Hướng dẫn xử lý khi hợp đồng lao động vô hiệu

Chủ đề   RSS   
  • #539401 27/02/2020

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 488 lần


    Hướng dẫn xử lý khi hợp đồng lao động vô hiệu

    Hợp đồng lao động là văn bản thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà hợp đồng lao động có thể bị tuyên là vô hiệu. Người lao động cần nắm các quy định về xử lý hợp đồng lao động để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình khi xảy ra trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu.

    Hướng dẫn xử lý khi hợp đồng lao động vô hiệu

    Các loại hợp đồng lao động vô hiệu

    Hiện nay pháp luật về lao động quy định hợp đồng lao động vô hiệu có hai loại, đó là: (1) Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ và (2) hợp đồng lao động vô hiệu từng phần.

    >>> Hợp đồng vô hiệu toàn phần

    Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ được quy định tại khoản 1 Điều 50 Bộ luật lao động 2012 (BLLĐ). Theo đó, hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ khi thuộc một trong các trường hợp sau:

    - Thứ nhất: Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động trái pháp luật.

    - Thứ hai: Người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền:

    Trong đó, người có thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động và người lao động được quy định tại điểm a, điểm b Khoản 1 Điều 14 Thông tư số 30/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2013/NĐ-CP.

    - Thứ ba: Công việc mà các bên đã giao kết là công việc bị pháp luật cấm.

    - Thứ tư: Nội dung của hợp đồng hạn chế hoặc ngăn cấm quyền được thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.

    >>> Hợp đồng vô hiệu từng phần

    Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần được quy định tại khoản 2 Điều 50 BLLĐ. Theo đó, hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm quy định của pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến phần còn lại của hợp đồng.

    Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn quy định trong pháp luật về lao động, nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể đang áp dụng hoặc nội dung của hợp đồng lao động hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó bị vô hiệu.

    Về thẩm quyền tuyên hợp đồng lao động vô hiệu

    Điều 33 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) quy định về những yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có ghi nhận tại khoản 1: “Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu.”

    Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 401 BLTTDS quy định quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu như sau: “Người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu khi có căn cứ theo quy định của Bộ luật lao động.”

    Căn cứ vào các quy định trên, chúng ta thấy rằng thẩm quyền tuyên hợp đồng lao động vô hiệu thuộc về Tòa án.

    Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu

    >>> Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần

    Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 44/2013/NĐ-CP việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần được thực hiện như sau:

    - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định tuyên hợp đồng lao động vô hiệu từng phần, người lao động và người sử dụng lao động phải sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động. Việc sửa đổi, bổ sung được thực hiện bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết một hợp đồng lao động mới theo quy định của pháp luật.

    - Trong thời gian từ khi tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu từng phần cho đến khi hau bên sửa đổi, bổ sung phần hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu thì các quyền, nghĩa vụ của người lao động được giải quyết theo quy định tại nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể và quy định của pháp luật lao động.

    Nếu tiền lương được quy định tại hợp đồng lao động vô hiệu thấp hơn so với mức lương theo quy định của pháp luật lao động, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể (nếu có) thì hai bên phải thỏa thuận lại theo quy định nêu trên. Trong trường hợp này, người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn trả phần chênh lệch giữa tiền lương đã thỏa thuận với tiền lương trong hợp đồng lao động vô hiệu theo thời gian làm việc thực tế của người lao động (tối đa không quá 12 tháng).

    >>> Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ

    Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 44/2013/NĐ-CP việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ được thực hiện như sau:

    - Trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu do người ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố hợp đồng vô hiệu toàn bộ, cơ quan quản lý nhà nước về lao động nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính có trách nhiệm hướng dẫn các bên ký lại hợp đồng.

    - Trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu do toàn bộ nội dung của hợp đồng trái pháp luật: Hợp đồng lao động vô hiệu trong trường hợp này bị hủy bỏ.

    - Trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu do toàn bộ nội dung của hợp đồng quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn so với quy định của pháp luật về lao động, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định tuyên hợp đồng lao động vô hiệu, người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm giao kết hợp đồng mới theo quy định của pháp luật.

    - Trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu do công việc mà hai bên đã giao kết là công việc bị pháp luật cấm: trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định tuyên hợp đồng lao động vô hiệu, người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định của pháp luật về lao động.

    - Trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do nội dung của hợp đồng lao động hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động: Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định tuyên hợp đồng vô hiệu toàn bộ, người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định của pháp luật về lao động.

     

     

     

     
    2662 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lanbkd vì bài viết hữu ích
    admin (06/03/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận