HƯỚNG DẪN XỬ LÝ VẬT CHỨNG, TÀI SẢN KÊ BIÊN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Chủ đề   RSS   
  • #389723 27/06/2015

    HuyenVuLS
    Top 150
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 30553
    Cảm ơn: 141
    Được cảm ơn 800 lần
    SMod

    HƯỚNG DẪN XỬ LÝ VẬT CHỨNG, TÀI SẢN KÊ BIÊN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

    Theo dự thảoThông tư của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số thủ tục về quản lý hành chính và sử dụng biểu mẫu nghiệp vụ trong hoạt động thi hành án dân sự, việc xử lý vật chứng, tài sản kê biên được thực hiện như sau:

    - Việc xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 124 Luật Thi hành án dân sự 2008; Điều 31 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân; Thông tư số 166/2009/TT-BTC; Thông tư liên tịch số 144/2009/TTLT-BTC-BCA.

    - Đối với vật chứng, tài sản thuộc diện tiêu hủy; tài sản không bán được hoặc bị hư hỏng không còn giá trị sử dụng; tài sản của người bị cưỡng chế trả nhà, giao nhà, chuyển quyền sử dụng đất nhưng hư hỏng và không còn giá trị sử dụng mà đương sự không nhận hoặc không xác định được địa chỉ, thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản đó theo quy định tại Điều 125 Luật Thi hành án dân sự 2008, Điều 32 Nghị địnhhướng dẫn

    - Đối với giấy tờ liên quan đến tài sản, nhân thân của đương sự được bản án, quyết định tuyên trả lại cho đương sự, hết thời hạn 01 năm kể từ ngày thông báo, nếu đương sự không đến nhận, Chấp hành viên làm thủ tục chuyển giao cho cơ quan đã ban hành giấy tờ đó theo. Trường hợp cơ quan ban hành giấy tờ đó ở nước ngoài thì thực hiện tương trợ tư pháp.

    - Trường hợp quyết định về án phí, phạt tiền, tịch thu vật chứng, tài sản tạm giữ đã được thi hành nhưng sau đó phát hiện có sai lầm và đã có quyết định hủy bỏ quyết định về án phí, phạt tiền, tịch thu thì cơ quan thi hành án phải phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp hoặc cơ quan tài chính cấp tỉnh nơi cơ quan thi hành án cấp quân khu có trụ sở để làm thủ tục hoàn trả lại số tiền, tài sản đã nộp vào Ngân sách Nhà nước.

    Ngoài ra, Thông tư này còn hướng dẫn cách thức giao nhận, bảo quản tài sản, vật chứng và các biểu mẫu nghiệp vụ

    Xem chi tiết dự thảo tại file đính kèm

     

     
    7470 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #389780   27/06/2015

    nguoitruongphu
    nguoitruongphu
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2014
    Tổng số bài viết (1087)
    Số điểm: 9134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 301 lần


    Bổ sung quan trọng nhất  ở điều 7a và 7b ....

     

    Điều 7a. Quyền, nghĩa vụ của người phải thi hành án

    1. Người phải thi hành án có các quyền sau đây:

    a) Tự nguyện thi hành án; thỏa thuận với người được thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, phương thức, nội dung thi hành án; tự nguyện giao tài sản để thi hành án;

    b) Tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án theo quy định của Luật này;

    c) Được thông báo về thi hành án;

    d) Yêu cầu Tòa án xác định, phân chia quyền sở hữu, sử dụng tài sản; yêu cầu Tòa án giải thích những điểm chưa rõ, đính chính lỗi chính tả hoặc số liệu sai sót; khởi kiện dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp có tranh chấp về tài sản liên quan đến thi hành án;

    đ) Chuyển giao nghĩa vụ thi hành án cho người khác theo quy định của Luật này;

    e) Yêu cầu thay đổi Chấp hành viên trong trường hợp có căn cứ cho rằng Chấp hành viên không vô tư khi làm nhiệm vụ;

    g) Được xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án; được xét miễn, giảm một phần hoặc toàn bộ chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật này;

    h) Khiếu nại, tố cáo về thi hành án.

    2. Người phải thi hành án có các nghĩa vụ sau đây:

    a) Thi hành đầy đủ, kịp thời bản án, quyết định;

    b) Kê khai trung thực tài sản, điều kiện thi hành án; cung cấp đầy đủ tài liệu, giấy tờ có liên quan đến tài sản của mình khi có yêu cầu của người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung kê khai đó;

    c) Thực hiện các quyết định, yêu cầu của Chấp hành viên trong thi hành án; thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự khi có thay đổi về địa chỉ, nơi cư trú;

    d) Chịu chi phí thi hành án theo quy định của Luật này.

    Điều 7b. Quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

    1. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có các quyền sau đây:

    a) Được thông báo, tham gia vào việc thực hiện biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án mà mình có liên quan;

    b) Yêu cầu Tòa án xác định, phân chia quyền sở hữu, sử dụng tài sản; yêu cầu Tòa án giải thích những điểm chưa rõ, đính chính lỗi chính tả hoặc số liệu sai sót; khởi kiện dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp có tranh chấp về tài sản liên quan đến thi hành án;

    c) Khiếu nại, tố cáo về thi hành án.

    2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh các quyết định, yêu cầu của Chấp hành viên trong thi hành án; thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự khi có thay đổi về địa chỉ, nơi cư trú.”

    6. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 như sau:

    “2. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thi hành án dân sự.

    Khi kiểm sát thi hành án dân sự, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

    a) Kiểm sát việc cấp, chuyển giao, giải thích, sửa chữa, bổ sung bản án, quyết định của Tòa án;

    b) Yêu cầu Chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp, cấp dưới ra quyết định về thi hành án, gửi các quyết định về thi hành án; thi hành đúng bản án, quyết định; tự kiểm tra việc thi hành án và thông báo kết quả kiểm tra cho Viện kiểm sát nhân dân; yêu cầu cơ quan, tổ chức và cá nhân cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng có liên quan đến việc thi hành án theo quy định của Luật này;

    c) Trực tiếp kiểm sát hoạt động thi hành án dân sự của cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan; ban hành kết luận kiểm sát khi kết thúc việc kiểm sát;

    d) Tham gia phiên họp của Tòa án xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước và phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân;

    đ) Kiến nghị xem xét hành vi, quyết định liên quan đến thi hành án có vi phạm, pháp luật ít nghiêm trọng của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp hoặc cấp dưới, yêu cầu khắc phục vi phạm pháp luật và xử lý người vi phạm; kiến nghị cơ quan, tổ chức liên quan có sơ hở, thiếu sót trong hoạt động quản lý khắc phục nguyên nhân, điều kiện dẫn tới vi phạm pháp luật và áp dụng các biện pháp phòng ngừa;

    e) Kháng nghị hành vi, quyết định của Thủ trưởng, Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp, cấp dưới có vi phạm pháp luật nghiêm trọng xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; yêu cầu đình chỉ việc thi hành, thu hồi, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc thi hành án, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật.”

     

    Cập nhật bởi nguoitruongphu ngày 27/06/2015 09:03:02 CH

    Cho dù em có xem anh là kẻ thù !Anh vẫn xem em là bạn ,bởi vì nếu không có em ( tức kẻ thù) ,thì lấy ai đâu ...để anh vượt qua thử thách?

    nguoitruongphu

     
    Báo quản trị |