Hủy Hợp đồng

Chủ đề   RSS   
  • #98728 26/04/2011

    Hủy Hợp đồng

    Thưa Luật sư,

    Tôi xin giải thích cụ thể vấn đề như sau:


    Bên A (bệnh viện) đã ký hợp đồng với Bên B (một công ty) vào năm 2009. Hợp đồng có thời hạn trong 4 năm, trong Hợp đồng có căn cứ vào Thông tư 15/2007, tôi đọc trong mục 7 có đoạn viết:" Nghiêm cấm các đơn vị gợi ý, ép buộc người bệnh sử dụng các dịch vụ kỹ thuật y tế bằng thiết bị liên doanh, liên kết trong khi tại đơn vị có loại thiết bị đó và còn đủ khả năng đáp ứng"


    Tỷ lệ ăn chia theo thỏa thuận..


    Sau 2 năm tình trạng thua lỗ thuộc về Bên A, do bên B được lãi từ viêc cung cấp hóa chất kèm theo thiết bị.


    Đầu tháng 2 vừa rồi, Giám đốc Bên A ký tiếp Phụ lục Hợp đồng với Bên B có nội dung là: Không cho phép A lắp đặt loại máy trên từ bất kỳ dự án nào, nguồn nào. Vậy xin hỏi Phụ lục này có vi  phạm Mục 7 trong Thông tư 15/2007 không? Vì như thế là ép buộc người bệnh sử dụng dịch vụ kỹ thuật y tế bằng thiết bị liên doanh liên kết.


    Xin hỏi Luật sư nếu Bên A muốn hủy bỏ Hợp đồng với Bên B thì có được không?


    Xin chân thành cảm ơn Luật sư!
     
    6594 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #101111   07/05/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Chào huymedical : Câu hỏi của bạn có vẻ thiếu thông tin và chưa được rõ ràng, do vậy tôi xin tạm đoán như sau

    Trước hết, hợp đồng giữa bên A và bên B ký năm 2009 theo tôi hiểu là đúng pháp luật (do bạn không cho biết thông tin gì thêm.

    Phụ lục hợp đồng này được ký theo thỏa thuận giữa hai bên, không bên nào xử ép bên nào (cũng do bạn không nói gì về việc này)

    Băn khoăn của bạn về Thông tư 15/2007/TT-BYT, theo tôi nghĩ thì thỏa thuận này không vi phạm. Vì lẽ thỏa thuận này giữa hai bên, không liên quan gì đến người bệnh.

    Nếu ở bệnh viện có sẵn loại thiết bị đó nhưng thuộc nguồn khác và vẫn sử dụng để chữa bệnh thì bệnh viện không vi phạm. Trường hợp nếu bệnh viện không có loại thiết bị đó từ trước thì BV cũng không vi phạm luôn.

    Do vậy tôi thấy không có cơ sở để đòi hủy bỏ hợp đồng.

    Thắc mắc thêm : Không hiểu vì lẽ gì mà giám đốc bên A lại ký 1 thỏa thuận giống như tự mua dây buộc vào cổ mình như vậy
     
    Báo quản trị |  
  • #101319   09/05/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Thông tư 15/2007/TT-BYT viết:
    7. Các đơn vị có trách nhiệm niêm yết công khai danh mục và mức thu của các dịch vụ từ các hoạt động liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh để người bệnh biết, lựa chọn. Nghiêm cấm các đơn vị gợi ý, ép buộc người bệnh sử dụng các dịch vụ kỹ thuật y tế bằng thiết bị liên doanh, liên kết trong khi tại đơn vị có loại thiết bị đó và còn đủ khả năng đáp ứng.

    Quy định này nhằm bảo đảm quyền lựa chọn cho người bệnh. CÓ thể thấy, thông thường các thiết bị liên doanh, liên kết sẽ hiện đại hơn so với thiết bị sẵn có của đơn vị y tế, tuy nhiên, đi kèm với chất lượng là chi phí cũng tăng lên theo. Quy định này đưa ra nhằm mục đích ngăn chặn việc đơn vị y tế vì mục đích lợi nhuận sẽ ép bệnh nhân sử dụng thiết bị liên doanh, liên kết, trong khi không phải bệnh nhân nào cũng có khả năng chi trả với những dịch vụ với thiết bị hiện đại này và họ vẫn có thể được hưởng dịch vụ y tế với những thiết bị có sẵn (vẫn có khả năng đáp ứng) của cơ sở y tế với mức chi phí thấp hơn.

    Theo cách hiểu trên, thỏa thuận
    huymedical viết:
    Không cho phép A lắp đặt loại máy trên từ bất kỳ dự án nào, nguồn nào.

    chỉ là ngăn cản cơ sở y tế giao kết hợp đồng với bên khác, sử dụng thiết bị liên kết, liên doanh với bên đó. Nếu cơ sở y tế đang giao kết hợp đồng với bên B mà lại tiếp tục giao kết hợp đồng liên kết, liên doanh với bên khác (B, C, D...) điều đó sẽ khiến cho thiết bị của bên B sẽ bị cạnh tranh trong bệnh viện bởi thiết bị liên kết, liên doanh của các bên khác và dẫn đến lợi nhuận bên B giảm.

    Hợp đồng này về cơ bản có hiệu lực và nó không vi phạm quy định tại 15/2007/TT-BYT, hai bên đều tự nguyện. Nếu bên A muốn hủy hợp đồng thì cần xem xét nội dung của hợp đồng có thỏa thuận cho phép đơn phương hủy hợp đồng hay không, phạt vi phạm ra sao, vấn đề bồi thường thiệt hại do đơn phương chấm dứt hợp đồng ?

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |