oan sai rất nhiều nhưng có mấy người, mấy học sinh được báo chí "kêu oan" giùm?
Để lời kêu thêm phần thê thảm thì sẽ kèm theo các hình ảnh nghèo khổ, bệnh hoạn...tuy nhiên có thật là đúng hay không thì phải xem lại: "nhà báo nói láo ăn tiền" không phải tự nhiên mà có câu đó.
Nếu không tin, bạn thử tìm đến các tòa soạn để nhờ báo chí phản ánh giùm một vụ việc mà bạn biết rõ là chính quyền làm sai và nhờ họ đăng tin xem có được hay không nếu không có quen biết hoặc lót tay?
Thực sự phần lớn đều là một kịch bản để giải cứu theo đơn đặt hàng mà thôi. Không ít cá nhân, doanh nghiệp đã sử dụng báo chí để cạnh tranh không lành mạnh với nhau.
Khi có một sai phạm của cá nhân, doanh nghiệp thì thường họ sẽ phản ảnh trên báo bắt đầu chỉ là những sai phạm nhỏ; nếu không chịu chạy thì sẽ đăng tiếp các sai phạm lớn hơn và cuối cùng là những sai phạm nghiêm trọng: không ít vụ việc chỉ được phản ảnh trong một số báo rồi "chìm xuồng" vì sao?
Không phải không có nhà báo tốt có cái tâm trong nghề nghiệp, nhưng đừng ảo tưởng về việc báo chí là chổ dựa cho mình (nếu không có tiền); báo chí được ví là quyền lực thứ tư sau ngành lập pháp, hành pháp, tư pháp nên nó cũng hành xử như các cơ quan quyền lực khác mà thôi: có thể đăng bài báo phê phán doanh nghiệp cả một trang giấy A 4 ở trang 1, nhưng khi đính chính vì đăng bài không đúng thì ở trang cuối và chỉ lớn bằng gói thuốc lá!
Tôi chỉ muốn khẳng định một điều: báo chí đăng bài vì lợi ích của họ, chứ không vì lợi ích của các nhân vật mà báo chí phản ảnh, kể cả 2 học sinh đã thi đậu vào ngành công an mà bị loại.
Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 22/09/2015 07:12:49 SA