Trong trường hợp này, bên công ty bạn đơn phương hủy hợp đồng. Thực tế, hợp đồng đã quy định rất rõ ràng:
Hợp đồng du lịch viết:Trách nhiệm của bên B. Nếu bên B hủy bỏ chuyến đi sẽ phải đền bù cho bên A
-30% giá trị hợp đồng nếu hủy trước 06 ngày
-40% giá trị hợp đồng nếu hủy trước 04 ngày
-50% giá trị hợp đồng nếu hủy trước 02 ngày
-80% giá trị hợp đồng nếu hủy trước 01 ngày
Theo như tôi nghiên cứu, thời gian khởi hành được các bên ấn định là ngày 02/05/2011 (số khá mờ) như vậy bên anh đã vi phạm hợp đồng và có trách nhiệm đền bù thiệt hại với giá trị là 80% giá trị hợp đồng. (Tôi mặc định bên công ty anh không hề thông báo về việc hủy hợp đồng cho đến trước ngày khởi hành). Tuy nhiên, để được hưởng khoản tiền này, bên A phải chứng minh đuợc thiệt hại xảy ra do bên B hủy hợp đồng tương đương với giá trị đó, bởi Tòa sẽ căn cứ vào chứng cứ (giá trị thiệt hại thực tế). Nếu không chứng minh được, bên B sẽ không phải bồi thường.
Còn trường hợp bên A lý giải đây là khoản tiền phạt hợp đồng, thì điều khoản này rõ ràng là vi phạm quy định của Luật thương mại 2005 (Đây là hợp đồng dịch vụ mang tính chất thương mại, vì thế nó sẽ chịu sự điều chỉnh của LTM 2005). THeo quy định,
mức phạt do vi phạm hợp đồng chỉ tối đa là 8% giá trị của hợp đồng (nếu như các bên có thỏa thuận về điều khoản này)Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử
Dịch nghĩa:
Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.