[quote=maiconghai]
trang_u viết:
thuytranghr viết:
Chỉ cần 02 điều kiện trên là đủ (không cần biết bạn đã đóng lâu hay chỉ mới đóng, miễn đang đóng BHXH và có vợ sinh con là bạn được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản).
Mình thấy hình như sai sai. Vì công thức tính là lương bình quân 6 tháng trước khi nghỉ thai sản. Sao không cần biết đóng lâu hay chỉ mới đóng nhỉ.
Chào bạn thuytranghr, bạn đang hiểu sai vấn đề rồi, ý mình điều kiện để được hưởng, còn cái bạn nói là để tính mức hưởng, bạn xem tại Luật bảo hiểm xã hội 2014 nhé!
Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Thùy trang hr chuẩn men bạn ah. Có gì đó sai sai.
Theo điểm a, khoản 2, điều 9: điều kiện hưởng chế độ thai sản Thông tư 29/2015-TT-BLĐTBXH quy định: Chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội. cha hưởng chế độ thai sản sẽ đóng bảo hiểm từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trwocs khi sinh con.
Vì vậy, khi chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội muốn hưởng chế độ thai sản thì phải đảm bảo điều kiện mình vừa nêu. => Vậy 2 điều kiện mà bạn Trang_u vừa nêu thì ngoài điều kiện phải có vk sinh con thì cha phải có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội đảm bảo đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con nữa. (Còn trường hợp cả 2 cha mẹ đều tham gia bảo hiểm thì không nói làm gì).
Trân trọng.
Xin mọi người co ý kiến ạ
[/quote
Thông tư 29/2015-TT-BLĐTBXH của bạn trích dẫn không có Điều 9 á bạn. Hình như bạn ghi nhâm fcơ sở pháp lý.
Sau đây mình xin được nêu quan điểm của mình về trường hợp này như sau:
Trường hợp: vợ sinh con có tham gia bảo hiểm xã hội
Căn cứ Điểm e Khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Theo quy định trên, chỉ cần lao động nam đang đóng BHXH và có vợ sinh con thì được hưởng chế độ thai sản.
Theo đó, tại Khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định chế độ thai sản đối với nam giới:
Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
a) 05 ngày làm việc;
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
Trường hợp: vợ sinh con không tham gia bảo hiểm xã hội
Căn cứ Điểm c Khoản 2 Công văn 3432/LĐTBXH-BHXH năm 2016 có nội dung hướng dẫn như sau:
Trợ cấp một lần khi sinh con trong trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội theo Điều 38 của Luật bảo hiểm xã hội cũng được thực hiện đối với cả trường hợp người mẹ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà người cha đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 9 của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội.
Theo đó, Khoản 2 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định:
Điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi sinh con được hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;
....
Mức hưởng chế độ thai sản cho cả 2 trường hợp trên được quy định tại Khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày.
Như vậy, có thể kết luận:
Chồng được hưởng chế độ thai sản nếu vợ không tham gia bảo hiểm xã hội khi chồng đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi vợ sinh con.
Trường hợp cả hai vợ chồng đều tham gia bảo hiểm xã hội thì chồng chỉ cần đang tham gia bảo hiểm xã hội (không biết thời gian tham gia bảo hiểm xã hội) và vợ sinh con thì chồng được hưởng chế độ thai sản.
Tóm tắt:
Chồng hưởng chế độ thai sản
|
Vợ có tham gia bảo hiểm xã hội
|
Vợ không tham gia bảo hiểm xã hội
|
Điều kiện:
|
Đang đóng BHXH và vợ sinh con
|
Đóng BHXH 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi vợ sinh con
|
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản:
|
5 ngày/ 7 ngày/ 10 ngày/ 14 ngày
|
Không có
|
Tiền hưởng chế độ thai sản
|
Mức hưởng = Mbq6t / 24 ngày công x 100% x số ngày được nghỉ.
|