Hướng dẫn cách lấy lại tiền đặt cọc mà không bị phạt tiền

Chủ đề   RSS   
  • #490456 26/04/2018

    MinhPig
    Top 75
    Female
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2018
    Tổng số bài viết (804)
    Số điểm: 20259
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 767 lần


    Hướng dẫn cách lấy lại tiền đặt cọc mà không bị phạt tiền

    Đặt cọc là một giao dịch khá phổ biến hiện nay giữa các chủ thế có nhu cầu mua bán. Tuy nhiên, không ít những trường hợp xảy ra vì nhiều lý do mà bên đặt cọc không muốn thực hiện giao dịch nữa và muốn nhận lại tiền đặt cọc. Bài viết dưới đây đưa ra những quy định của pháp luật với những trường hợp bạn có thể lấy lại tiền mà không phải đền bù khoản nào.

    Quy định tại Chương VIII Bộ Luật Dân sự 2015, bạn có thể căn cứ vào các trường hợp đặt cọc mà không phải bồi thường khi không thực hiện đúng giao kết là khi hợp đồng, giao dịch đặt cọc đã ký kết nhưng bị vô hiệu:

    1. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự (Điều 117): là các nội dung cần và đủ để giao dịch được công nhận. 

    Theo đó: 

    - Đảm bảo năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp. Vì theo pháp luật quy định, không phải cá nhân nào cũng đầy đủ năng lực pháp luật và hành vi dân sự. Có những cá nhân chưa hình thành, có những cá nhân mất và có những cá nhân hạn chế năng lực pháp luật và hành vi dân sự. Do đó để thực hiện giao dịch dân sự thì bản thân phải nhận thức đầy đủ về giao dịch mình chuẩn bị thực hiện.

    Thứ hai, chủ thể phải thực hiện giao dịch tự nguyện. Đây là một biện pháp bảo vệ quyền lợi và lợi ích liên quan của những chủ thể có vai trò trong giao dịch dân sự. Trong thực tế, nhiều trường hợp có những cá nhân không tự nguyện và bị cưỡng ép hay uy hiếp để thực hiện dân sự do đó để tránh những hành vi đó nên pháp luật tôn trọng sự tự nguyện và không công nhận các giao dịch dân sự không có sự tự nguyện.

    Thứ ba, giao dịch dân sự không được vi phạm pháp luật và trái đạo đực xã hội. 

    * Hình thức của giao dịch dân sự:

    Giao dịch dân sự được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau bao gồm: lời nói, hành vi cụ thể hoặc bằng văn bản.

    Hình thức bằng lời nói, hành vi cụ thể thường áp dụng cho những giao dịch được thực hiện và chấm dứt ngay sau khi thực hiện (mua bán trao tay) hoặc áp dụng giữa các chủ thể có sự tin cậy hoặc mối quan hệ thân thiết.

    Giao dịch dân sự thể hiện bằng văn bản là việc các bên chủ thể lập văn bản thỏa thuận các điều khoản của giao dịch và các bên chủ thể xác nhận ý chí của mình vào văn bản đó. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản.

    Giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng, chứng thực và đồng thời phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuan theo quy định đó của pháp luật. Có nghĩa là các bên chủ thể phải đồng thời thực hiện việc công chứng  hoặc chứng thực với việc đăng ký hoặc xin phép…

    >>> Đối với đặt cọc nhằm giao kết hợp đồng thì việc đặt cọc phải được thể hiện bằng văn bản riêng vì tại thời điểm giao kết thỏa thuận đặt cọc thì hợp đồng chưa được hình thành. Pháp luật cũng không quy định thỏa thuận đặt cọc có phải bắt buộc được công chứng, chứng thực hay không. Việc công chứng, chứng thực sẽ tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên tham gia giao dịch.

    2. Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Điều 125)

    >>> Giao dịch dân sự vô hiệu nếu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình bao gồm những đối tượng trên và được Tòa án xác nhận bằng quyết định có hiệu lực pháp luật

    3. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn ( Điều 126) : sự nhầm lẫn này làm cho bên một hoặc các bên không đạt được mục đích của giao dịch

    >>> Nhầm lẫn là sự không trùng hợp ý chí được thể hiện với mong muốn thật sự của người thể hiện ý chí. Nhầm lẫn khác với giả tạo ở chỗ, trong giao dịch dân sự có sự nhầm lẫn, bản thân người thể hiện ý chí khi xác lập giao dịch không biết được điều đó, còn trong giao dịch giả tạo người thể hiện ý chí biết việc đó là không đúng với sự thể hiện ý chí đích thực nhưng cố ý thể hiện như vậy.

    4. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép (Điều 127): 

    Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

    - Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình.”

    5. Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình (Điều 128)

    >>> Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

    6. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức (Điều 129):

    + Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật

    + Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực

        Tại điều 131 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

    - Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

    - Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

    -Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

    >>> Tức là: giao dịch thuộc các trường hợp phân tích trên bị cho là vô hiệu thì các bên thực hiện trao trả cho nhau những gì đã nhận, tiền cọc bên đặt cọc sẽ nhận lại

    Tuy nhiên, với hợp đồng đặt cọc nên cẩn thận khi giao kết vì để lấy lại tiền cọc khi thay đổi nhu cầu là điều không dễ, vì vậy tốt hơn hết là ban đầu 2 bên nên thỏa thuận cụ thể về việc xử lý số tiền ấy để tránh kiện tụng mất thời gian.

    Cập nhật bởi MinhPig ngày 27/04/2018 02:23:14 CH Cập nhật bởi MinhPig ngày 27/04/2018 02:21:08 CH Cập nhật bởi MinhPig ngày 27/04/2018 11:52:14 SA Cập nhật bởi MinhPig ngày 27/04/2018 11:49:51 SA Cập nhật bởi MinhPig ngày 26/04/2018 04:56:58 CH
     
    10816 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận