Hướng dẫn cụ thể cách viết CV

Chủ đề   RSS   
  • #514572 28/02/2019

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 952 lần


    Hướng dẫn cụ thể cách viết CV

    Hướng dẫn cụ thể cách viết CV

    Các bạn sinh viên nào đang trên con đường đi tìm công việc phù hợp thì ắt hẳn CV là tấm vé thông hành. Dưới đây là nội dung mình sưu tầm được nhằm hướng dẫn để giúp các bạn hình dung những vấn đề cần có trong CV cũng như cách trình bày làm sao để tạo điểm nhấn cho nhà tuyển dụng nhé!

    1. Chuẩn bị dàn ý:

    Trước khi viết CV, bạn cần dành thời gian để tự đánh giá bản thân. Hãy viết ra dưới dạng dàn ý những kỹ năng, khả năng, kinh nghiệm làm việc và những hoạt động ngoại khoá của bạn. Công tác này sẽ giúp bạn có thể viết một CV thật suôn sẻ, dễ dàng hơn.

    2. Nội dung:

    Phần thông tin liên lạc (họ tên, điạ chỉ, điện thoại, email):

    - Tránh nêu biệt danh, ghi rõ họ tên và phải ghi in hoa đậm, kích thược lớn hơn so với chữ bình thường.

    - Cung cấp đầy đủ - chính xác địa chỉ nơi ở, thường trú và số điện thoại liên lạc (điện thoại bàn và điện thoại di động) (có thể của bố mẹ, hoặc của họ hàng, bạn bè (nếu người đó sẵn lòng nhắn tin cho bạn)

    - Nêu ghi cả hai địa chỉ và hai số điện thoại liên lạc tạm thời và cố định nếu bạn hiện đang ở trọ hoặc ở tại ký túc xá và khi tốt nghiệp sẽ chuyển đến một chỗ ở mới).

    - Nêu rõ địa chỉ email của bạn. Rất nhiều nhà tuyển dụng hiện nay liên lạc với ứng viên qua email về thông báo hay kết quả tuyển dụng. Lưu ý địa chỉ email bạn nên đặt chính họ tên của bạn, đừng ghi vào hồ sơ những địa chỉ email sử dụng nickname của bạn. Nếu không bạn sẽ mất điểm với nhà tuyển dụng.

    - Nêu địa chỉ website của bạn nếu như trang web này thể hiện khả năng, nguyện vọng nghề nghiệp của bạn.

    Phần công việc dự tuyển:

    - Phần này giúp nhà tuyển dụng biết bạn ứng tuyển vị trí nào để phân loại.

    - Nêu thật cụ thể nguyện vọng của bạn khi làm việc ở vị trí đó.

    - Không nên viết một cách mơ hồ, chung chung mà hãy nêu mục tiêu công việc theo các câu hỏi gợi ý sau:

    + Bạn muốn làm gì?

    + Bạn muốn làm việc đó với hoặc cho công ty nào?

    + Bạn muốn làm việc ở đâu?

    + Bạn muốn làm ở cấp độ nào?

    + Bạn muốn đạt được gì trong tương lai từ vị trí này?

    Học vấn:

    - Nêu tên trường, khoa, chuyên ngành, bằng cấp, tên khoá;

    - Nêu điểm trung bình học tập;

    - Nêu những thành tích học tập, học bổng, khen thưởng (nếu có ghi thật cụ thể chi tiết).

    Kinh nghiệm:

    Nêu thời gian làm việc, tên công ty, chức vụ, nơi làm việc và miêu tả những công tác - nhiệm vụ của bạn, cần nhấn mạnh những kỹ năng cụ thể và thành quả của bạn trong công việc, dù được trả lương hay tình nguyện như:

    - Những bổ trợ cho kỹ năng Anh văn, vi tính, có liên quan đến công việc và chuyên ngành của bạn.

    - Những kỹ năng và khả năng quan trọng hay đặc biệt hình thành khi làm công việc đó.

    - Kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý ở các tổ chức Ðoàn, Ðội, các tổ chức hoạt động xã hội.

    - Thành tích thể thao (một số nhà tuyển dụng đánh giá cao những ứng viên vừa học tập tốt vừa chơi thể thao tốt).

    Kỹ năng:

    - Kỹ năng ngoại ngữ:

    * Ngôn ngữ: tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Pháp,…

    * Khả năng: nghe, nói, đọc, viết, dịch thuật hay giao tiếp thế nào?

    - Kỹ năng tin học:

    * Tin học văn phòng: A-B, hay sử dụng thành thạo và sáng tạo

    * Các phần mềm ứng dụng: thiết kế, photoshop, SPSS,…

    * Viết các chương trình ứng dụng: Visual Basic, C++, thiết kế web,…

    - Khả năng giải quyết vấn đề. Ví dụ: “Tôi đã tham gia đề tài giải quyết vấn đề nghỉ học của sinh viên. Tôi đã phỏng vấn một số sinh viên để tìm ra nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp để hạn chế sinh viên bỏ học. Kết quả là lượng sinh viên bỏ học đã giảm 20% sau 3 tháng áp dụng”.

    - Khả năng giao tiếp - kỹ năng thuyết trình. Hãy liệt kê các dịp phát biểu trước công chúng, các bài thuyết trình ở hội thảo. Ví dụ: “Tôi đã từng được mời phát biểu trong kỳ Đại hội Hội Sinh viên TP.HCM năm 2009”.

    - Khả năng trình bày.

    - Khả năng quản lý thời gian.

    - Khả năng quản lý dự án.

    - Một số kỹ năng ngoài, những sở trường đặc biệt, ít người có.

    Ngôn ngữ: Ngôn ngữ cần sử dụng súc tích, tránh dài dòng, bóng bẩy hay thái quá,

    Sở thích, mối quan tâm: chỉ nên ghi những sở thích hữu ích cho vị trí tuyển dụng, hoặc bạn nên nêu cụ thể sở thích: nghe nhạc gì? Đọc sách gì?...

    Người tham khảo: Là người sẵn sàng chứng thực cho bạn về những khả năng tuyệt vời mà bạn có. Người đó phải sẵn sàng tiếp đón đại diện công ty mà bạn ứng tuyển nếu công ty đó có nhu cầu thẩm tra về bạn. Người tham khảo có thể cũng chính là người viết Thư giới thiệu cho bạn. Cần nêu rõ chức vụ, họ tên, nơi công tác, số điện thoại và địa chỉ liên lạc của người tham khảo. Lưu ý: bạn phải xin ý kiến của người giới thiệu trước nhé.

    3. Kiểm tra lại:

    Nội dung:

    Khi đã viết xong, bạn nên xem lại lời văn và kiểm tra lỗi chính tả, nếu có thể bạn nên nhờ bạn bè, người thân xem giúp và chữa lỗi văn phạm, cách hành văn, hoặc nhờ nhân viên tư vấn việc làm nhận xét.

    Cách trình bày:

    - Trình bày cho dễ đọc. hãy trình bày bản CV sao cho dễ đọc:

    * Chỉ viết trên một mặt trang A4, dùng một font chữ thống nhất, khổ chữ 10 đến 14.

    * Tránh dùng những kiểu chữ khác thường để gây sự chú ý của người đọc. Nhiều nhà tuyển dụng thẳng tay loại bỏ những hồ sơ sử dụng những kiểu chữ khác thường mang tính chất trang trí. An toàn nhất là sử dụng các kiểu chữ Arial, Tahoma hay Times New Roman.

    * Khoảng cách trên dưới, phải trái của giấy A4 (canh lề) là 2 cm; linespace nên 1.5.

    * Tránh lạm dụng việc in nghiêng, gạch chân để nhấn mạnh vì sẽ gây rối mắt.

    * Không nên viết quá dài và chi chit chữ, mà cần lưu ý việc phân bổ các mục sao cho trọn trang giấy, tránh tình trạng đề mục ở cuối trang và diễn giải lại ở trang khác. Lưu ý: không nên bấm giấy cố định và phải đánh dấu trang để tránh thất lạc.

    - Để tạo điểm nhấn, các bạn nên tham khảo một số themes, templates hoặc page border. Tuy nhiên cần chọn những mẫu nhã nhặn, nhẹ nhàng; tránh rườm rà và không phù hợp. Các dòng tiêu đề, tên công ty, chức danh công việc và phần trình bày kinh nghiệm của bạn nên cách nhau một dòng. In đậm những tiêu đề, tên công ty và chức danh công việc. Một tài liệu trình bày luộm thuộm, không bắt mắt sẽ khiến người đọc mất hứng thú.

    - Tránh gấp hồ sơ lại tạo nếp và dễ bị rách; các bạn sắp xếp các loại văn bản, giấy tờ theo thứ tự yêu cầu của công ty. Những văn bản, giấy tờ nếu để dọc bị dư thì nên xoay ngang lại, chữ hướng ra ngoài bên phải. Những văn bản, giấy tờ đủ bề rộng hồ sơ thì tập trung canh phía bên trái.

    - Nên trình bày học vấn, kinh nghiệm theo thứ tự thời gian. Liệt kê theo thứ tự thời gian, bắt đầu từ thời gian gần đây nhất. Vì các nhà tuyển dụng mong muốn tìm hiểu về lộ trình bạn gặt hái được những kinh nghiệm đó ở đâu và khi nào.

    - Biến đổi bản SYLL theo công việc bạn đang tìm. Mục tiêu của bản SYLL là giúp bạn được nhà tuyển dụng mời tham dự phỏng vấn cho một vị trí công việc cụ thể. Do vậy, hãy liệt kê những hoạt động có liên quan đến công việc đó. Những hoạt động không có liên quan càng ít được đề cập đến thì những hoạt động có liên quan càng có nhiều tác động hơn.  Nếu bạn nộp đơn xin việc ở nhiều vị trí khác nhau, mỗi hồ sơ phải được chuẩn bị riêng rẽ, với những ưu tiên khác nhau dành cho từng công việc. Và lưu ý phải kiểm tra lại nội dung có phù hợp với vị trí sẽ gửi hay không.

    - Tập trung vào thành tích. Lưu ý: thành tích không chỉ là những giải thưởng cụ thể mà là những gì bạn tích lũy được, làm bạn cảm thấy tự hào và mong muốn người khác biết đến. Nhà tuyển dụng quan tâm chủ yếu đến giá trị mà bạn đã mang lại cho những người chủ trước của bạn. Quan trọng nhất là những kết quả cải thiện mà bạn đã thực hiện được và những lợi ích mà chúng mang lại cho công ty hay bộ phận của bạn, đặc biệt là những lợi ích như tăng doanh thu hay giảm chi phí.

    - Sử dụng những động từ miêu tả. Mô tả những kinh nghiệm của bạn với những cụm từ bắt đầu bằng một động từ ở thì quá khứ. Thủ thuật này quan trọng với những hồ sơ viết bằng tiếng Anh. Những dấu gạch đầu dòng và những động từ ở thì quá khứ giúp cho câu văn của bạn sống động và thực hơn.

    - Đừng lặp lại từ ngữ ở mỗi đầu câu hoặc dùng từ "tôi", "của tôi". Thay đổi những động từ dùng ở đầu mỗi câu sẽ làm cho bản SYLL sinh động và bớt nhàm chán hơn. Những từ "tôi" và "của tôi" có thể làm cho bạn có vẻ yếu đuối, chưa chín chắn.

     

    CÁC MẪU CVs

    Có 4 loại CVs thông dụng:

    CV theo trình tự thời gian :

    - Ðây là loại CV thông dụng nhất.

    - Trong phần kinh nghiệm làm việc, bạn nêu ra từng công việc bạn đã trải qua (nêu rõ công ty, chức vụ, thời gian, nơi làm việc, công việc và trách nhiệm cụ thể).

    Ưu điểm: Nhấn mạnh những khả năng cơ bản phục vụ cho công việc mà bạn đang tìm. 

    Nhược điểm: Nhấn mạnh sự thiếu kinh nghiệm sâu, trực tiếp của bạn trong lĩnh vực mà bạn đang muốn xin việc. 

    Lời khuyên: Đây là định dạng truyền thống, phù hợp với những người đang theo đuổi một định hướng nghề nghiêp cụ thể. Nếu bạn có nhiều kinh nghiệm làm việc, nhất là bạn đã từng làm việc cho các công ty lớn và nổi tiếng thì đây chính là loại CV thích hợp đối với bạn.

    CV theo chức năng :

    Trong CV theo chức năng, phần kinh nghiệm làm việc của bạn sẽ được trình bày theo hai phần:

    - Công việc và nhiệm vụ

    - Tên công ty, chức vụ, thời gian, nơi làm việc

    Phần công việc, nhiệm vụ của bạn sẽ được trình bày thành từng mục theo chức năng (ví dụ: quản trị, hành chính, kỹ thuật, đào tạo, .)

    Ưu điểm: Cho thấy khả năng dễ dàng học hỏi kỹ năng đối với những người bắt đầu đi làm hoặc chuyển nghề. Mở rộng phạm vi kinh nghiệm không liên quan đến mục tiêu công việc của bạn. 

    Nhược điểm: Không nói lên được điểm mạnh cá nhân.  

    Lời khuyên: Định dạng này phù hợp với những người không có kinh nghiệm trực tiếp trong lĩnh vực mình muốn xin. Vì nó nhấn mạnh kỹ năng và thành tựu nên nó hợp với những người đã làm tốt ở một lĩnh vực nào đó. Nếu trong những công việc bạn đã làm bạn đảm nhiệm nhiều chức năng công việc khác nhau, đây là loại CV thích hợp đối với bạn.

    CV theo thành quả :

    Trong CV theo thành quả, có hai phần chính cần chú trọng:

    - Khả năng (những kỹ năng, khả năng của bạn).

    - Thành quả (phần thành quả này không giống với phần kinh nghiệm làm việc, bạn có thể nêu những gì bạn đã đạt được trong công việc kể cả trong những công việc bán thời gian, thời vụ, trong thời kỳ thực tập, hay trong công tác sinh viên, công tác xã hội mà bạn đã tham gia có liên quan đến công việc bạn dự tuyển).

    Nếu bạn là sinh viên không có nhiều kinh nghiệm làm việc hoặc bạn có kinh nghiệm làm việc, có khả năng thực hiện những chức năng công việc khác nhau nhưng công ty của bạn chỉ là công ty nhỏ, đây là CV thích hợp đối với bạn.

    CV thay thế :

    Bạn có thể dùng loại CV này thay thế cho đơn xin việc. Muốn vậy, bạn chỉ cần thêm vào phần mở đầu và kết thúc của một thư xin việc. Phần nội dung chính của lá thư xin việc là nội dung của CV thay thế - bản tóm tắt những khả năng và thành quả làm việc của bạn.

    Nguồn: Sưu tầm

     
    19772 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #514667   28/02/2019

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 136 lần


    Kinh nghiệm viết CV đó là rõ ràng, đầy đủ nhưng ngắn gọn thôi. Dài dòng như viết văn thì không ai đọc. Thực tế quyết định tuyển dụng thông thường không dựa vào CV. Nếu bạn thuộc nhóm được các doanh nghiệp săn đón, thì CV của bạn cũng không cần quan tâm vì họ đã nắm hết thông tin, còn bạn chỉ là dạng "phổ thông" thì đừng là quá lên, liệt kê thôi là được rồi

     
    Báo quản trị |  
  • #514688   28/02/2019

    NgocHoLaw
    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Một bản CV xin việc chuyên nghiệp sẽ là vũ khí sắc bén để hạ gục nhà tuyển dụng. Nhưng kỹ năng viết CV xin việc  không phải ai cũng biết đến và thực hiện thành thạo. Theo kinh nghiệm của bình thì một bản CV không quá dài dòng vì, tông màu hài hòa và bố cục hợp lý. Bản CV là tấm vé giúp chúng ta có thể gặp trực tiếp nhà tuyển dụng và ứng tuyển vào vị trí mà mình mong muốn. Bài viết ở trên chia sẻ khá chi tiết về cách viết CV xin việc.

     
    Báo quản trị |  
  • #514807   28/02/2019

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13778
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 257 lần


    Theo mình thấy thì việc viết CV hiện này là một bước rất quan trọng trong quá trình tìm kiếm việc làm. Ngoài hướng dẫn của chủ bài viết nêu trên mình thấy hiện nay trên internet có cung cấp nhiều công cụ tạo lập CV trực tuyến. Theo đó chúng ta có thể lựa chọn mẫu CV và điền những thông tin theo hướng dẫn được cung cấp sẵn. Bạn có thể sử dụng nó hoặc tham khảo cách thiết kế rồi tạo mẫu cho riêng mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #514808   28/02/2019

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2034)
    Số điểm: 14991
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 324 lần


    Theo kinh nghiệm thực tế mà mình thấy thì nếu trên CV bạn viết quá dài sẽ dẫn đến nhàm chán cho nhà tuyển dụng. Do đó chỉ cần tập trung vào những thông tin thiết yếu chỉ ra được nét đặc sắc của bạn so với những cá nhân thông thường khác. Những nội dung như kinh nghiệm làm việc thì nên chắt lọc, chỗ nào ý nghĩa thì làm nổi bật lên. Mặt khác thì CV cũng chỉ mang tính chất tham khảo, khi gặp mặt trực tuyến mới là lúc bạn thể hiện bản thân với nhà tuyển dụng.

     
    Báo quản trị |  
  • #552357   21/07/2020

    haibinht05
    haibinht05

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/06/2020
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 140
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 9 lần


    NHỮNG LƯU Ý KHI VIẾT NỘI DUNG CV

    NHỮNG LƯU Ý KHI VIẾT NỘI DUNG CV
     
    Phần thông tin cá nhân
     
    Tránh những bức ảnh chỉ nhìn thấy một phần của khuôn mặt hoặc trang phục không trang trọng. Thay vào đó, nên lựa chọn bức ảnh phù hợp với vị trí ứng tuyển và có thể nhìn thấy khuôn mặt trực diện, tạo thiện cảm cho người xem. Nên sử dụng những bức ảnh chuyên nghiệp, không dùng ảnh selfie.
     
    Nên để địa chỉ email trang trọng, nghiêm túc: bao gồm (họ) tên
     
     
    Nên lựa chọn địa chỉ email rõ ràng như: dinhvannam123@gmail.com hoặc yennhi2911@gmail.com
     
    Phần ngày sinh, giới tính, sở thích, tôn giáo, chính trị,.. có thể lược bỏ vì thường các nhà tuyển dụng sẽ
     
    ít quan tâm đến. Nhưng đối với một số doanh nghiệp yêu cầu thông tin về giới tính thì cần chú ý để đưa thêm vào CV.Không cần có phần giới thiệu về bản thân quá dài dòng, sáo rỗng.
     
    Phần mục tiêu công việc
     
    Nên viết rõ ràng, cụ thể về mục tiêu, định hướng của bản thân sắp tới, nên đề cập đến vị trí ứng tuyển, hướng đến công việc.
     
    Phần kinh nghiệm làm việc
     
    Nên sắp xếp thời gian làm việc theo trình tự từ thời gian gần nhất đến thời gian xa hơn (tránh đưa vào CV những công việc làm trong thời gian quá ngắn, trừ những công việc thực tập hay công việc bán thời gian). Ví dụ:
     
    2010-2013: Nhân viên bán hàng part-time, cửa hàng ABC
     
    2013-2014: Tư vấn viên khóa học, trung tâm ABC
     
    Nội dung kinh nghiệm làm việc nên được lựa chọn có liên quan đến ngành nghề xin ứng tuyển. Nếu đã từng làm nhiều công việc thì chỉ nên viết vào CV những công việc liên quan nhất đến vị trí ứng tuyển.
     
    Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm, có thể đề cập đến những việc không liên quan, nhưng phải kèm theo những kỹ năng kinh nghiệm đã học hỏi được và những kỹ năng kinh nghiệm đó ít nhiều có liên quan đến vị trí ứng tuyển.
         
     Ví dụ: Ứng tuyển vị trí chuyên viên tư vấn Luật
     
    2012-2013: Phát tờ rơi | Công ty ABC
     
    + Phân phát các tờ quảng cáo về…tới mọi người ở các khu vực…kèm theo tư vấn khóa học/sản phẩm của công ty ABC.
     
    + Học được sự kiên nhẫn và thái độ tích cực khi bị từ chối nhận tờ quảng cáo.
     
    Đưa ra dẫn chứng để tạo sự tin tưởng ở nhà tuyển dụng.
     
    Phần kỹ năng
     
    Nên để các kỹ năng liên quan đến vị trí ứng tuyển. Ví dụ ứng tuyển vào vị trí chuyên viên tư vấn thì cần nhấn mạnh đến kỹ năng giao tiếp, khả năng thuyết trình tốt, nắm bắt tâm lý khách hàng…
     
    Phần học vấn
     
    Nên đề cập trình độ học vấn từ bậc phổ thông trở lên hoặc các khóa học kỹ năng mềm, khóa học bổ trợ cho công việc (nếu có)
     
    Phần hoạt động
     
    Nên liệt kê những hoạt động ngoại khóa đã và đang tham gia có liên quan đến vị trí ứng tuyển. Ví dụ: Tham gia CLB Thực hành Luật từ … đến … với vị trí…
     
    Phần giải thưởng
     
    Sắp xếp các giải thưởng theo trình tự thời gian từ gần nhất đến xa hơn từ thời gian đại học trở lên
    Khi nộp CV có thể kèm theo bằng khen, giải thưởng học tập hoặc các kỷ lục lập được trong quá khứ để tăng sự tin tưởng cho nhà tuyển dụng.
     
    Cần lưu ý tất cả các thông tin phải nêu trung thực, rõ ràng và ngắn gọn, tránh lan man dài dòng. Nếu ứng tuyển vào 2 vị trí khác nhau thì nên nêu rõ điểm mạnh khác nhau của mình sao cho phù hợp với vị trí đang ứng tuyển. Nên chú trọng nội dung của CV chứ không chỉ quan tâm đến thiết kế hình thức.
     
    Trên đây là một số lưu ý mình tổng hợp và đúc kết được qua quá trình viết CV xin thực tập, xin việc, mọi người cùng góp ý cho mình nhé!
     
    Xin chân thành cảm ơn!
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn haibinht05 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (21/07/2020)
  • #562199   05/11/2020

    phuoc.loki
    phuoc.loki

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2020
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 335
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 14 lần


    Trên website nhanlucnganhluat.vn có 1 bài viết mình đọc thấy nội dung khá đầy đủ gửi các bạn nội dung để tham khảo nhé:

    CV quan trọng như thế nào?

    Đối với dân tìm việc thì CV chính là bộ nhận diện bản thân ngay cả khi nhà tuyển dụng chưa gặp mặt bạn. Thông qua CV các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá ứng viên bởi trong này ứng viên sẽ thể hiện hết tất cả các ưu điểm, kinh nghiệm của mình. CV là bước đệm hoàn hảo để ứng viên tiếp cận và nhận được thiện cảm từ nhà tuyển dụng.

    Đối với đặc tính của nghề luật thì CV lại quan trọng hơn cả vì thông qua CV nhà tuyển dụng mới có thể đánh giá chính xác năng lực của ứng viên ứng tuyển từ trình độ chuyên môn, kỹ năng, phẩm chất,… có phù hợp với tiêu chuẩn ngành luật và yêu cầu của công ty hay không.

    Ngành Luật không chỉ có một chức danh luật sư mà có rất nhiều vị trí khác từ thư ký, nhân viên pháp chế,… để các bạn sinh viên mới ra trường lựa chọn ứng tuyển.

    CV tìm việc ngành luật

    CV tìm việc ngành luật (Hình minh họa)

    Một số điều cần quan tâm trước khi viết CV tìm việc

    Đánh giá năng lực bản thân và xem xét vị trí công việc ứng tuyển

    Rõ ràng ai cũng biết học luật và hành nghề luật không chỉ đòi hỏi kiến thức mà cần tư duy và các kỹ năng liên quan vì không phải ai cũng có thể tham gia làm việc tốt trong môi trường luật.

    Tự đánh giá khả năng của bản thân thông qua kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức từ đó so sánh với tiêu chí với nhà tuyển dụng đưa ra. Nếu tỉ lệ đáp ứng quá thấp thì bạn nên tìm một công việc khác có yêu cầu thấp hơn để viết CV và nộp đơn, nếu bản thân bạn tự tin đáp ứng trên 70% yêu cầu của nhà tuyển dụng thì đến bước tiếp theo là bắt tay vào thực hiện CV chuẩn chỉnh.

    Chuẩn bị dàn ý, hiểu rõ cấu trúc một CV

    Sau khi đánh giá khả năng của bản thân thì hãy liệt kê dưới dạng dàn ý những kỹ năng, khả năng, kinh nghiệm làm việc và những hoạt động ngoại khóa của bạn.

    Công tác chuẩn bị dàn ý viết CV cũng giống như làm văn vậy, việc gạch đầu dòng các ý chính sẽ giúp bạn viết CV suôn sẻ, mạch lạc hơn và đặt biệt không bị thiếu ý.

    Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá ứng viên qua CV từ hình thức đến nội dung nên nếu ngay từ cấu trúc viết CV bạn cũng không nắm vững thì khả năng bị out ngay từ vòng gửi xe là không tránh khỏi. Vì vậy hãy nắm rõ cấu trúc một CV gồm các nội dung sau:

    1. Thông tin cá nhân (Personal details)

    2. Phương hướng, mục tiêu nghề nghiệp (Job Objective)

    3. Trình độ học vấn (Education)

    4. Kinh nghiệm làm việc (Professional experience)

    5. Kỹ năng làm việc (Skills)

    6. Sở thích cá nhân (Interests)

    Để CV trở nên ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng bạn cần phải xây dựng nội dung hấp dẫn

    Hoàn thành đầy đủ thông tin cá nhân và trình độ chuyên môn

    CV bao gồm cả sơ yếu lý lịch cá nhân nên điền đầy đủ thông tin của bản thân trong CV chưa bao giờ là thừa, việc này sẽ giúp nhà tuyển dụng phân biệt bạn với các ứng viên khác và có thể liên lạc với bạn khi cần qua email, điện thoại,… Mặc dù chưa có một yêu cầu nào về việc để ảnh đại diện trong CV tuy nhiên nếu có một bức ảnh rạng rỡ, năng động bạn cũng có thể đính kèm để nhà tuyển dụng phần nào hình dung được ứng viên đang ứng tuyển.

    Tại trình độ chuyên môn hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn học chuyên ngành luật gì, trường đào tạo luật nào? Bạn đã tốt nghiệp hay đang học thạc sĩ, luật sư và điều quan trọng là nếu có chứng chỉ hoặc thành tích liên quan đến ngành luật hãy đính kèm vào để tạo điểm nhấn cho CV nhé.

    Chú ý đến phần mục tiêu nghề nghiệp

    Có thể vài bạn sinh viên mới tốt nghiệp không chú tâm đến định hướng mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai lắm vì mục đích hiện tại của hầu hết sinh viên chỉ cần có việc làm ổn là đủ. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng cũng đánh giá năng lực của bạn thông qua phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV.

    Nhất là đối với chuyên ngành luật khi mà nó phát triển thay đổi theo sự vận hành của xã hội thì việc bạn có mục tiêu cụ thể như là học nâng cao, tiếp tục định hướng trở thành chuyên viên pháp lý,… sẽ khiến nhà tuyển dụng có cái nhìn khác về bạn vì mặc dù mới ra trường nhưng bạn đã có định hướng rõ ràng và chắc chắn bạn sẽ làm nên chuyện nếu trúng tuyển vào công ty.

    Mẹo để viết mục tiêu nghề nghiệp là viết rõ ràng định hướng tương lai, tránh viết chung chung, mong muốn, thái độ nghiêm túc của bản thân không ngừng học hỏi và cống hiến cho công ty.

    Lấy hoạt động ngoại khóa và kinh nghiệm thực tập làm điểm nhấn trong phần mục kinh nghiệm

    Đối với các bạn đã làm việc trong lĩnh vực pháp luật thì sẽ dễ dàng hoàn thành phần mục kinh nghiệm nhưng đối với các bạn sinh viên mới ra trường tìm việc làm ngành luật thì kinh nghiệm như một “đòn chí mạng” quyết định bạn có phù hợp với vị trí công ty đang tuyển dụng hay không.

    Hãy điền hoạt động ngoại khóa và phần này vì bất kì nhà tuyển dụng nào cũng quan tâm đến bề dày hoạt động ngoại khóa trong trường lớp của các ứng viên. Điều này sẽ chứng minh được bạn là một ứng viên nhiệt tình, sôi nổi hoạt động hội nhóm tốt và có kỹ năng khi làm việc. Và những người hành nghề luật tương lai cần hội tụ đủ các yếu tố đó.

    Ngành luật là một chuyên ngành rất khó nên nếu bạn đã từng là thực tập sinh, hoặc cộng tác viên trong các tổ chức,công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực pháp luật thì chắc chắn sẽ nhận được điểm cộng từ nhà tuyển dụng.

    Ngoài ra trong CV các giải thưởng đạt được liên quan đến lĩnh vực pháp luật nếu có cũng là một điểm sáng thu hút nhà tuyển dụng.

    Thể hiện các kỹ năng mà nhà tuyển dụng mong muốn

    Đối với những người làm việc trong lĩnh vực pháp luật thì kỹ năng là vũ khí quan trọng để đánh giá kinh nghiệm phẩm chất của người làm nghề.

    Các kỹ năng được nhà tuyển dụng ngành luật đánh giá cao gồm có: Kỹ năng lập luận, kỹ năng phân tích, tư duy logic, kỹ năng sắp xếp, kỹ năng giao tiếp và thuyết trình, kỹ năng ứng xử tình huống, kỹ năng làm việc nhóm,...

    Không nên đưa tất cả các kỹ năng vào CV hãy tích hợp yêu cầu công việc nhà tuyển dụng đưa ra và thêm thắt kỹ năng để có một CV hoàn hảo lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng. Nhưng hãy lưu ý một chi tiết lớn là bạn phải thật sự có kỹ năng đó thì mới đưa vào hoàn thiện CV nhé.

    Ngành luật là ngành nghề có quy mô rộng và vô số cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp cử nhân luật. Hãy đảm bảo trong mẫu CV tìm việc làm ngành luật làm nổi bậc được năng lực cơ bản và những phẩm chất đáng quý mà bạn đang hội tụ. Viết CV ngành luật một cách chỉnh chu là cách ứng viên ghi điểm tuyệt đối trong mắt nhà tuyển dụng. Chúc các bạn thành công và tìm được công việc mong muốn.

    Nguồn: https://nhanlucnganhluat.vn/tin-tuc/de-cho-cv-tim-viec-nganh-luat-tro-nen-hap-dan.html

    www.NhanLucNganhLuat.vn

    Công ty TNHH Nhân Lực Ngành Luật sử dụng công nghệ cao, kiến tạo nên cơ sở dữ liệu Nhân Lực Ngành Luật lớn nhất Việt Nam, và kết nối người lao động và nhà tuyển dụng trong Ngành Luật.

    Nhà tuyển dụng có thể là:

    1/ Các Công ty Luật, Văn phòng Luật;

    2/ Các DN/Cơ quan cần nhân sự pháp lý/pháp chế,

    3/ Các DN/Cơ quan cần Thư ký/Trợ lý có kiến thức pháp luật;

    4/ Các DN/Cơ quan cần nhân viên hành chính nhân sự có kiến thức pháp luật;

    5/ Các DN/Cơ quan Ngành Luật cần nhân sự các vị trí khác như CSKH, Kinh doanh, Bán hàng, Kế toán, Hành chính, Thư ký, Trợ lý,...;

    Người lao động có thể là:

    1/ Các Luật sư, luật gia;

    2/ Các chuyên viên pháp chế;

    3/ Các Cử nhân luật;

    4/ Các nhân sự CSKH, Kinh doanh, Bán hàng, Kế toán, Hành chính, Thư ký, Trợ lý,... muốn làm trong DN/Cơ quan Ngành Luật.

    Nhân Lực Ngành Luật hiện có 20 nhân sự trẻ, năng động và cầu tiến, cùng toàn tâm khởi nghiệp kiến tạo ra sản phẩm phục vụ cho Ngành Luật nước nhà.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phuoc.loki vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (05/11/2020)