy có đúng pháp luật không? Người nhà nạn nhân có thể khởi kiện bệnh viện này đòi bồi thường thiệt hại được không?

     


    Ý KIẾN LUẬT GIA
    1. Bệnh viện từ chối tiếp nhận bệnh nhân như vậy có đúng pháp luật không?
    Từ chối khám bệnh, chữa bệnh, không tiến hành sơ cứu, cấp cứu là việc làm không đúng quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Theo đó Bệnh viện “có quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh nếu trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh mà tiên lượng bệnh vượt quá khả năng hoặc trái với phạm vi hoạt động chuyên môn của mình, nhưng phải báo cáo với người có thẩm quyền hoặc giới thiệu người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để giải quyết. Trong trường hợp này, người hành nghề vẫn phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác”.


    2. Người nhà nạn nhân có thể khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại được không?


    Nội dung Công văn của Bộ Y tế cho thấy các cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét,  làm rõ trách nhiệm của những người liên quan. Căn cứ  tính chất, mức độ vi phạm (nếu có), bệnh viện hay cá nhân những người vi phạm có thể sẽ bị xử lý theo các quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự:


    Trường hợp vi phạm bị xử lý về mặt hành chính: Người vi phạm nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường. Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Xử lý vi phạm hành chính: “Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự”. Căn cứ khoản 6 Điều 25 Bộ Luật Tố tụng dân sự, “tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Việc khởi kiện (nếu xảy ra) được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.


    Trong trường hợp vụ việc bị xử lý về hình sự, bên kiện đòi bồi thường thiệt hại được gọi là “nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự”. Điều 52 Luật Tố tụng hình sự quy định: Nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự “có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại”; “có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu”; “được thông báo về kết quả điều tra”; “được đề nghị mức bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường; “được tham gia phiên toà; trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên toà” để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; có quyền “kháng cáo bản án, quyết định của tòa án về phần bồi thường thiệt hại…/.

     


    (Luật gia, nhà báo Nguyễn Chấn - Chuyên viên cao cấp, Hãng Văn phòng Luật NewVision)

     

     

     
    5110 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #350595   17/10/2014

    luatsutraloi3
    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 141 lần


    Quyền quyết định thuộc về người thừa kế!

    Mẹ tôi là Đỗ Thị Quỳ, sinh năm 1912 và mất năm 1999 tại số nhà 80, tổ 25, phường Tân Quang, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. Ngày 5/9/1997, mẹ tôi lập di chúc để lại tài sản cho con cháu là ruộng đất màu và thổ cư cũ. Trong di chúc có ghi rõ quyền và nghĩa vụ của các con cháu phải có trách nhiệm nuôi dưỡng mẹ. Nhưng thực tế, lúc mẹ tôi ốm đau, tôi đã đi thông báo nhưng không ai chăm sóc mẹ. Vì vậy, 3 tháng sau,  ngày 15/12/1997, mẹ tôi nhờ người lập thành văn bản di chúc bổ sung vào bản di chúc ngày 5/9/1997; văn bản này do chính mẹ tôi điểm chỉ và được 3 người làm chứng ký tên. Tại văn bản di chúc bổ sung này, mẹ tôi quyết định cho tôi được hưởng toàn bộ tài sản (ruộng vườn, đất đai) do bà để lại nhưng khi ấy nhiều diện tích vẫn đang bị một số người lấn chiếm, sử dụng trái phép, mà trong suốt mấy chục năm qua tôi phải tốn rất nhiều công sức để đòi lại, nay được UBND Tỉnh Tuyên Quang chỉ đạo “trả một phần đất cho con gái cụ Quỳ”.

    Nhưng bây giờ có ý kiến nói rằng: Di chúc của mẹ tôi hết hạn, coi như không có; phải hủy toàn bộ di chúc  để chia tài sản theo pháp luật; rằng UBND Tỉnh “trả một phần đất trên tổng số 3 sào đất của mẹ tôi thì di chúc mới đưc mở”.

    Có đúng như vậy không?

    Nguyễn Thị Kim Oanh

     

    Ý KIẾN CỦA LUẬT GIA:

    1. Cụ Đỗ Thị Quỳ lập di chúc năm 1997 nên khi xem xét tính hợp pháp, phải căn cứ các quy định của Bộ Luật Dân sự (BLDS) năm 1995. Đối chiếu với quy định tại Điều 659 Bộ Luật này, bản di chúc bổ sung ngày 15/12/1997, cụ Quỳ không thể tự mình viết nên nhờ người khác viết, cụ điểm chỉ và được 3 người làm chứng ký tên hoàn toàn có giá trị pháp lý.

    2. Luật dân sự không quy định thời hiệu thực hiện đối với di chúc hợp pháp nên không có cơ sở để nói di chúc “hết hạn”.

    3. Di chúc lập 1997 thuộc trường hợp “giao dịch được xác lập trước ngày BLDS 2005 có hiệu lực”, đồng thời cũng là “giao dịch đang được thực hiện”. Căn cứ mục a nội dung thứ 2 Nghị quyết số 45/2005/QH11 của Quốc hội, trường hợp này được áp dụng các quy định của BLDS 2005. Theo đó, những trường hợp thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 675 BLDS 2005 không có quy định nào buộc “hủy toàn bộ di chúc” và “chia thừa kế theo pháp luật” đối với trường hợp “giao dịch dân sự được xác lập trước ngày BLDS 2005 có hiệu lực” và “giao dịch đang được thực hiện”.

    Vì vậy, ý kiến nói phải “hủy toàn bộ di chúc” của mẹ bà Oanh để “chia thừa kế theo pháp luật” là không có cơ sở.

    4. Về ý kiến nói trước đây một số người “sử dụng nhầm” tài sản, ruộng vườn của cụ Quỳ - nay chính quyền “trả lại một phần đất thì di chúc mới được mở”:

    Đây là suy diễn chủ quan không có cơ sở và trái quy định tại Điều 633 BLDS 2005: “Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết”. Ở thời điểm này (1999), người có tài sản (cụ Quỳ) chết, nhưng ý nguyện của cụ chưa được thực hiện vì tài sản của cụ (ruộng vườn, đất đai) đang bị người khác… “sử dụng nhầm”.

    Tại Điều 197 BLDS 2005, Nhà nước công nhận “quyền định đoạt” tài sản của người chủ sở hữu. Sự việc tài sản của cụ Quỳ bị người khác “sử dụng nhầm” không làm mất đi “quyền định đoạt” đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của cụ, nên đương nhiên không làm mất đi hiệu lực pháp lý của bản di chúc tháng 12/1997 đã được cụ điểm chỉ, được 3 người làm chứng ký tên.

    Cần phân biệt “thời điểm mở thừa kế” với “thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế”. Thời điểm mở thừa kế (khi người có tài sản chết) là thời điểm làm “phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế” theo quy định tại Điều 636 BLDS: “Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại”. Như vậy, kể từ thời điểm mở thừa kế, chỉ những người thừa kế mới có các quyền và  nghĩa vụ thực hiện di chúc hợp pháp do cụ Quỳ để lại. UBND Tỉnh chỉ đạo “trả một phần đất cho con gái cụ Quỳ” (tài sản thuộc quyền sở hữu và định đoạt của cụ). Tài sản này thuộc về bà Oanh đã được xác định rõ trong phần sửa đổi, bổ sung di chúc thể hiện ý chí của cụ Quỳ, nên kể từ thời điểm mở thừa kế, bà Oanh được toàn quyền quyết định, mà không một tổ chức hay cá nhân nào có quyền “can thiệp”./.

     

    (Đăng báo Thanh tra Chính phủ ngày 17/10/2014)

    (Luật gia, Nhà báo Nguyễn Chấn - Chuyên viên cao cấp, Hãng Văn phòng Luật sư NewVision)

     

     
    Báo quản trị |  
  • #350954   19/10/2014

    luatsutraloi3
    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 141 lần


    UBND xã “thu thêm tiền”: Không có cơ sở!

    Các ông Nguyễn Hồng Đăng, Nguyễn Văn Trụ, Đỗ Trọng Thắng, Nguyễn Chí Công, Lê Văn Dư, trú tại thôn Nghĩa Vũ, xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội cho biết:

    Năm 2007, gia đình chúng tôi cùng với 3 hộ gia đình trong thôn được tiêu chuẩn xét cấp đất giãn dân và đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt; tháng 1 năm 2010 thì nhận được thông báo nộp tiền sử dụng đất. Ngày 26/1/2010, mỗi hộ đã nộp đủ số tiền 72.360.000 đồng vào Kho bạc huyện Đông Anh. Tháng 10/2010, các hộ được chính quyền khóa mới cùng chính quyền khóa cũ triệu tập cho gắp phiếu phân lô nhưng vì giao thời chuyển giao nhiệm kỳ nên chưa đo và giao đất, trong khi trên địa bàn cùng xã, cùng huyện, khi nhận đất giãn dân, các hộ khác cũng chỉ cần ra kho bạc nộp tiền một lần là được giao đất, được cấp GCNQSD đất.

    Từ năm 2010, các gia đình chúng tôi vẫn chưa được giao đất mặc dù rất khó khăn về nơi ăn chốn ở; nhiều người phải đi thuê nhà để ở. Trong khi đó, khu đất dự kiến giao cho các hộ chúng tôi hiện vẫn để trống;  thôn Nghĩa Vũ còn nhiều đất bỏ hoang.

     UBND xã Dục Tú tổ chức nhiều cuộc họp nhưng không có kết quả. Ngày 3/12/2012, UBND xã ra thông báo số 89/TB-UBND về việc nộp tiền giải phóng mặt bằng 1.469.78 m2 đất không rõ căn cứ pháp lý, yêu cầu mỗi gia đình nộp 139.633.344 đồng về UBND xã. Sau đó, trong 2 ngày 26/12/2012, và 28/12/2012, UBND xã lại ra tiếp 2 công văn (số 93/TB-UBND và 95/TB-UB) cũng yêu cầu nộp tiền nhưng những con số phải nộp khác nhau: 122.532.826 đồng và 122.532.126  đồng.

    Chúng tôi đã gửi đơn đề nghị xem xét toàn bộ sự việc, có đơn gửi UBND huyện Đông Anh (phiếu nhận đơn ngày 10/1/2013) đề nghị kiểm tra việc UBND xã Dục Tú ra văn bản thu tiền đất giãn dân không rõ ràng, nhưng chưa được giải quyết thỏa đáng, không được trả lời.

     

    Ý KIẾN CỦA LUẬT GIA

    1. Đây là trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Đất đai 2003 đối với hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở. Ngày 26/01/2010, các hộ đã nộp đủ số tiền sử dụng đất vào Ngân sách nhà nước nghĩa là họ đã thực hiện đúng trình tự “bước 3” là bước cuối cùng để được cấp GCNQSD đất theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Quyết định số 39/2008/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về trình tự giao đất cho các hộ gia đình làm nhà tại điểm dân cư nông thôn: “Sau khi các hộ đã nộp tiền sử dụng đất, Phòng Tài nguyên và Môi trường làm thủ tục bàn giao đất trên thực địa và trình UBND huyện cấp GCNQSD đất cho các hộ”. Như vậy, đúng ra, các hộ dân đã được giao đất và được cấp “sổ đỏ” ngay từ năm 2010, sau khi họ đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nhà nước.

    2. Các hộ đã hoàn thành “bước cuối cùng” trong trình tự theo quy định của pháp luật để được giao đất và cấp GCNQSD đất. Mặt khác, tại các Quyết định 39/2008/QĐ-UBND, 02/2010/QĐ-UBND, 48/2011/QĐ-UBND quy định về giao đất giãn dân, UBND TP Hà Nội không giao thẩm quyền cho UBND cấp xã “thu thêm tiền” trong trường hợp người được giao đất đã hoàn thành “bước cuối cùng” trong trình tự theo quy định của pháp luật để được giao đất và cấp GCNQSD đất. Vì vậy, UBND xã “thu thêm” tiền từ các hộ dân đã nộp tiền sử dụng đất là không có cơ sở.

    3. Luật Ngân sách Nhà nước quy định: “Những khoản thu không đúng quy định của pháp luật phải được hoàn trả tổ chức, cá nhân đã nộp” (khoản 1 Điều 68). Như vậy, người dân đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao khi gửi đơn đến UBND huyện đề nghị xem xét sự việc UBND xã Dục Tú “không rõ ràng” trong việc thu tiền đất giãn dân. UBND huyện từ ngày 10/1/2013 ký vào phiếu nhận đơn kiến nghị của dân mà không “hồi âm”; sự “im lặng” này không phù hợp với quy định tại mục b, khoản 1 Điều 6 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP của Chính phủ về Kiểm soát thủ tục hành chính, nghiêm cấm “từ chối thực hiện, kéo dài thời gian thực hiện hoặc tự ý yêu cầu bổ sung thêm hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định mà không nêu rõ lý do bằng văn bản”.

    4. Khu đất dự kiến giao cho các hộ “hiện để trống”, đồng thời khu dân cư Nghĩa Vũ “còn nhiều đất bỏ hoang”:

    Đây là những điều kiện thuận lợi để các cơ quan có thẩm quyền huyện Đông Anh, xã Dục Tú tiến hành giao đất và cấp GCNQSD đất cho những hộ dân đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nhà nước từ năm 2010. 

     

    (Nhà báo, Luật gia Nguyễn Chấn - Chuyên viên cao cấp Hãng Văn phòng Luật sư NewVision)

     

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsutraloi3 vì bài viết hữu ích
    hoangtinle (23/10/2014)
  • #349775   12/10/2014

    luatsutraloi3
    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 141 lần


    Đất giao không đúng đối tượng: phải thu hồi

    Tại hai bản án sơ thẩm (số 01/2010/DSST ngày 4/2/2010) và phúc thẩm (số 10/2010/DSPT ngày 8/6/2010) xét xử vụ án “Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn là các bà Vũ Thị Thanh, Vũ Thị Toán, Vũ Thị Huyến với bị đơn là bà Đỗ Thị Bích (bà Bích là chị dâu của các nguyên đơn), TAND huyện Hưng Hà và TAND tỉnh Thái Bình đều chấp nhận yêu cầu chia thừa kế của nguyên đơn. Tuy nhiên, ngày 25/3/2011, TAND tối cao ra quyết định giám đốc thẩm số 242/2011/DS-GĐT hủy cả hai bản án, đồng thời giao hồ sơ về TAND huyện Hưng Hà xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật.


    Về lý do hủy án và trả lại hồ sơ, TAND tối cao cho rằng bản di chúc của cụ Cao Thị Tuyết (mẹ của các bà: Thanh, Toán, Huyến) chia thừa kế lập ngày 10/10/2001 không hợp pháp, trái với quy định tại các điều 659 và 661 Bộ Luật Dân Trước đó, sau khi bản án dân sự phúc thẩm số 10/2010/DSPT có hiệu lực, ngày 5/11/2010, UBND huyện Hưng Hà đã cấp GCNQSD 108 m2 đất cho nguyên đơn trong vụ kiện này. Tuy nhiên, sau khi có quyết định giám đốc thẩm số 242/2011/DS-GĐT của TAND tối cao, các nguyên đơn tự nguyện rút đơn khởi kiện và Tòa sơ thẩm đình chỉ giải quyết vụ án “tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất”. Ngày 17/8/2011, UBND huyện Hưng Hà ra quyết định số 6550/QĐ-UB thu hồi GCNQSD đất đã cấp cho 3 bà Thanh, Toán, Huyến. Tiếp đó, ngày 21/6/2012, bà Đỗ Thị Bích có đơn đề nghị cấp GCNQSD đất (đơn đã được UBND xã Tiến Đức xác nhận) nhưng đến nay bà Bích vẫn chưa được cấp “sổ đỏ” do những người có trách nhiệm ở huyện vẫn cho rằng đây là “đất tranh chấp”. Mong Dân luật cho biết ý kiến về việc này.


    Ý KIẾN LUẬT GIA


    1. TAND Tối cao không công nhận di chúc ngày 10/10/2001 là hợp pháp. Do di chúc không hợp pháp nên không có cơ sở để cho rằng 3 bà Thanh,Toán, Huyến là đối tượng được thừa kế theo di chúc. Như vậy, việc đưa ra cái cớ “có tranh chấp” để không cấp GCNQSD đất cho bà Bích là không đúng. Vì sao? Vì chỉ trong trường hợp được pháp luật công nhận là những người thừa kế hợp pháp theo di chúc, thì các bà Thanh, Toán, Huyến mới có đủ tư cách pháp lý để trở thành một bên chủ thể “tranh chấp quyền sử dụng đất" khi cần cơ quan có thẩm quyền (Tòa án hay cơ quan hành chính nhà nước) can thiệp. Bên cạnh đó, các nguyên đơn tự nguyện rút đơn khởi kiện và Tòa sơ thẩm đình chỉ giải quyết vụ án “tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất” cũng là những bằng chứng quá rõ cho thấy việc “né” cấp “sổ đỏ” cho bà Bích với cái cớ “tranh chấp” không thể đứng vững.


    2. UBND huyện Hưng Hà quyết định thu hồi GCNQSD đất đã cấp trái pháp luật cho 3 bà Thanh, Toán, Huyến là việc làm cần thiết nhưng chưa đủ. Do bản di chúc không hợp pháp nên 3 bà Thanh, Toán, Huyến không phải là đối tượng được giao đất thừa kế theo di chúc. Đối với trường hợp này, UBND huyện còn phải ra quyết định thu hồi đất theo quy định tại khoản 5 Điều 38 Luật Đất đai 2003 (thu hồi “Đất được giao không đúng đối tượng”) hoặc mục c khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013 (thu hồi “Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền”).


    3. Cơ quan nhà nước né tránh, đùn đẩy, chậm giải quyết vụ việc này là trái với quy định tại Điều 6 Nghị định số 63/2010/NĐ-C của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính, nghiêm cấm “Từ chối thực hiện, kéo dài thời
    gian thực hiện hoặc tự ý yêu cầu bổ sung thêm hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định mà không nêu rõ lý do bằng văn bản”. Theo luật, cấp hoặc thu hồi GCNQSD đất và trả lời người dân “bằng văn bản” đều thuộc thẩm quyền UBND huyện./.

    (Luật gia, Nhà báo Nguyễn Chấn - Chuyên viên cao cấp, Hãng Văn phòng Luật sư NewVision)

     
    Báo quản trị |  
  • #350289   15/10/2014

    luatsutraloi3
    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 141 lần


    UBND xã không có quyền “sửa lại di chúc”!

    Ông bà nội tôi sinh được 5 người con gồm hai con trai và 3 con gái. Ông được thừa kế từ các cụ để lại 1800m2 đất, trong đó có 2 ngôi nhà (một ngôi nhà cổ và một ngôi nhà thường). Năm 1989, ông bà quyết định chia tài sản thừa kế cho các con và được viết thành di chúc có chứng thực của UBND xã. Bác cả tôi được 700 m2 cùng với ngôi nhà cổ; bố tôi được 750 m2 cùng ngôi nhà thường. Phần còn lại chia đều cho 3 cô con gái. Tất cả đều có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hai cô tôi đã bán hết đất. Hiện nay, ông nội tôi và bác cả đã chết. Bà nội tôi cùng bố và các cô tôi yêu cầu UBND xã sửa lại di chúc để gia đình nhà bác cả trả lại 300 m2 cùng ngôi nhà cổ để giao cho bố tôi chịu trách nhiệm thờ cúng.

    Vậy, tôi xin hỏi:

    1. UBND xã có sửa lại di chúc cho bà tôi được không?

    2. Bà nội tôi cùng bố và các cô tôi có đòi được 300 m2 đất cùng ngôi nhà cổ đó được không ?

    3. Bà, bố, các cô tôi phải làm gì để lấy được số tài sản trên?

    Lê Đình H. (Hà Nội)

    Luật gia Nguyễn Chấn trả lời:

    1. Sửa lại di chúc trong tình huống này được hiểu là bà nội, bố và các cô của ông H. mong muốn “truất quyền hưởng di sản hưởng di sản thừa kế” của người bác cả ông H. đối với ngôi nhà cổ nằm trên diện tích đất 300 m2 . Tuy nhiên, căn cứ quy định tại Điều 648 Bộ Luật Dân sự năm 2005, thì chỉ người lập di chúc mới có quyền “sửa lại di chúc” để “truất quyền” hưởng di sản của người thừa kế; UBND xã không có thẩm quyền này.

    2. Không có cơ sở để bà nội ông H. cùng bố và các cô của ông “đòi” 300 m2 đất cùng ngôi nhà cổ, vì sau ngày ông bà nội ông H. lập di chúc chia thừa kế (1989), người bác cả của ông đã được cấp GCNQSD đất, trở thành chủ sở hữu ngôi nhà cổ nằm trên diện tích 300 m2 đất, có đầy đủ 3 quyền được nhà nước bảo hộ (quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản) theo quy định tại Điều 164 Bộ Luật Dân sự. Vì vậy, sau khi người bác cả qua đời, quyền tài sản đối với ngôi nhà cổ nằm trên diện tích 300 m2 đất được thực hiện theo di chúc của người chủ sở hữu tài sản ấy. Trong trường hợp người chết không để lại di chúc thì tài sản được chia theo pháp luật.

    Sau cùng, ông H. hỏi: Bà, bố, các cô tôi phải làm gì để lấy được số tài sản trên?

    Nhà nước không can thiệp vào việc của gia tộc ông Lê Đình H. nếu bà nội, bố, các cô của ông thuyết phục được người chủ sở hữu mới (thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật) tự nguyện chấp nhận hiến, tặng tài sản là nhà và đất cho bố của ông H. để làm nơi thờ cúng./.

     

    (Luật gia, Nhà báo Nguyễn Chấn - Chuyên viên cao cấp, Hãng Văn phòng Luật sư NewVision)

     

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsutraloi3 vì bài viết hữu ích
    Anlhk33-DLU (15/10/2014)
  • #350335   15/10/2014

    Anlhk33-DLU
    Anlhk33-DLU
    Top 75
    Male
    Lớp 6

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2011
    Tổng số bài viết (834)
    Số điểm: 7872
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 337 lần


     

    CHÀO LUẬT GIA NGUYỄN CHẤN 

    Qua bài viết của Luật gia tôi thấy luật gia đang tư vấn không có căn cứ cơ sở bởi lẽ:

    Điều 668 Bộ Luật Dân Sự năm 2005 quy định: “Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết”.

    Như vậy, đối hiếu với điều khoản nêu trên  thì ông, bà Nội của người cháu đó lập di chúc chung vào thời điểm năm 1989. Sau đó ông Nội và bà bác cả qua đời thì việc định đoạt đối với di chúc đó vẫn chưa thể nào thực hiện. Bởi vì di chúc chung vợ, chồng có hiệu kể từ thời điểm người sau cùng chết. Hiện nay, bà nội chưa chết thì di chúc đó chưa có hiệu lực, chưa thể khai nhận di sản thừa kế thì làm sao mà sang tên quyền sử dụng đất được. Không hiểu đây là trường hợp có thực tế hay không hay là Luật gia Nguyễn Chấn lại tư vấn như vậy được.

    Một vài trao đổi.

    Trân trọng!

     

     

    Cập nhật bởi Anlhk33-DLU ngày 15/10/2014 04:24:59 CH

    Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đến với bạn.

    Hotline: 0989.422.798. Luật sư - Hãng luật Hai Nguyen & Cộng Sự. Lya BuilDing, phòng 12 A, Chung cư Viện chiến lược Bộ Công An, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.

    Website: http://lamchuphapluat.vn/

    Tư vấn luật miễn phí: http: http://duongleuocan.blogspot.com/

     
    Báo quản trị |  
  • #350341   15/10/2014

    khoathads
    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


    Mình hoàn toàn đồng ý với quan điểm của Anlhk33-DLU.

    Bộ luật dân sự hiện hành cũng quy định:

    "Điều 664. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung của vợ, chồng

    1. Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào.

    2. Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình."

    Như vậy, người vợ (bà nội) có thể sửa đổi bổ sung phần di chúc liên quan đến tài sản của mình, trong trường hợp không xác định được cụ thể thì về nguyên tắc khối tài sản chung của vợ chồng chia đôi. Trong trường hợp này 1/2 giá trị tài sản (1800m2 đất, một ngôi nhà cổ và một ngôi nhà thường) vẫn chưa phát sinh hiệu lực và người vợ hoàn toàn có thể sửa đổi phần tài sản này trong di chúc.

    Một vài ý kiến trao đổi cùng với các luật sư!

     
    Báo quản trị |  
  • #350354   15/10/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4130)
    Số điểm: 30170
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1984 lần


    Chào các bạn Anlhk33-DLU  và khoathads.

    Không biết thời điểm mở thừa kế thì không thể áp dụng luật dân sự 2005 được ngay.

    Cần căn cứ vào quy định của pháp luật về thừa kế, dân sự và đất đai tại thời điểm mở thừa kế để kết luận.

    Đồng thời phải xác định xem đó có phải là tài sản chung hay riêng để xem di chúc có hiệu lực hay không có hiệu lực toàn bộ hay một phần. Khi những người con được cấp giấy thì người mẹ có ý kiến phản đối hay không? 

     

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 15/10/2014 05:58:32 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #350380   15/10/2014

    Anlhk33-DLU
    Anlhk33-DLU
    Top 75
    Male
    Lớp 6

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2011
    Tổng số bài viết (834)
    Số điểm: 7872
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 337 lần


    Chào Hungmaisa

    Nếu cứ đặt ra giả thiết như bạn thì xảy ra nhiều trường hợp để bàn nhau lắm. Tôi chỉ dựa trên một số thông tin cơ bản mà người đưa ra tình huống này để lập luận vấn đề thôi.

    Trân trọng!

    Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đến với bạn.

    Hotline: 0989.422.798. Luật sư - Hãng luật Hai Nguyen & Cộng Sự. Lya BuilDing, phòng 12 A, Chung cư Viện chiến lược Bộ Công An, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.

    Website: http://lamchuphapluat.vn/

    Tư vấn luật miễn phí: http: http://duongleuocan.blogspot.com/

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Anlhk33-DLU vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (16/10/2014)
  • #350404   16/10/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4130)
    Số điểm: 30170
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1984 lần


    Anlhk33-DLU viết:

    Chào Hungmaisa

    Nếu cứ đặt ra giả thiết như bạn thì xảy ra nhiều trường hợp để bàn nhau lắm. Tôi chỉ dựa trên một số thông tin cơ bản mà người đưa ra tình huống này để lập luận vấn đề thôi.

    Trân trọng!

    Chào bạn.

    Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn là quá ít thông tin; do đó không thể biết luật đang có hiệu lực ở thời điểm mở thừa kế, thời điểm cấp giấy chứng nhận để áp dụng cho đúng.

    Như vậy việc Luật gia, Nhà báo Nguyễn Chấn - Chuyên viên cao cấp, Hãng Văn phòng Luật sư NewVision áp dụng luật dân sự 2005 để giải quyết thì tôi chưa hiểu lắm là căn cứ vào đâu. 

    Trân trọng.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    Anlhk33-DLU (16/10/2014)
  • #350471   16/10/2014

    luatsutraloi3
    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 141 lần


     

    Luật gia, nhà báo Nguyễn Chấn vô cùng cảm ơn sự quan tâm của các bạn và xin được có ý kiến như sau:

     

    Điều 668 Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định: “Di chúc chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết”.

     

    Quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2006 trong khi việc chuyển quyền sử dụng đất từ ông bà nội ông H. sang người con cả của hai cụ trên thực tế đã xảy ra ngay sau khi có di chúc chung vào năm 1989. Tiếp đó, người bác cả của ông H. đã được cấp GCNQSD đất (có thể được cấp theo Luật Đất đai 1987, Luật Đất đai 1993 hoặc Luật Đất đai 2003). Việc “bắt” một giao dịch dân sự thực tế đã xảy ra từ mấy chục năm về trước phải … “thực hiện lại” theo quy định của luật mới 2005 là điều vô lý. Vì vậy, để xử lý tình huống này, không thể chỉ căn cứ các quy định của Bộ Luật Dân sự 2005, mà cần áp dụng các quy định khác. Vấn đề được đặt ra ở đây là, bà nội của ông H., với tư cách là người chủ cũ đối với diện tích 300 m2 đất và ngôi nhà cổ có cơ sở để đòi lại tài sản từ người con cả của cụ hay không? Vấn đề này đã được Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2004/QĐ-HĐTP ngày 10-8-2004: “Chủ cũ hoặc người thừa kế của người đó không có quyền đòi lại quyền sử dụng đất nếu đất đó đã được giao cho người khác sử dụng và họ đã được UBND cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003, trừ trường hợp có căn cứ chứng minh người đang sử dụng đất đó có hành vi gian dối, lừa đảo... để được giao quyền sử dụng đất”./.

     

    Trân trọng cảm ơn !

     

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsutraloi3 vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (16/10/2014)