Kết quả khám sức khỏe định kỳ của NLĐ không tốt, công ty có được đơn phương chấm dứt HĐLĐ?

Chủ đề   RSS   
  • #564656 10/12/2020

    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Kết quả khám sức khỏe định kỳ của NLĐ không tốt, công ty có được đơn phương chấm dứt HĐLĐ?

    khám sức khỏe định kỳ

    Khám sức khỏe định kỳ - Ảnh minh họa

    Khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên mang lại lợi ích cho cả bản thân người lao động và doanh nghiệp. Qua khám sức khỏe định kỳ, nhân viên có thể phát hiện sớm các bất thường về sức khỏe để điều trị kịp thời, an tâm lao động và sản xuất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nắm được tình hình sức khỏe người lao động nên có thể sắp xếp vào vị trí phù hợp để lao động đạt năng suất cao.

    * Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên

    Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 152 Bộ luật lao động 2012 thì:

    Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại công việc để tuyển dụng và sắp xếp lao động.

    Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.

    Bộ luật lao động 2019 không còn đề cập đến việc người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động ít nhất 06 tháng một lần. Tuy nhiên về nguyên tắc thì việc tổ chức khám sức khỏe cho người lao động đã được quy định tại Luật an toàn vệ sinh lao động nên quy định này vẫn được áp dụng như thông thường. Xem chi tiết TẠI ĐÂY

    * Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe của người lao động

    Theo Quyết định 1613/BYT-QĐ năm 1997 ban hành Tiêu chuẩn phân loại sức khoẻ để khám tuyển, khám định kỳ cho người lao động do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành thì Tiêu chuẩn quy định có 5 loại sức khoẻ:

    - Loại I    : Rất khoẻ

    - Loại II   : Khoẻ

    - Loại III  : Trung bình

    - Loại IV  : Yếu

    - Loại V   : Rất yếu

    * Nếu sức khỏe của NLĐ không đảm bảo thì NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ không?

    Theo quy đinh tại điểm b Khoản 1 Điều 38 Bộ luật lao động 2012 thì:

    1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

    ...

    b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

    Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

    Bên cạnh đó, tại điểm b Khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động 2019 (có hiệu lực ngày 01/01/2021) quy định:

    1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:

    ...

    b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

    Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;

    Theo quy định trên thì NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp NLĐ bị ốm, tai nạn đã điều trị theo thời gian đối với từng loại hợp đồng: không xác định thời hạn (12 tháng), hợp đồng xác định thời hạn (06 tháng), hợp đồng dưới 12 tháng (quá nửa thời gian của hợp đồng).

    Như vậy, trường hợp khám sức khỏe định kỳ mà phát hiện nhân viên có sức khỏe không đảm bảo thì không thuộc trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Trường hợp này NSDLĐ có thể bố trí công việc khác phù hợp với sức khỏe NLĐ hiện tại hoặc có thể thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ với NLĐ và được NLĐ đồng ý.

     
    4925 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn NgocHoLaw vì bài viết hữu ích
    admin (11/12/2020) ThanhLongLS (10/12/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #569334   25/03/2021

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1981)
    Số điểm: 14204
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


    Theo quy định mới nhất tại Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 thì trường hợp khi khám sức khỏe mà sức khỏe không tốt cũng không thuộc trường hợp được người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu như sức khỏe này vẫn đảm bảo thực hiện công việc đang làm thì để người lao động tiếp tục làm việc, nếu không đảm bảo thì chuyển sang công việc nhẹ hơn, phù hợp với sức khỏe của người lao động.

     

     
    Báo quản trị |