KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

Chủ đề   RSS   
  • #448011 25/02/2017

    minhcuong1704
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (143)
    Số điểm: 2706
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 105 lần


    KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động (TCLĐ) là hiện tượng xảy ra trong quan hệ giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) trong quá trình lao động phát sinh nhiều yếu tố làm cho lợi ích hai bên không còn phù hợp với nhau, nếu không muốn nói là đối nghịch nhau về lợi ích.

     

    TCLĐ theo định nghĩa của Bộ luật lao động 2012 (BLLĐ 2012): Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động. Từ quy định trên, một tranh chấp được xem là TCLĐ khi thỏa mãn 02 dấu hiệu:

     

    • Đối tượng của TCLĐ là các quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh trong QHLĐ. Tranh chấp không liên quan đến các quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh từ quan hệ lao động (QHLĐ) thì không phải là TCLĐ.
    • TCLĐ phát sinh giữa NSDLĐ với cá nhân hoặc tập thể lao động. Nói cách khác, chủ thể của TCLĐ cũng chính là chủ thể của QHLĐ.

     

    TCLĐ được phân loại thành: TCLĐ cá nhân và TCLĐ tập thể.

    • TCLĐ cá nhân là tranh chấp lao động giữa người lao động với người sử dụng lao động
    • TCLĐ tập thể là tranh chấp lao động giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.

     

    Sau đây là một vài tiêu chí để phân biệt hai loại TCLĐ trên:

     

    Tiêu chí so sánh
     

    Tranh chấp lao động cá nhân

     

    Tranh chấp lao động tập thể

    Chủ thể tranh chấp

    Cá nhân lao động (hoặc một nhóm người lao động) với người sử dụng lao động

    Nhiều người lao động (hoặc tất cả người lao động) với người sử dụng lao động

    Nội dung tranh chấp

    Đòi quyền và lợi ích cho bản thân mình

    Thông thường, các tranh chấp lao động cá nhân thường là tranh chấp về hợp đồng lao động

    Đòi quyền và lợi ích gắn liền với tâp thể lao động

    Thông thường các tranh chấp này thường là tranh chấp liên quan đến thỏa ước lao động tập thể

    Tính chất tranh chấp

    Tranh chấp lao động cá nhân mang Tính chất đơn lẻ, cá nhân

    Thông thường chỉ là tranh chấp giữa một cá nhân NLĐ với chủ sử dụng lao động

    Tính liên kết tập thể giữa những người lao động tham gia tranh chấp. Họ có chung mục đích đòi quyền và lợi ích cho tập thể lao động, giữa họ phải có sự tổ chức, bàn bạc, thống nhất với nhau

    Đại diện Công đoàn

    Thông thường Công đoàn không tham gia và tranh chấp, nếu có thì với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động

    Trong tranh chấp lao động tập thể, Công đoàn tham gia vào tranh chấp với tư cách là một bên chủ thể của tranh chấp

    Ví dụ

    Tranh chấp giữa anh A với Công ty B về tiền thưởng

    Tranh chấp giữa bộ phận văn phòng với công ty chủ quản về thời giờ làm việc

     

    Lưu ý:

    TCLĐ có nhiều người lao động tham gia nhưng không có sự liên kết vì một mục đích, quyền và lợi ích chung thì không được xem là tranh chấp lao động tập thể.

     

    Việc phân biệt TCLĐ rất quan trọng trong việc xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

     

    Ngoài ra, TCLĐ về tập thể còn phân ra thành:

    + Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thoả thuận hợp pháp khác.

     

    + Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp lao động phát sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.

     
    46276 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #448027   25/02/2017

    duongthuy2210
    duongthuy2210
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2016
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1485
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 112 lần


    Cảm ơn chủ thớt về bài viết này nhé. Mình nghĩ nếu muốn rõ hơn về tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể thì có thể so sánh thêm ở 2 điểm là thẩm quyền và thời hiệu giải quyết tranh chấp. :)

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn duongthuy2210 vì bài viết hữu ích
    minhcuong1704 (25/02/2017)