Hướng dẫn trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động từ năm 2021

Chủ đề   RSS   
  • #564896 17/12/2020

    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Hướng dẫn trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động từ năm 2021

    xử lý kỷ luật lao động

    Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động 2021

    Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân thủ thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định. Trong nhiều trường hợp, vì lý do khách quan hay chủ quan mà người lao động đã có hành vi vi phạm quy đinh, nội quy về kỷ luật lao động, khi đó họ sẽ chịu xử lý kỷ luật.

    Nghị định 145/2020/NĐ-CP chính thức có hiệu lực ngày 01/02/2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động. Theo đó, trình tự xử lý kỷ luật theo quy định mới được hướng dẫn như sau:

    Theo quy định tại Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động như sau:

    Bước 1: Lập biên bản vi phạm

    Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm và thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi.

    Trường hợp người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy ra thì thực hiện thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của người lao động.

    Bước 2: Thông báo cuộc họp xử lý kỷ luật lao động

    - Ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động thông báo về nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, họ tên người bị xử lý kỷ luật lao động, hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật lao động đến các thành phần phải tham dự họp, bảo đảm các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp.

    - Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, các thành phần phải tham dự họp phải xác nhận tham dự cuộc họp với người sử dụng lao động. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự không thể tham dự họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo thì người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm họp; trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì người sử dụng lao động quyết định thời gian, địa điểm họp;

    - Người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động theo thời gian, địa điểm đã thông báo quy định. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự họp không xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động.

    Lưu ý thành phần dự họp: tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên; người lao động đang bị xử lý kỷ luật (trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật)

    Bước 3: Nội dung cuộc họp

    Nội dung cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự cuộc họp, trường hợp có người không ký vào biên bản thì người ghi biên bản nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.

    Bước 4: Ban hành quyết định xử lý kỷ luật

    Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động và gửi đến các thành phần phải tham dự.

    Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động: Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.

    Cập nhật bởi NgocHoLaw ngày 17/12/2020 10:24:45 SA
     
    4072 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NgocHoLaw vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/12/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận