CPTPP viết tắt của từ (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership) nghĩa là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương. Đây Là một hiệp định thương mại tự do lớn thứ ba khu vực hiện nay, được thiết kế toàn diện, chất lượng cao và trên cơ sở tự nguyện, cân bằng lợi ích của các thành viên, có tính đến trình độ phát triển của các nước, CPTPP sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho tất cả các nước tham gia.
Ngày 30/1/ 2017, Hoa Kỳ đã có thư gửi các nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) thông báo chính thức rút khỏi Hiệp định TPP. Với tư cách là nước chủ nhà APEC, Việt Nam đã phối hợp với Nhật Bản và các nước khác để duy trì TPP. Sau một năm trao đổi hết sức khẩn trương, các nước đã đạt được bước tiến đột phá về TPP tại cuộc họp cấp Bộ trưởng tổ chức bên lề Tuần lễ Cấp cao APEC tại Đà Nẵng.
Ngày 8-3-2018, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), với 11 thành viên TPP (gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam) đã được ký chính thức tại Santiago, Chile. CPTPP sẽ đi vào thực hiện 60 ngày sau khi một nửa số nước tham gia ký hiệp định hoàn tất thủ tục thông qua tại Quốc hội mỗi nước (dự kiến có hiệu lực vào cuối năm 2018 hoặc nửa đầu năm 2019). Việt Nam đang phối hợp với các nước để hoàn thành thủ tục trong nước và tham gia ký kết theo lộ trình trên.
Có thể nói, những tác động tích cực của CPTPP đối với Việt Nam là rất tích cực. Cụ thể, CPTPP là hiệp định mang tính toàn diện, bao trùm các nguyên tắc về thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ và nhiều chủ đề khác. Hiệp định mới này sẽ tạo áp lực lên cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh, sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam theo hướng tiến bộ hơn.
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Lê Đình Quý, Giám đốc Quỹ Vận hành Ylinkee Venture, CPTPP là hiệp định thương mại tự do lớn nhất và cũng chính là nguồn động lực cho sự cải cách kinh tế của Việt Nam một cách sâu rộng. Dự kiến, Hiệp định sẽ mang lại lợi ích cho các quốc gia để từ đó có thể cải cách nhiều lĩnh vực và nâng cao vị thế kinh tế, chính trị.