Hợp đồng thế chấp và bảo lãnh

Chủ đề   RSS   
  • #256144 18/04/2013

    nguyencongvan

    Mầm

    Hoà Bình, Việt Nam
    Tham gia:30/07/2010
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 510
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 7 lần


    Hợp đồng thế chấp và bảo lãnh

    Chao Luat su. toi xin hoi về trường hợp khách hàng vay vốn ngân hàng nhưng sử dụng tài sản của bên thứ 3 (quyền sử dụng đất) để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ của mình. Vậy trong trường hợp này bên thứ 3 và ngân hàng sẽ phải ký kết hợp đồng thế chấp hay hợp đồng bảo lãnh. Nếu ký kết hợp đồng thế chấp thì có đúng với quy định của pháp luật ko?

    xin cảm ơn

     
    89346 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyencongvan vì bài viết hữu ích
    dailythuehatinh (28/07/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #256295   19/04/2013

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    "Bảo lãnh" và "Thế chấp" là một trong các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự quy định tại Điều 318 BLDS. Trong đó thế chấp là bên có nghĩ vụ dùng tài sản của mình để đảm bảo cho khả năng thực hiện nghĩa vụ (trả nợ). Còn bảo lãnh là dùng tài sản của bên thứ ba để bảo đảm cho nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ (người vay) nếu người vay không trả nợ hoặc không còn khả năng trả nợ thì xử lý tài của người bảo lãnh để trừ nợ.Trong số 7 biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành thì không có biện phám nào là "thế chấp tài sản của bên thứ ba". Theo quy định của pháp luật thì thế chấp chỉ có "hai bên" còn bảo lãnh mới có "bên thứ ba - Bên thế chấp".

    Vậy tại sao thời gian vừa qua, Ngân hàng không sử dụng hợp đồng bảo lãnh mà cứ "đẻ" ra hợp đồng thế chấp tài sản của bên thứ ba (loại giao dịch mà pháp luật không có quy định để thay thế cho một loại giao dịch đã được quy định cụ thể - Bảo lãnh)? Hậu quả của việc mập mờ, không minh bạch trong giao dịch (có thể nói là cố ý làm trái "lừa" của Công chứng viên + cán bộ Ngân hàng và Bên vay tiền) của một thời kỳ khiến ngày nay nhiều người dân phải "ra đường" vì "bút sa, gà chết", không hiểu mình đã ký gì, không hiểu hậu quả pháp lý đến đâu!...

    Theo "luật" thì công chứng viên có nghĩa vụ xác thực giá trị pháp lý của hợp đồng và phải giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên, hậu quả pháp lý của giao dịch. Nhưng thực tế nhiều công chứng viên không những không giải thích hậu quả pháp lý cho chủ sở hữu tài sản mà thường dồn, ép người dân phải ký hợp đồng với câu cửa miệng "cứ ký đi, đây chỉ là thủ tục thôi, công ty vay tiền và công ty trả chứ mình có phải trả tiền đâu mà sợ..."

    "Hợp đồng thế chấp tài sản của Bên thứ ba" là sản phẩm của một thời kỳ mà Ngân hàng + Công chứng + Công ty môi giới bất động sản "hoành hành" và hậu quả là hàng nghìn hộ dân mất nhà ở. Nếu cán bộ ngân hàng và Công chứng viên giải thích rõ cho người "thứ ba" mang tài sản của mình để thế chấp cho người vay tiền và sự khác nhau giữa hợp đồng thế chấp và hợp đồng bảo lãnh thì ít ai giám ký hợp đồng để thế chấp (= bảo lãnh) cho người khác vay tiền (thường là công ty bất động sản)...

    Sự khác nhau cơ bản giữa bảo lành và thế chấp không chỉ ở chỗ người đứng tên đối với tài sản đảm bảo mà còn khác nhau về cách giải quyết hậu quả sau khi ngân hàng thu hồi nợ: Nếu ở hợp đồng thế chấp thì sau khi ngân xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ là mọi việc chấm dứt, các giao dịch, các mối quan hệ được giải quyết xong. Tuy nhiên, nếu là hợp đồng bảo lãnh thì sau khi tài sản đảm bảo của bên bảo lãnh bị xử lý thì bên bảo lãnh có quyền yêu cầu (hoặc khởi kiện) bên có nghĩa vụ phải bồi hoàn lại giá trị mà bên bảo lãnh đã bỏ ra để thực hiện thay cho bên vay tiền.

    Do vậy, nếu ai đó dám mang tài sản của mình ra (thường là ô tô hoặc nhà đất) để "đặt cược"(bảo đảm) cho khả năng trả nợ của một tổ chức hoặc cá nhân khác với Ngân hàng thì phải hiểu rõ hậu quả pháp lý của sự bảo đảm đó và hợp đồng nhất thiết phải là hợp đồng bảo lãnh.

    Bạn tham khảo quy định sau đây của Bộ luật dân sự hiện hành:

     

    "Ðiều 318. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

    1. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bao gồm:

    a) Cầm cố tài sản;

    b) Thế chấp tài sản;

    c) Ðặt cọc;

    d) Ký cược;

    đ) Ký quỹ;

    e) Bảo lãnh;

    g) Tín chấp.

    2. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về biện pháp bảo đảm thì người có nghĩa vụ phải thực hiện biện pháp bảo đảm đó.

     Ðiều 342. Thế chấp tài sản

    1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.

    Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp.

    Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

    Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản được hình thành trong tương lai.

    2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

    3. Việc thế chấp quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại các điều từ Ðiều 715 đến Ðiều 721 của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

     

    Ðiều 361. Bảo lãnh

    Bảo lãnh là việc người thứ ba (say đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.

    Ðiều 367. Quyền yêu cầu của bên bảo lãnh

    Khi bên bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi bảo lãnh, nếu không có thỏa thuận khác.".

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    Báo quản trị |  
  • #256651   21/04/2013

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần


    Cám ơn LS Cuonglawyer đã có bài tư vấn rất hay. Tuy nhiên, tôi có ý kiến trái chiều theo link sau:

    http://danluat.thuvienphapluat.vn/ve-dang-ky-the-chap-quyen-su-dung-dat-32143.aspx?PageIndex=4

    Chủ đề này rất hay và còn nhiều tranh cãi.

    Thân chào.

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Maiphuong5 vì bài viết hữu ích
    Cuonglawyer (12/12/2014)
  • #256458   20/04/2013

    Libra_L
    Libra_L
    Top 500
    Male
    Chồi

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:03/08/2012
    Tổng số bài viết (156)
    Số điểm: 1423
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào bạn nguyencongvan,

    Trong trường hợp mà bạn hỏi: người thứ 3 sử dụng tài sản của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho bên vay. Đây là hình thức bảo lãnh. Dù bất kỳ ai ký kết vào hợp đồng có bản chất (nội dung) là bảo lãnh mà tên hợp đồng là hợp đồng thế chấp thì khi xảy ra tranh chấp trước tòa. Tòa sẽ xem xét nội dung của hợp đồng, tên hợp đồng không thực sự quan trọng. Chính vì thế, việc bạn ký kết vào hợp đồng như trên vẫn hoàn toàn không trái quy định pháp luật.

    các hợp đồng bảo lãnh không buộc phải công chứng. Bạn có thể đọc thêm trong các nghị định về giao dịch bảo đảm 163/2006 05/2011, 83/2010, 22/2011, 11/2012

    Các bạn có nhu cầu tư vấn trực tiếp xin hãy liên hệ để kịp thời giải quyết thắc mắc pháp lý vướng phải

    Điện thoại: 0962976053

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Libra_L vì bài viết hữu ích
    luuminhduc383 (02/05/2013)
  • #256485   20/04/2013

    nguyencongvan
    nguyencongvan

    Mầm

    Hoà Bình, Việt Nam
    Tham gia:30/07/2010
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 510
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 7 lần


    Cảm ơn bài viết của bạn rất nhiều, sau khi đọc bài viết của bạn mình thấy đúng là việc ký kết hợp đồng bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên vay với bên cho vay là rất chặt chẽ và đảm bảo quyền lợi của các bên. Tuy nhiên mình có 1 số ý kiến khác bạn, cụ thể:

    Việc bên thứ 3 (bên bảo đảm) ký hợp đồng thế chấp với ngân hàng để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ cho bên vay là hoàn toàn ko trái với quy định của pháp luật, hay nói cách khác là có giá trị pháp lý, thể hiện:

    -  Thứ nhất: Theo khoản 1 điều 342 luật dân sự "Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp". --> ở đây ko quy định cụ thể nghĩa vụ dân sự được bảo đảm phải phải là của bên thế chấp nên việc bên thế chấp dùng tài sản của mình để bảo đảm cho nghĩa vụ của bên vay là không trái quy định của luật dân sự.

    - Thứ 2: Theo tiết 1 khoản 1 điều 1 nghị định 11/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung NĐ 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm: "Bên bảo đảm là bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình, dùng quyền sử dụng đất của mình, dùng uy tín hoặc cam kết thực hiện công việc đối với bên nhận bảo đảm để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của chính mình hoặc của người khác, bao gồm bên cầm cố, bên thế chấp, bên đặt cọc, bên ký cược, bên ký quỹ, bên bảo lãnh và tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở trong trường hợp tín chấp.” --> quy định này cho thấy bên thế chấp có thể dùng tài sản của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của người khác.

    --> Từ 2 phân tích trên cho thấy Bên thế chấp dùng tài sản của mình (cụ thể ở đây là quyền sử dụng đất) để bảo đảm nghĩa vụ dân sự của bên kia (bên vay vốn) đối với bên nhận bảo đảm (Ngân hàng) là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.

    Mặt khác cũng theo khoản 1 điều 342 luật dân sự thì 1 bên được gọi là bên thế chấp khi bên đó thực hiện việc thế chấp tài sản với bên kia. Do đó có thể nói Việc bên thứ 3 sử dụng tài sản của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của bên vay vốn đối với bên nhận thế chấp (Ngân hàng) thông qua hợp đồng thế chấp tài sản là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.

    Mong sự hồi âm của bạn để mình có 1 sự hiểu biết đấy đủ chính xác nhất.

     
    Báo quản trị |  
    5 thành viên cảm ơn nguyencongvan vì bài viết hữu ích
    trieuvietthang (21/05/2013) nguyenthithangnt2 (01/07/2015) titibmt (16/12/2014) buhhcm (14/01/2018) haley1503 (21/10/2014)
  • #256788   22/04/2013

    Libra_L
    Libra_L
    Top 500
    Male
    Chồi

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:03/08/2012
    Tổng số bài viết (156)
    Số điểm: 1423
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào bạn,

    Lập luận của bạn có vấn đề.

    bản chất của thế chấp: A là chủ sở hữu tài sản, B là bên cho vay.

    A sử dụng tài sản thuộc "quyền sở hữu của minh" thế chấp cho B nhằm thực hiện giao dịch dân sự vay. có 2 hợp đồng song song là hợp đồng thế chấp, hợp đồng vay (hợp đồng thế chấp có thể trở thành một điều khoản trong hợp đồng vay) và có chung chủ thể là A, B.

    bản chất của bảo lãnh: quan hệ ba bên: A là chủ sở hữu của tài sản sử dụng để bảo đảm, C là người vay, B là bên cho vay.

    A sử dụng tài sản của mình bảo lãnh cho nghĩa vụ trả tiền cho C trong giao dịch dân sự C  vay tiền của B, khi đến hạn trả tiền mà C ko thực hiện được nghĩa vụ thì A phải lấy tài sản đã bảo đảm để giải quyết khoản nợ trên cho B.

    hai hợp đồng tồn tại song song là hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng vay.

    chủ thể hợp đồng bảo lãnh: A, B, C.

    chủ thể hợp đồng vay là: C, B.

    (nếu bạn muốn nhìn thấy rõ 2 hình thức bảo đảm này khác nhau như thế nào thì hãy vẽ sơ đồ về quyền, nghĩa vụ giữa các bên)

    Chính vì thế, tên hợp đồng có thể là hợp đồng vay có thế chấp hay bảo lãnh, cầm cố,....thì cũng không quan trọng, quan trọng là nội dung của hợp đồng ntn. Bạn yên tâm 1 điều, tất cả vấn đề liên quan đến hợp đồng mà không rõ ràng thì Luật còn quy định về điều khoản giải thích hợp đồng. Điều quan trọng là nội dung hợp đồng.

    thân !

    Các bạn có nhu cầu tư vấn trực tiếp xin hãy liên hệ để kịp thời giải quyết thắc mắc pháp lý vướng phải

    Điện thoại: 0962976053

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Libra_L vì bài viết hữu ích
    trieuvietthang (21/05/2013)
  • #257079   23/04/2013

    nguyencongvan
    nguyencongvan

    Mầm

    Hoà Bình, Việt Nam
    Tham gia:30/07/2010
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 510
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 7 lần


    Mình thấy bạn nói rất hay nhưng chỉ là suy nghĩ chủ quan của bạn. cần phải căn cứ vào quy định của pháp luật nghĩa là bạn phải dẫn chiếu được quy định của pháp luật về vấn đề mà bạn nói. bạn thấy những gì mình nói đều kèm theo dẫn chiếu điều khoản quy định cụ thể của pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #257129   23/04/2013

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Về mặt lý luận thì có thể có những quan điểm pháp lý khác nhau về hợp đồng thế chấp tài sản của bên thứ ba. Tuy nhiên,  về mặt thực tiễn xã hội, hiện nay có hàng ngàn tranh chấp dân sự, kinh doanh thương mại đang được Tòa án giải quyết có liên quan đến Hợp đồng thế chấp tài sản của bên thứ ba. 

    Hầu hết những người có tài sản thế chấp (bên thứ ba) là những người dân nghèo, không thể tiếp cận được với vốn vay của Ngân hàng nên muốn được vay tiền Ngân hàng thì phải thông qua một doanh nghiệp (họ vay 1 thì doanh nghiệp vay 10 và dùng chính tài sản của người dân để thế chấp cho khoản vay này). Phần còn lại là cho mượn "sổ đỏ" để người quen "làm ăn" và "cắm sổ" vào ngân hàng để lấy tiền cho vay lãi ngày...

    Bây giờ doanh nghiệp phá sản hoặc chủ doanh nghiệp bị xử lý hình sự còn người dân thì bị Ngân hàng  khởi kiện để yêu cầu xử lý tài sản thế chấp (phát mại nhà đất), hàng triệu người có nguy cơ "đứng đường".

    Thực tiễn cho thấy, hầu hết những người dân có tài sản thế chấp (làm bên thứ ba) đều không nghĩ đến "có ngày hôm nay" và không hiểu biết trách nhiệm pháp lý của việc ký kết hợp đồng thế chấp tài sản của bên thứ ba. Nhiều người đơn giản chỉ là "cho mượn sổ đỏ" không ngờ mất nhà... Có lẽ tòa án phải mất nhiều năm thì mới giải quyết xong hệ lụy của loại hợp đồng này và xã hội sẽ còn nhiều người dân phải gánh chịu hậu quả của loại hợp đồng không có tên trong quy định của Bộ luật dân sự này.

    Nếu hợp đồng này có tên là hợp đồng bảo lãnh và người dân hiểu rõ trách nhiệm pháp lý khi tham gia ký kết hợp đồng bảo lãnh hoặc hợp đồng thế chấp tài sản của bên thứ ba thì có lẽ không gây hệ lụy cho xã hội như ngày hôm nay...

     

    Cập nhật bởi Cuonglawyer ngày 23/04/2013 04:58:56 CH

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Cuonglawyer vì bài viết hữu ích
    vantien1 (29/07/2013)
  • #257701   26/04/2013

    nguyencongvan
    nguyencongvan

    Mầm

    Hoà Bình, Việt Nam
    Tham gia:30/07/2010
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 510
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 7 lần


    Chao ban Cuonglawyer:

    Mình ko có ý định tranh luận nhiều về vấn đề này nhưng những lý luận của bạn thực sự rất là có vấn đề.

    - Thứ nhất bạn bảo dân nghèo ko thể tiếp cận đc với vốn vay NH là ko đúng. Nếu là dân ngèo thực sự thì có cả hệ thống NHCSXH với mạng lưới đến tận từng xã đáp ứng nhu cầu của dân nghèo. Hơn thế nữa việc vay vốn của đối tượng này hết sức đơn giản với những ưu đãi rất lớn. Còn nếu dân nghèo theo nghĩa khác (ko thuộc đối tượng cho vay của NHCS) thì chỉ cần họ có đầy đủ điều kiện theo quy định là có thể vay vốn, nếu như ko đủ điều kiện (phương án vay vốn, mục đích vay vốn, năng lực dân sự…) thì đương nhiên ko NH nào dám cho vay (nếu cho vay sẽ là trái với quy định của PL).

    - Thứ 2 bạn bảo “cho người quen mượn sổ đỏ để lấy tiền cho vay lãi ngày”: quan điểm này của bạn rất cực đoan. Ko ai có thể mượn sổ đỏ người khác để thế chấp vào NH được, hành vi đó là trái pháp luật và NH sẽ ko bao giờ chấp nhận điều đó. Để có thể thế chấp đất vay vốn người có sổ đỏ phải trực tiếp đến làm thủ tục với NH, trực tiếp thực hiện các giao dịch bảo đảm với NH và trực tiếp đến cơ quan công chứng chứng thực hợp đồng. Trường hợp bạn nói chỉ có thể xảy ra ngoài thị trường tín dụng đen. Mặt khác việc sử dụng vốn ngân hàng để cho vay lãi ngày là hvi trái với quy định của pháp luật, bản thân các NH cũng ko bao giờ cho vay như vậy. cho nên bạn nói thế là ko thể chấp nhận được.

    - Thứ 3. Bạn bảo ko hiểu biết trách nhiệm pháp lý của việc ký kết hợp đồng thế chấp là hoàn toàn sai, ko có cơ sở: Để có thể hoàn thiện các thủ tục thế chấp là cả 1 quá trình (tìm hiểu thu thập thông tin về tài sản, liên quan đến tài sản; thẩm định, định giá giá trị của tài sản; ký kết hợp đồng; công chứng hợp đồng; đăng ký giao dịch bảo đảm). trong các quá trình đó bắt buộc phải có sự tham gia của người thế chấp (chủ tài sản) nên ko thể nói là ko hiểu trách nhiệm pháp lý được. Bản thân cán bộ tín dụng khi làm các thủ tục như vậy cũng phải giải thích cho người dân, hơn nữa khi công chứng, công chứng viên phải giải thích rõ trách nhiệm của các bên.

    Tóm lại lý luận như bạn thì chẳng khác gì bạn bảo NH ko tuân thủ quy định của pháp luật, Công chứng ko thực hiện đầy đủ chức trách nhiệm vụ của mình; Chính sách của Nhà nước ko được thực thi.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyencongvan vì bài viết hữu ích
    haley1503 (21/10/2014)
  • #257872   26/04/2013

    Libra_L
    Libra_L
    Top 500
    Male
    Chồi

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:03/08/2012
    Tổng số bài viết (156)
    Số điểm: 1423
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 65 lần


    chào bạn nguyencongvan,

    Tôi xin phân tích một số vấn đề sau:

    ngân hàng là B,

    Người đi vay là A,

    chủ sở hữu tài sản sử dụng để thực hiện bảo đảm nghĩa vụ là C

    tài sản thuộc quyền sở hữu/ quyền sử dụng đất của A là E.

    tài sản thuộc quyền sở hữu/ quyền sử dụng đất của C là D.

    Như tôi đã phân tích ở bài viết trên.

    thế chấp: A vay B, có thể chấp bằng E (E thuộc sở hữu của A)

    bảo lãnh: A vay B, có bảo lãnh của C thông qua việc sử dụng D làm bảo đảm.

    (xét bảo lãnh thông qua tài sản, vì ngoài tài sản, còn có nhiều )

    Vấn đề của bạn: A vay B nhưng lại lấy D làm tài sản bảo đảm cho hợp đồng vay.

    Trường hợp này không thể là thế chấp. Nếu là bảo lãnh thì C phải đứng ra ký kết vào hợp đồng vay trên vào vị trí là người bảo lãnh trong hợp đồng vay có điều khoản về bảo đảm hoặc trong hợp đồng bão lãnh riêng. C đồng ý cho A sử dụng D tài sản của mình để bảo đảm đi vay tiền của B là chưa đủ để xác lập quan hệ bảo lãnh.

    Theo tôi tìm hiểu về luật DS 2005, các nghị định 163/2006, 11/2012; 22/2012; 83/2010, 05/2012; 05/2011 về giao dịch bảo đảm, QĐ 1627/2001 về quy chế cho vay, luật các tổ chức tín dụng 2010 thì không nói gì đến trường hợp này.

    Hậu quả pháp lý của trường hợp này:

    Hợp đồng bảo đảm hoặc điều khoản bảo đảm trong hợp đồng vay vô hiệu nhưng hợp đông vay vẫn có hiệu lực pháp luật (quy định theo điều 15 nghị định 163/2006 về giao dịch bảo đảm). Có nghĩa là hợp đồng vay giữa A và B vẫn có hiệu lực pháp luật, việc A sử dụng tài sản của C dùng để đảm bảo bị vô hiệu, không có rằng buộc gì đối với hợp đồng vay giữa A, B. Dẫn đến, hợp đồng A, B là hợp đồng vay không có bảo đảm. Khi đến hạn phải trả, A phải buộc phải trả. Nếu A không trả, B chỉ có thể kiện đồi A mà không thể kiện đòi C được. Nếu A giữ tài sản của C thì C có quyền đòi A phải trả lại tài sản cho mình theo quy định 256, 257, 258 luật DS 2005.

    Nếu lập luận của tôi hợp lý, cùng với thực trạng mà LS Cường đã nêu ở bài viết trên thì điều gì khiến cho Ngân hàng chấp nhận cho vay trong khi rủi ro cao như vậy?

    thân !

    Các bạn có nhu cầu tư vấn trực tiếp xin hãy liên hệ để kịp thời giải quyết thắc mắc pháp lý vướng phải

    Điện thoại: 0962976053

     
    Báo quản trị |  
  • #258022   27/04/2013

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần


    Chào mọi người,

    Tôi thấy bài viết gần đây nhất của Libra_L bắt đầu rối rắm, trong khi những bài trước bạn đã phân tích khá tốt.

    Tôi xin trích lại ý kiến của tôi tại 1 bài viết khác trên Danluat để chia sẻ ý kiến với các bạn.

    Tôi tạm lấy ý kiến của tòa (có thể là tòa Quảng Ngãi) đã phán quyết HĐ thế chấp vô hiệu làm cơ sở để đưa ra lý luận, như sau:

        1. Tòa nhận định: “Hình thức thế chấp quy định tại Điều 342 BLDS có 2 bên, hình thức bảo lãnh quy định tại Điều 361 BLDS có 3 bên. HĐ mà các bên ký kết có 3 bên, nhưng nội dung là thế chấp, không có nội dung bảo lãnh”.

        Tôi nghĩ nội dung bảo lãnh đã được đề cập trong HĐ tín dụng. Tuy nhiên, trong HĐ thế chấp giữa 3 bên cũng phải có nội dung bảo lãnh chứ (bởi vì không có nội dung này thì biết thế chấp vì mục đích gì???).

        Có thể tên gọi là “HĐ thế chấp” (theo tòa là hình thức không phù hợp với BLDS, Luật Đất đai), nhưng nếu có nội dung bảo lãnh trong đó, thì chỉ lấn cấn về cái tên của HĐ chứ nội dung giao dịch là hoàn toàn hợp lý vì mang tính chất bảo lãnh thông qua hình thức HĐ thế chấp.

        2. Tòa nhận định: Nội dung HĐ thế chấp QSDĐ của bên thứ 3 không phù hợp với Điều 718 BLDS về “Quyền của bên thế chấp QSDĐ”.

        Nhận định này của tòa không phải là không có lý. Tuy nhiên, nhìn toàn cục vấn đề thì nhận định này chỉ là bắt bẻ về mặt hình thức, không phù hợp với ý chí của các bên trong giao dịch (ý chí của bên bảo lãnh, ngay từ đầu, là dùng tài sản của mình thế chấp cho ngân hàng để bảo lãnh khoản vay của bên được bảo lãnh tại ngân hàng).

        Trong trường hợp mà HĐ tín dụng (giữa bên ngân hàng + bên được bảo lãnh) có đề cập về việc bảo lãnh của bên thứ 3. Đồng thời, HĐ thế chấp (giữa bên bảo lãnh + ngân hàng + bên được bảo lãnh) có nội dung về việc bảo lãnh theo HĐ thế chấp thì khó có lý do để tòa tuyên HĐ thế chấp giữa 3 bên nói trên là vô hiệu.

        3. Tòa nhận định: “HĐ thế chấp nói trên phải được xác lập lại bằng một HĐ cụ thể theo đúng quy định của pháp luật dân sự về hình thức bảo lãnh.”

        Giải thích Điểm 3 này, cũng tương tự như đã trình bày ở Điểm 1 và 2 nói trên. Ở đây, ý của tòa là các bên phải lập HĐ bảo lãnh có công chứng (chứ không phải HĐ thế chấp). Tôi sẽ lý giải vì sao ý của tòa, về bản chất, cũng sẽ mâu thuẫn với BLDS.

        Theo tôi, có sự không nhất quán giữa BLDS, Luật Đất đai (LĐĐ) và các văn bản hướng dẫn. Chúng ta lần lượt xem xét vấn đề nhé.

        - BLDS không quy định việc bảo lãnh khoản vay bằng hình thức thế chấp QSDĐ của bên thứ 3, mà chỉ phân định rạch ròi là “thế chấp” hoặc “bảo lãnh”.

        - Tuy vậy, Điều 44 Nghị định 163/2006 lại có quy định “Các bên có thể thoả thuận về việc xác lập giao dịch bảo đảm để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, nghĩa vụ của bên được bảo lãnh đối với bên bảo lãnh theo quy định của BLDS, Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.” Hiểu nôm na là bên bảo lãnh có quyền thế chấp QSDĐ của mình để bảo đảm cho việc bảo lãnh.

        - Điều 130 LĐĐ và Nghị định 181/2004 có quy định trình tự, thủ tục đăng ký bảo lãnh bằng QSDĐ phải có “HĐ bảo lãnh bằng QSDĐ có công chứng”.

        Điều 130 LĐĐ này cộng với quy định về bảo lãnh tại Chương VII của BLDS là nguyên nhân chính gây ra rắc rối mà TÒA dựa vào đó để bắt bẻ.

        - Ngược lại, vài văn bản luật khác lại diễn giải: “HĐ thế chấp quyền sử dụng đất của người thứ ba mà LĐĐ gọi là bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất (gọi là HĐ thế chấp QSDĐ)”. Đây là điểm mà các ngân hàng và luật sư của họ bám vào để khẳng định là ngân hàng đúng, mặc dù các văn bản dưới luật này diễn giải vượt quá nội dung của BLDS (mà có LS nói là “đánh tráo khái niệm THẾ CHẤP và BẢO LÃNH”)

        - Và theo tôi, điểm mấu chốt mà tôi cho là đánh đổ quan điểm của tòa về HĐ bảo lãnh là cần phân biệt quan hệ bảo lãnh và quan hệ thế chấp.

        Theo tinh thần của BLDS, quan hệ bảo lãnh là quan hệ đảm bảo thực hiện nghĩa vụ không có chỉ định tài sản cụ thể đảm bảo, mà biện pháp đảm bảo chính là thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được đảm bảo, còn quan hệ thế chấp là quan hệ đảm bảo thực hiện nghĩa vụ có chỉ định tài sản cụ thể để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Do vậy, HĐ bảo lãnh (có thế chấp) sẽ trái với tinh thần của BLDS. Chính vì điều này mà các ngân hàng không thể làm HĐ bảo lãnh và đăng ký giao dịch bảo đảm được. (Vui lòng tham khảo Điều 361 và Điều 369 BLDS)

    Tóm lại:  

        - Theo tôi, cần có hướng dẫn, giải thích luật cụ thể hoặc sửa đổi các quy định để giải quyết gút mắc này vì các quy định của BLDS còn vênh với các văn bản về đất đai và quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm như diễn giải ở trên.

        - Tòa không thể tuyên các dạng HĐ thế chấp này là vô hiệu vì: i) không đủ cơ sở pháp lý như đã phân tích ở trên; ii) trái với ý chí đích thực của các bên trong giao dịch; iii) gây hệ lụy xấu cho các giao dịch bảo đảm hiện hữu; và iv) vô hình dung cổ xúy cho bên bảo lãnh có ý đồ xấu muốn phá vỡ các thỏa thuận hoặc giao dịch ngay tình, tạo bất ổn xã hội.

        - Ai cũng có thể đặt câu hỏi: Có cái gì đó là lạ bên trong các bản án đã tuyên này.

    Mong LS và các bạn trao đổi thêm. Thân.
     

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Maiphuong5 vì bài viết hữu ích
    titibmt (16/12/2014)
  • #257944   27/04/2013

    nguyencongvan
    nguyencongvan

    Mầm

    Hoà Bình, Việt Nam
    Tham gia:30/07/2010
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 510
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 7 lần


    chào bạn Libra_L:

    Ko thể hiểu theo cách chủ quan và áp đặt như bạn đc. cần phải dẫn chiếu quy định của pháp luật. gửi bạn bài viết này của 1 luật sư:

    http://thoibaonganhang.vn/tin-tuc/8-the-chap---bao-lanh--hieu-the-nao-cho-dung-3713.html

     
    Báo quản trị |  
  • #258034   27/04/2013

    Libra_L
    Libra_L
    Top 500
    Male
    Chồi

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:03/08/2012
    Tổng số bài viết (156)
    Số điểm: 1423
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 65 lần


    chào các bạn,

    Nhất là Maiphuong5, bạn có thể đọc kỹ bài viết vừa rồi của mình và thực trạng mà LS Cường đã nếu ra nhé. Mĩnh nghĩ đấy mới là vấn đề mà nguyenvancao muốn nói. Sử dụng tài sản của một người khác để vay tiền, không phải là thế chấp mà cũng không phải là bảo lãnh trong bộ luật dân sự 2005. Hợp đồng trên hoàn toàn không vô hiệu, chỉ có hợp đồng hoặc điều khoản liên quan đến tài sản bảo đảm của người thứ 3 là vô hiệu thôi.

    thân !

    Các bạn có nhu cầu tư vấn trực tiếp xin hãy liên hệ để kịp thời giải quyết thắc mắc pháp lý vướng phải

    Điện thoại: 0962976053

     
    Báo quản trị |  
  • #263038   21/05/2013

    trieuvietthang
    trieuvietthang

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/04/2013
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 4 lần


    Libra_L viết:

    chào các bạn,

    Nhất là Maiphuong5, bạn có thể đọc kỹ bài viết vừa rồi của mình và thực trạng mà LS Cường đã nếu ra nhé. Mĩnh nghĩ đấy mới là vấn đề mà nguyenvancao muốn nói. Sử dụng tài sản của một người khác để vay tiền, không phải là thế chấp mà cũng không phải là bảo lãnh trong bộ luật dân sự 2005. Hợp đồng trên hoàn toàn không vô hiệu, chỉ có hợp đồng hoặc điều khoản liên quan đến tài sản bảo đảm của người thứ 3 là vô hiệu thôi.

    thân !

    Nếu nói như vậy sẽ có rất rất nhiều hợp đồng vô hiệu!!!!! Một người cha muốn bảo lãnh bằng cách thế chấp mảnh đất của mình cho người con vay tiền cũng vô hiệu và như vậy các chủ nợ nói chung đều mất sạch tài sản đảm bảo???? Theo tôi bản chất của bảo lãnh theo luật Việt Nam rất "mong manh" không ràng buộc và thực sự nó là sự "tín chấp". "...người thứ 3 sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ......."; "... bên bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh". Các  lawer xem thử nó có phải tín chấp ko? Cái gì sẽ khẳng định bên  nhận bảo lãnh sẽ có tài sản của bên bảo lãnh???? Quy định của Luật nhà ở và của Nghị định 163 chính xác là đã khắc phục được cái thiếu sót của Luật dân sự 2005. QHXH luôn phát triển, pháp luật Vn ko điều chỉnh kịp và thực tế nó như vậy, ko nên nhìn vào khía cạnh tiêu cực để phán xét tất cả mọi quan hệ!!!

    Thử hỏi ai dám nhận bảo lãnh đúng theo điều 361 và đăng ký giao dịch bảo đảm ra sao? Ai đăng ký giao dịch cho việc bảo đảm tín chấp?????? Nếu chỉ là áp dụng luật trên cơ sở quy định có lẽ quá dễ!! Cái chính là làm sao vận dụng tất cả các quy định để bảo vệ cho thân chủ!!!

    Trong vấn đề này vẫn còn rất nhiều mâu thuẫn, việc lý ra phải là thế chấp thì lại bị đẩy thành "thế chấp của người thứ 3" trong khi rõ ràng quan hệ thế chấp là bên thế chấp và bên nhận thế chấp!!! :D :D LUẬT ƠI LÀ LUẬT VẪN THÍA THÔI!!!

     
    Báo quản trị |  
  • #329950   24/06/2014

    Theo tôi thì hình thức HĐ thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người thứ ba không thể bị vô hiệu được:

    - Bộ luật dân sự quy định về HĐTC đương nhiên là về mặt chủ thể chỉ nêu ra là bên thế chấp và bên nhận thế chấp rồi. Nhưng về phần nghĩa vụ được đảm bảo thì luật không quy định rõ là nghĩa vụ đó là của bên thế chấp hay là của 1 bên thứ ba nào. Do đó việc bên thế chấp tự nguyện dùng ts của mình để đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng cho bên thứ ba không vi phạm quy định về thế chấp.

    - Tại Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 quy định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... có quy định tại điều 31 về bảo lãnh như sau: Điều 31. Quy định chi tiết về việc thực hiện quyền thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

    1. Bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai được hiểu là thế chấp bằng quyền sử dụng đất cho người thứ ba vay vốn theo quy định của Bộ luật Dân sự (sau đây gọi chung là thế chấp bằng quyền sử dụng đất).

    - Tại thông tư liên tịch Số: 03/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/06/2006 về đăng ký thế chấp bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất cũng quy định: Thế chấp quyền sử dụng đất, thế chấp quyền sử dụng đất của người thứ ba mà trong Luật Đất đai gọi là bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất (gọi chung là thế chấp quyền sử dụng đất)

    Như vậy thi Luật thực định của VN đã quy định rõ (ít nhất là với bất động sản) viêc thế chấp để đảm bảo nghĩa vụ của bên thứ 3 là hành vi thế chấp tài sản chứ không hẳn là bảo lãnh.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn doanhach vì bài viết hữu ích
    chuoitay826 (03/10/2014)
  • #344264   13/09/2014

    Hoangvhung
    Hoangvhung

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2011
    Tổng số bài viết (89)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 24 lần


    Chào các bạn

    Điều 342 chỉ nói chung chung là "Một bên" nhưng không xác định rõ đây là bên nào, bên có nghĩa vụ dùng tài sản của mình để đảm bảo hay là bên thứ 3 dùng tài sản của mình. Do vậy, hình thức HĐ có thể gọi là HĐ thế chấp được.

    Trên thực tế nhiều Ngân hàng vẫn coi đây là hợp đồng thế chấp, còn trên thực tế xét xử có vụ việc Tòa án tuyên vô hiệu vì đó là hình thức bảo lãnh không phải là thế chấp.  

     Vấn đề tranh cãi và chưa có hướng dẫn của Tòa tối cao 

    http://netlaw.com.vn/

    - Tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội;

    - Tư vấn thủ tục ly hôn tại Hà Nội;

     
    Báo quản trị |  
  • #348214   03/10/2014

    chuoitay826
    chuoitay826

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:29/09/2014
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 88
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    tôi có ý kiến như sau :

        1.      đối với hợp đông thế chấp thì A vay vốn B và A làm hợp đồng thế chấp tài sản (QSDD)hoặc tài sản cố định khác cho B giữ 

     2.còn đối vơi bảo lãnh của bên thứ ba sẽ phải là ba bên và phải lập thành 3 hợp đồng :HĐTC tài sản ,HĐbảo lãnh ,HĐ vay tín dụng và để đảm bảo cho sự công bằng và mang tính chất tự nguyên thì bên thứ ba (bên thê chấp bảo lãnh)cũng phai được biết và đươc ký cả 3 loại hợp đồng trên

    3.còn nếu bên thứ ba chỉ ký vào một hợp đồng "HĐ THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA BÊN THỨ BA ĐỂ VAY VỐN NGÂN HÀNG "thì cho rằng hợp đồng này là vô hiệu bởi vì :nếu thế chấp thì bên thứ ba phải đươc biết và ký vào hợp đồng vay vốn ngân hàng theo luật thế chấp của bộ luật dân sự .mặt khác tại thông tư của sở đia chính quản lý đất đai đã hương dẫn các loại mẫu đơn hơp đồng cụ thể như sau:

    TỔNG CỤC ĐỊA CHÍNH
    ********

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ********

    Số: 1883/2001/TT-TCĐC

    Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2001

     

    THÔNG TƯ

    CỦA TỔNG CỤC ĐỊA CHÍNH SỐ 1883/2001/TT-TCĐC NGÀY 12 THÁNG 11 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN MẪU CÁC HỢP ĐỒNG ĐỂ THỰC HIỆN CÁC QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT

    Căn cứ vào quy định tại khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 79/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 1999 của Chính phủ về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất (sau đây gọi chung là Nghị định số 79/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2001), Tổng cục Địa chính hướng dẫn mẫu các hợp đồng để thực hiện các quyền của người sử dụng đất như sau:

    I. Đối với hộ gia đình, cá nhân:

    Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng cho thuê đất, Hợp đồng cho thuê lại đất, hợp đồng thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất, hợp đồng bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất và tờ khai góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân với nhau hoặc với tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật được lập theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này.

    II. Đối với tổ chức kinh tế:

    Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng cho thuê đất, hợp đồng cho thuê lại đất, hợp đồng thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất, hợp đồng bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất và tờ khai góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất của các tổ chức kinh tế với nhau hoặc với hộ gia đình, cá nhân do các bên lập và thoả thuận phù hợp với quy định của pháp luật nhưng phải có phần xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cụ thể như sau:

    1. Cơ quan Địa chính cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi có đất xác nhận về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất quy định tại Điều 12 của Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 1999 và khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 79/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2001 trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

    2. Sở Địa chính hoặc Sở Địa chính Nhà đất (sau đây gọi chung là Sở Địa chính) nơi có đất xác nhận về điều kiện cho thuê đất, cho thuê lại đất quy định tại Điều 19 của Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 1999 và khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 79/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2001 trong hợp đồng cho thuê đất, hợp đồng cho thuê lại đất.

    3. Sở Địa chính nơi có đất xác nhận về điều kiện thế chấp, điều kiện bảo lãnh, xoá đăng ký thế chấp, xoá đăng ký bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất quy định tại Điều 29 của Điều 19 của Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 1999 và khoản 3, khoản 14, khoản 16, khoản 17 Điều 1 của Nghị định số 79/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2001 trong hợp đồng thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đát, hợp đồng bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất.

    4. Sở Địa chính nơi có đất xác nhận về điều kiện góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, xoá đăng ký góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất quy định tại Điều 35 và Điều 39 của Điều 19 của Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 1999 trong tờ khai góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.

    III. Hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh và tờ khai góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân gắn liền với đất, thực hiện theo quy định tại mục I và mục II của Thông tư này và các quy định khác của pháp luật về tài sản.

    IV. Hợp đồng cho thuê lại đất, hợp đồng thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, của tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại Thông tư số 772/2001/TTLT-TCĐC-NHNN ngày 21 tháng 5 năm 2001 của Tổng cục Địa chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

    V. Uỷ ban nhân dân, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

    Sở Địa chính, Sở Địa chính - Nhà đất các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất và các cơ quan, đơn vị có liên quan có trách nhiệm thi hành Thông tư này.

    Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc thì phản ánh kịp thời về Tổng cục Địa chính để giải quyết.

    VI. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

     

     

    Bùi Xuân Sơn

    (Đã ký)

     

     

    HỢP ĐỒNG SỐ: CĐ

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    --------------------------------------------

    HỢP ĐỒNG

    CHUYỂN ĐỔI QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
    (Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất ban hành kèm theo Thông tư số 1883/2001/TT-TCĐC ngày 12 tháng 11 năm 2001)

    I. PHẦN GHI CỦA CÁC BÊN CHUYỂN ĐỔI

    1. Ông (bà): Tuổi

    - Nghề nghiệp:

    - Hộ khẩu thường trú:

    - Diện tích đất chuyển đổi: M2

    - Loại đất: Hạng đất (nếu có)

    - Thửa số:

    - Tờ bản đồ số:

    - Thời hạn sử dụng đất còn lại:

    - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: do

    cấp ngày tháng năm

    2. Ông (bà): Tuổi

    - Nghề nghiệp:

    - Hộ khẩu thường trú:

    - Diện tích đất chuyển đổi: M2

    - Loại đất: Hạng đất (nếu có)

    - Thửa số:

    - Tờ bản đồ số:

    - Thời hạn sử dụng đất còn lại:

    - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: do

    cấp ngày tháng năm

    3. Hai bên nhất trí thực hiện các cam kết sau đây:

    a. Hai bên nhất trí chuyển đổi các thửa đất đã mô tả tại điểm 1, điểm 2 phần I hợp đồng này.

    b. Chuyển đổi cho nhau theo đúng diện tích, đúng hiện trạng, đúng thời gian và đầy đủ hồ sơ có liên quan đến thửa đất.

    c. Nộp đầy đủ tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ ghi nợ trước đây (nếu có), lệ phí địa chính, thuế chuyển quyền sử dụng đất (nếu có).

    d. Bên nào không thực hiện đầy đủ những nội dung đã ký kết trong bản hợp đồng này do lỗi của mình thì bên đó phải bôì thường thiệt hại do lỗi gây ra theo quy định của pháp luật.

    4. Quyền của người thứ 3 đối với thửa đất chuyển đổi (nếu có)

    5. Thoả thuận về tài sản gắn liền với thửa đất chuyển đổi (nếu có)

    Hợp đồng này lập tại ngày tháng năm biên bản này lập thành bản và có giá trị như nhau, có hiệu lực kể từ ngày được UBND cấp có thẩm quyền dưới đây xác nhận.

    Đại diện các bên chuyển đổi
    (ký và ghi rõ họ tên)

    II. PHẦN GHI CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

    1. Nội dung xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất chuyển đổi:

    - Về giấy tờ sử dụng đất:

    - Về hiện trạng thửa đất:

    Chủ sử dụng đất:

    Loại đất:

    Diện tích:

    Thuộc tờ bản đồ:

    Số thửa đất:

    Đất sử dụng ổn định, không có tranh chấp:

    - Về điều kiện chuyển đổi: Thuộc trường hợp được chuyển đổi quyền sử dụng đất quy định tại Điều 5 của Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 của Chính phủ.

    ...., Ngày......tháng..... năm .....
    TM. Uỷ ban nhân dân...
    (Ghi rõ họ tên và ký và đóng dấu)

    2. Nội dung xác nhận của cơ quan Địa chính cấp huyện nơi có đất chuyển đổi:

    - Về giấy tờ sử dụng đất:

    - Về hiện trạng thửa đất:

    Chủ sử dụng đất:

    Loại đất:

    Diện tích:

    Thuộc tờ bản đồ số:

    Số thửa đất:

    Đất sử dụng ổn định, không có tranh chấp:

    - Về điều kiện chuyển đổi: Thuộc trường hợp được chuyển đổi quyền sử dụng đất quy định tại Điều 5 của Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 của Chính phủ.

    Ngày.... tháng.... năm 200
    CƠ QUAN ĐỊA CHÍNH, CẤP HUYỆN
    (ghi rõ họ tên, ký và đóng dấu)

    Ngày.... tháng.... năm 200
    TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
    (ghi rõ họ tên, ký và đóng dấu)

    Ghi chú:

    Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất tại nông thôn thì xác nhận vào mục 1.1

    Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất tại đô thị thì xác nhận vào lục 1.2.

     

    HỢP ĐỒNG SỐ: CN

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    --------------------------------------------

    HỢP ĐỒNG

    CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
    (Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ban hành kèm theo Thông tư số 1883/2001/TT-TCĐC ngày 12 tháng 11 năm 2001)

    I. PHẦN GHI CỦA CÁC BÊN

    1. Bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất

    Ông (bà): Tuổi

    - Nghề nghiệp:

    - Hộ khẩu thường trú:

    2. Hai bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất

    Ông (bà): Tuổi

    - Nghề nghiệp:

    - Hộ khẩu thường trú:

    Hoặc Ông (bà):

    - Đại diện cho (đối với tổ chức)

    - Địa chỉ ...........................................................................................

    - Số điện thoại:........................Fax ....................... (nếu có)...........

    Thửa đất chuyển nhượng

    - Diện tích đất chuyển nhượng: m2

    - Loại đất: Hạng đất (nếu có)

    - Thửa số:

    - Tờ bản đồ số:

    - Thời hạn sử dụng đất còn lại:

    - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: do

    cấp ngày tháng năm

    Tài sản gắn liền với đất (nếu có):

    3. Hai bên nhất trí thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo các cam kết sau đây;

    - Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất (bằng số):

    (bằng chữ):

    - Giá chuyển nhượng tài sản (nhà ở, công trình, vật kiến trúc, cây lâu năm và tài sản khác có trên đất (bằng số):

    (bằng chữ):

    - Tổng giá trị chuyển nhượng (bằng số):

    (bằng chữ):

    - Số tiền đặt cọc (nếu có) là (bằng số):

    (bằng chữ):

    - Thời điểm thanh toán:

    - Phương thức thanh toán:

    - Bên chuyển nhượng phải chuyển giao để diện tích, đúng hiện trạng và các giấy tờ liên quan đến thửa đất chuyển nhượng và các tài sản kèm theo cho bên nhận chuyển nhượng khi hợp đồng này có hiệu lực..

    - Bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất (nếu có thoả thuận khác), tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ ghi nợ trước đây (nếu có), lệ phí địa chính theo quy định của pháp luật.

    - Bên nhận quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải trả đủ tiền, đúng thời điểm và phương thức thanh toán đã cam kết.

    - Bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nộp lệ phí trước bạ.

    4. Các cam kết khác:

    - Bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất xin cam đoan thửa đất có nguồn gốc hợp pháp, hiện tại không có tranh chấp, không thế chấp, không bảo lãnh, không góp vốn (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận). Nếu có gì man trá trong việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

    - Bên nào không thực hiện những nội dung đã thỏa thuận và cam kết nói trên thì bên đó phải bồi thường cho việc vi phạm hợp đồng gây ra theo quy định của pháp luật.

    - Các cam kết khác:

    - Hợp đồng này lập tại............. ngày.... tháng..... năm..... thành...... bản và có giá trị như nhau và có hiệu lực kể từ ngày được UBND cấp có thẩm quyền dưới đây xác nhận được chuyển nhượng.

    Đại diện bên chuyển nhượng QSDĐ
    (Ghi rõ họ tên, chữ ký)

    Đại diện bên chuyển nhượng QSDĐ
    (Ghi rõ họ tên, chữ ký, dấu nếu có)

    II. PHẦN GHI CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

    Nội dung xác nhận của cơ quan Địa chính, Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi có đất chuyển nhượng:

    - Về giấy tờ sử dụng đất:

    - Về hiện trạng thửa đất:

    Chủ sử dụng đất:

    Loại đất:

    Diện tích:

    Thuộc tờ bản đồ:

    Số thửa đất:

    Đất sử dụng ổn định, không có tranh chấp:

    - Về điều kiện chuyển nhượng: Thuộc trường hợp được chuyển nhượng sử dụng đất quy định tại khoản... Điều 8, Điều 9 (nếu chuyển nhượng đất nông nghiệp) của Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 của Chính phủ.

    Ngày.... tháng.... năm 200
    CƠ QUAN ĐỊA CHÍNH, CẤP HUYỆN
    (ghi rõ họ tên, ký và đóng dấu)

    Ngày.... tháng.... năm 200
    TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
    (ghi rõ họ tên, ký và đóng dấu)

     

    HỢP ĐỒNG SỐ: CT

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    --------------------------------------------

    HỢP ĐỒNG

    THUÊ ĐẤT
    (Mẫu hợp đồng thuê đất ban hành kèm theo Thông tư số 1883/2001/TT-TCĐC ngày 12 tháng 11 năm 2001)

    I. PHẦN GHI CỦA CÁC BÊN

    1. Bên cho thuê đất:

    Ông (bà): Tuổi

    - Nghề nghiệp:

    - Hộ khẩu thường trú:

    2. Bên thuê đất:

    Ông (bà): Tuổi

    - Nghề nghiệp:

    - Hộ khẩu thường trú:

    Hoặc Ông (bà): Tuổi

    - Đại diện cho (đối với tổ chức)

    - Địa chỉ ...........................................................................................

    - Số điện thoại:........................Fax ....................... (nếu có)...........

    Thửa đất cho thuê

    - Diện tích đất cho thuê: m2

    - Loại đất: Hạng đất (nếu có)

    - Thửa số:

    - Tờ bản đồ số:

    - Thời hạn sử dụng đất còn lại:

    - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: do

    cấp ngày tháng năm

    Tài sản gắn liền với đất (nếu có):

    3. Hai bên nhất trí thực hiện các cam kết sau đây:

    - Thời hạn cho thuê là kể từ ngày tháng năm 200 đến ngày tháng năm 200

    - Số tiền thuê đất (bằng số) là: đ/m2 (ha)/năm (tháng)

    (bằng chữ):

    - Thời điểm thanh toán:

    - Phương thức thanh toán:

    - Bên cho thuê bàn giao đất cho bên thuê theo đúng thời gian, diện tích và hiện trạng đất đã ghi trong hợp đồng này.

    - Bên thuê trả tiền thuê đất cho bên cho thuê theo đúng thời điểm và phương thức thanh toán đã ghi trong hợp đồng này.

    - Sử dụng đúng mục đích, đúng ranh giới, không huỷ hoại làm giảm giá trị của đất.

    - Trả lại đất cho bên cho thuê khi hết hạn thuê, đúng diện tích, đúng hiện trạng đã ghi trong hợp đồng này.

    - Bên nào không thực hiện những nội dung đã cam kết ghi trong hợp đồng thì bên đó phải bồi thường thiệt hại do vi phạm gây ra theo quy định của pháp luật.

    - Cam kết khác:

    - Hợp đồng này lập tại.......... ,ngày.... tháng...... năm..... thành...... bản và có giá trị như nhau và có hiệu lực kể từ ngày được Uỷ ban nhân dân.......... dưới đây xác nhận.

    BÊN CHO THUÊ ĐẤT
    (Ghi rõ họ tên, và ký)

    BÊN THUÊ ĐẤT
    (Ghi rõ họ tên, chữ ký)

    II. PHẦN GHI CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

    Nội dung xác nhận của, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất cho thuê:

    - Về giấy tờ sử dụng đất:

    - Về hiện trạng thửa đất:

    Chủ sử dụng đất:

    Loại đất:

    Diện tích:

    Thuộc tờ bản đồ:

    Số thửa đất:

    Đất sử dụng ổn định, không có tranh chấp:

    - Về điều kiện cho thuê đất: Thuộc trường hợp được cho thuê đất quy định tại khoản Điều 15 của Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 của Chính phủ.

    .... , ngày tháng năm 200
    TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
    (ghi rõ họ tên, ký và đóng dấu)

     

    HỢP ĐỒNG SỐ: CTL

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    --------------------------------------------

    HỢP ĐỒNG

    THUÊ LẠI ĐẤT
    (Mẫu hợp đồng thuê đất ban hành kèm theo Thông tư số 1883/2001/TT-TCĐC ngày 12 tháng 11 năm 2001)

    I. PHẦN GHI CỦA CÁC BÊN

    1. Bên cho thuê lại đất:

    Ông (bà): Tuổi

    - Nghề nghiệp:

    - Hộ khẩu thường trú:

    2. Bên thuê lại đất:

    Ông (bà): Tuổi

    - Nghề nghiệp:

    - Hộ khẩu thường trú:

    Hoặc Ông (bà):

    - Đại diện cho (đối với tổ chức)

    - Địa chỉ ...........................................................................................

    - Số điện thoại:........................Fax ....................... (nếu có)...........

    Thửa đất cho thuê lại

    - Diện tích đất cho thuê lại: m2

    - Loại đất: Hạng đất (nếu có)

    - Thửa số:

    - Tờ bản đồ số:

    - Thời hạn sử dụng đất còn lại:

    - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: do

    cấp ngày tháng năm

    Tài sản gắn liền với đất (nếu có):

    3. Hai bên nhất trí thực hiện các cam kết sau đây:

    - Thời hạn cho thuê lại là tháng, kể từ ngày tháng năm 200 đến ngày
    tháng năm 200

    - Số tiền thuê lại đất (bằng số) là: đ/m2 (ha)/năm (tháng)

    (bằng chữ):

    - Thời điểm thanh toán:

    - Phương thức thanh toán:

    - Bên cho thuê bàn giao đất cho bên thuê lại theo đúng thời gian, diện tích và hiện trạng đất đã ghi trong hợp đồng này.

    - Bên thuê trả tiền thuê lại đất cho bên cho thuê theo đúng thời điểm và phương thức thanh toán đã ghi trong hợp đồng này.

    - Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới, không huỷ hoại làm giảm giá trị của đất.

    - Trả lại đất cho bên cho thuê lại khi hết hạn thuê, đúng diện tích, đúng hiện trạng đã ghi trong hợp đồng này.

    - Bên nào không thực hiện những nội dung đã cam kết ghi trong hợp đồng thì bên đó phải bồi thường thiệt hại do vi phạm gây ra theo quy định của pháp luật.

    - Cam kết khác:

    Hợp đồng này lập tại........... ,ngày.... tháng...... năm..... thành...... bản và có giá trị như nhau, có hiệu lực kể từ ngày được Uỷ ban nhân dân dưới đây xác nhận.

    BÊN CHO THUÊ ĐẤT
    (Ghi rõ họ tên, và ký)

    BÊN THUÊ ĐẤT
    (Ghi rõ họ tên, chữ ký)

    II. PHẦN GHI CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

    1. Nội dung xác nhận của UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất cho thuê lại:

    - Về giấy tờ sử dụng đất:

    - Về hiện trạng thửa đất:

    Chủ sử dụng đất:

    Loại đất:

    Diện tích:

    Thuộc tờ bản đồ:

    Số thửa đất:

    Đất sử dụng ổn định, không có tranh chấp:

    - Về điều kiện cho thuê đất: Thuộc trường hợp được cho thuê lại đất quy định tại Điều 16 của Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 của Chính phủ.

    ...., ngày tháng năm 200
    TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
    (ghi rõ họ tên, ký và đóng dấu)

    2. Nội dung xác nhận của Sở Địa chính nơi có đất cho thuê lại:

    - Về giấy tờ sử dụng đất:

    - Về hiện trạng thửa đát:

    Chủ sử dụng đất:

    Loại đất:

    Diện tích:

    Thuộc tờ bản đồ:

    Số thửa đất:

    Đất sử dụng ổn định, không có tranh chấp:

    - Về điều kiện cho thuê lại đất: Thuộc trường hợp được cho thuê lại đất quy định tại Điều 16 của Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 của Chính phủ.

    ..., Ngày ... tháng ..... năm...
    GIÁM ĐỐC SỞ ĐỊA CHÍNH
    (ghi rõ họ, tên, ký và đóng dấu)

    Ghi chú:

    - Trường hợp đất do Uỷ ban nhân dân cấp huyện cho thuê thì ghi nội dung thẩm tra ở mục 1 phần II.

    - Trường hợp đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cho thuê thì ghi nội dung thẩm tra ở mục 2 phần II.

     

    HỢP ĐỒNG SỐ: TC

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    --------------------------------------------

    HỢP ĐỒNG

    THẾ CHẤP BẰNG GIÁ TRỊ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
    (Mẫu hợp đồng thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng ban hành kèm theo Thông tư số 1883/2001/TT-TCĐC ngày 12 tháng 11 năm 2001)

    1. Bên thế chấp:

    Ông (bà): Tuổi

    - Nghề nghiệp:

    - Hộ khẩu thường trú:

    2. Bên nhận thế chấp:

    Ông (bà): Tuổi

    - Nghề nghiệp:

    - Hộ khẩu thường trú:

    Hoặc Ông (bà):

    - Đại diện cho (đối với tổ chức)

    - Địa chỉ .........................................................................................

    - Số điện thoại:........................Fax ....................... (nếu có)...........

    Thửa đất thuế chấp

    - Diện tích đất thế chấp: m2

    - Loại đất: Hạng đất (nếu có)

    - Thửa số:

    - Tờ bản đồ số:

    - Thời hạn sử dụng đất còn lại:

    - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: do

    cấp ngày tháng năm

    Tài sản gắn liền với đất (nếu có):

    3. Hai bên thỏa thuận ký hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để vay vốn như sau:

    1. Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp

    - Quyền được sử dụng đất trong thời hạn thế chấp

    - Quyền được nhận tiền vay do thế chấp quyền sử dụng đất theo hợp đồng này.

    - Quyền được xoá thế chấp sau khi hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đã thỏa thuận trong hợp đồng.

    - Nghĩa vụ làm thủ tục đăng ký và xoá thế chấp tại cơ quan địa chính.

    - Không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh hoặc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất; không làm thay đổi mục đích sử dụng đất; không huỷ hoại làm giảm giá trị đất đã thế chấp.

    - Thanh toán tiền vay đúng hạn, đúng phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng này.

    2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp:

    - Quyền yêu cầu bên thế chấp giao giấy tờ về quyền sử dụng đất thế chấp và giấy tờ về sở hữu tài sản gắn liền với đất thế chấp (nếu có).

    - Quyền kiểm tra, yêu cầu bên thế chấp quyền sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng này.

    - Có nghĩa vụ cho bên thế chấp vay đủ số tiền theo hợp đồng này.

    - Trả lại giấy tờ cho bên thế chấp khi đã thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng này.

    - Thực hiện các nghĩa vụ khác mà hai bên đã thỏa thuận.

    3. Hai bên thỏa thuận các phương thức xử lý quyền sử dụng đất và tài sản thế chấp để thu nợ khi bên thế chấp không trả được nợ như sau:

    - Xử lý quyền sử dụng đất và tài sản đã thế chấp để thu nợ theo hợp đồng này.

    - Trường hợp các bên không thỏa thuận được việc xử lý quyền sử dụng đất, tài sản đã thế chấp để thu nợ thì bên nhận thế chấp được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền đấu giá quyền sử dụng đất đã thế chấp hoặc khởi kiện ra Toà án, phát mại tài sản gắn liền trên đất (nếu có) để thu nợ.

    4. Các thoả thuận khác:

    5. Cam kết của các bên:

    a. Bên thế chấp cam kết rằng quyền sử dụng đất đem thế chấp và tài sản gắn liền với đất là hợp pháp và không có tranh chấp.

    b. Hai bên cam kết thực hiện đúng, đầy đủ các điều đã thỏa thuận trong hợp đồng.

    c. Bên nào không thực hiện đúng, đầy đủ các thoả thuận đã ghi trong hợp đồng phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

    d. Hợp đồng này lập tại ngày tháng năm 200, thành 03 bản có giá trị như nhau:

    - Bên thế chấp giữ 01 bản;

    - Bên nhận thế chấp giữ 01 bản;

    - Đăng ký thế chấp 01 bản.

    đ. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền sau đây xác nhận.

    ĐẠI DIỆN BÊN THẾ CHẤP
    (Ký, ghi rõ họ tên)

    BÊN NHẬN THẾ CHẤP
    (ghi rõ họ tên, ký và đóng dấu)

    II. PHẦN GHI CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

    1. Xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất cho thuế chấp:

    - Về giấy tờ sử dụng đất:

    - Về hiện trạng thửa đất:

    Chủ sử dụng đất:

    Loại đất:

    Diện tích:

    Thuộc tờ bản đồ số:

    Số thửa đất:

    Đất sử dụng ổn định, không có tranh chấp:

    - Về điều kiện thế chấp: Thuộc trường hợp được thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất quy định tại điểm khoản 11 Điều 1 của Nghị định số 79/2001/NĐ-CP ngày 01/11/2002 của Chính phủ.

    - Đăng ký thế chấp từ ngày tháng năm 200 đến ngày... tháng... năm 200..., tại Uỷ ban nhân dân.

    ..., ngày... tháng.... năm 200...
    TM. Uỷ ban nhân dân
    (ghi rõ họ tên, ký và đóng dấu)

    2. Xác nhận xoá thế chấp:

    Ông (bà):

    Địa chỉ:

    đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ giờ ngày tháng năm

    Bên nhận thế chấp
    (ký, ghi rõ họ, tên, dấu)

    3. Xác nhận xoá đăng ký hoặc thay đổi đăng ký thế chấp (nếu có) của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất thế chấp

    Xoá đăng ký hoặc thay đổi đăng ký thế chấp từ ngày tháng năm 200

    ...., Ngày tháng năm 200
    TM. Uỷ ban nhân dân
    (ký, ghi rõ họ tên, dấu)

     

    HỢP ĐỒNG SỐ: BL

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    --------------------------------------------

    HỢP ĐỒNG

    BẢO LÃNH BẰNG GIÁ TRỊ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
    (Mẫu hợp đồng bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất ban hành kèm theo Thông tư số 1883/2001/TT-TCĐC ngày 12 tháng 11 năm 2001)

    I. PHẦN GHI CÁC BÊN

    1. Bên bảo lãnh:

    Ông (bà): Tuổi

    - Nghề nghiệp:

    - Hộ khẩu thường trú:

    2. Bên được bảo lãnh:

    Ông (bà): Tuổi

    - Nghề nghiệp:

    - Hộ khẩu thường trú:

    Hoặc Ông (bà):

    - Đại diện cho (đối với tổ chức)

    - Địa chỉ .........................................................................................

    - Số điện thoại:........................Fax ....................... (nếu có)...........

    3. Bên nhận bảo lãnh:

    Ông (bà):

    - Nghề nghiệp:

    - Hộ khẩu thường trú:

    Hoặc Ông (bà):

    - Đại diện cho (đối với tổ chức):

    - Địa chỉ:

    - Số điện thoại: Fax (nếu có):

    Thửa đất bảo lãnh

    - Diện tích đất bảo lãnh: m2

    - Loại đất: Hạng đất (nếu có)

    - Thửa số:

    - Tờ bản đồ số:

    - Thời hạn sử dụng đất còn lại:

    - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: do

    cấp ngày tháng năm

    Tài sản gắn liền với đất (nếu có):

    4. Các bên thỏa thuận ký hợp đồng bảo lãnh quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để vay vốn như sau:

    a. Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh

    - Quyền được sử dụng đất trong thời hạn bảo lãnh

    - Quyền được nhận tiền vay do bảo lãnh quyền sử dụng đất theo hợp đồng này.

    - Quyền được xoá bảo lãnh sau khi hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đã thỏa thuận trong hợp đồng.

    - Nghĩa vụ làm thủ tục đăng ký và xoá bảo lãnh tại cơ quan có thẩm quyền.

    - Không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh hoặc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất; không làm thay đổi mục đích sử dụng đất; không huỷ hoại làm giảm giá trị đất đã bảo lãnh.

    b. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh:

    Quyền yêu cầu bên bảo lãnh giao giấy tờ về quyền sử dụng đất bảo lãnh và giấy tờ về sở hữu tài sản gắn liền với đất bảo lãnh (nếu có).

    - Quyền kiểm tra, yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng này.

    - Có nghĩa vụ cho bên bảo lãnh vay đủ số tiền theo hợp đồng này.

    - Trả lại giấy tờ cho bên bảo lãnh khi đã thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng này.

    - Thực hiện các nghĩa vụ khác mà các bên đã thỏa thuận.

    c. Quyền và nghĩa vụ của bên được bảo lãnh:

    - Được vay đủ số tiền theo hợp đồng này.

    - Thực hiện các nghĩa vụ mà các bên đã thỏa thuận.

    5. Các bên thỏa thuận phương thức xử lý quyền sử dụng đất và tài sản bảo lãnh để thu nợ khi bên được bảo lãnh không trả được nợ như sau:

    - Xử lý quyền sử dụng đất và tài sản đã bảo lãnh để thu nợ theo hợp đồng này.

    - Trường hợp các bên không thỏa thuận được việc xử lý quyền sử dụng đất và tài sản đã bảo lãnh để thu nợ thì bên nhận bảo lãnh được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền đấu giá quyền sử dụng đất đã bảo lãnh hoặc khởi kiện ra Toà án, phát mại tài sản gắn liền trên đất (nếu có) để thu nợ.

    6. Các thỏa thuận khác:

    7. Cam kết của các bên:

    a. Bên bảo lãnh cam kết rằng quyền sử dụng đất đem bảo lãnh và tài sản gắn liền với đất là hợp pháp và không có tranh chấp.

    b. Các bên cam kết thực hiện đúng, đầy đủ các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng này.

    c. Bên nào không thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

    d. Hợp đồng này lập tại ngày.... tháng.... năm 200..., thành 04 bản có giá trị như nhau:

    - Bên bảo lãnh giữ 01 bản;

    - Bên nhận bảo lãnh giữ 01 bản;

    - Bên được bảo lãnh giữ 01 bản;

    - Đăng ký bảo lãnh 01 bản.

    đ. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền sau đây xác nhận.

    Bên bảo lãnh
    (Ký, ghi ghi rõ họ tên)

    Bên được bảo lãnh
    (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)

    Tổ chức tín dụng
    (Bên nhận bảo lãnh)
    (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

    II. PHẦN GHI CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

    1. Xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất bảo lãnh:

    - Về giấy tờ sử dụng đất:

    - Về hiện trạng thửa đất:

    Chủ sử dụng đất:

    Loại đất:

    Diện tích:

    Thuộc tờ bản đồ số:

    Số thửa đất:

    Đất sử dụng ổn định, không có tranh chấp:

    - Về điều kiện bảo lãnh: Thuộc trường hợp được bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất quy định tại điểm 1 khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 79/2001/NĐ-CP ngày 01/11/2002 của Chính phủ.

    - Đăng ký bảo lãnh từ ngày tháng năm 200 đến ngày tháng năm 200 , tại Uỷ ban nhân dân.

    ..., ngày tháng năm 200
    TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
    (ghi rõ họ tên, ký và đóng dấu)

    2. Xác nhận xoá bảo lãnh:

    Ông (bà):

    Địa chỉ:

    đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ:.... giờ.... ngày.... tháng... năm....

    BÊN NHẬN BẢO LÃNH

    (ký, ghi rõ họ, tên, dấu)

    3. Xác nhận xoá đăng ký bảo lãnh hoặc thay đổi đăng ký bảo lãnh (nếu có) của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất bảo lãnh.

    Xoá đăng ký bảo lãnh hoặc thay đổi đăng ký bảo lãnh từ ngày.... tháng... năm 200

    ...., Ngày tháng năm 200
    TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
    (ký, ghi rõ họ tên, dấu)

     

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    TỜ KHAI GÓP VỐN BẰNG GIÁ TRỊ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

    (Mẫu Tờ khai góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng ban hành kèm theo Thông tư số 1883/2001/TT-TCĐC ngày 12 tháng 11 năm 2001)

    I. PHẦN GHI CỦA BÊN GÓP VỐN

    1. Bên góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất

    Ông (bà): Tuổi

    - Nghề nghiệp:

    - Hộ khẩu thường trú:

    2. Bên nhận góp vốn:

    Ông (bà): Tuổi

    - Nghề nghiệp:

    - Hộ khẩu thường trú:

    Hoặc Ông (bà):

    - Đại diện cho (đối với tổ chức)

    - Địa chỉ:

    Điện thoại: Fax (nếu có):

    3. Các bên liên quan:

    Ông (bà): Tuổi:

    - Nghề nghiệp:

    - Hộ khẩu thường trú:

    Hoặc Ông (bà):

    - Đại diện cho (đối với tổ chức):

    - Địa chỉ:

    - Số điện thoại: Fax (nếu có):

    Thửa đất góp vốn

    - Diện tích đất góp vốn: m2

    - Loại đất: Hạng đất (nếu có)

    - Thửa số:

    - Tờ bản đồ số:

    - Thời hạn sử dụng đất còn lại:

    - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: do

    cấp ngày tháng năm

    Tài sản gắn liền với đất (nếu có):

    4. Giá trị quyền sử dụng đất góp vốn:

    + Đơn giá: đ/m2 (ha)/năm (hoặc USD/m2 (ha)/năm

    + Tổng giá trị góp vốn bằng quyền sử dụng đất (bằng số):

    (bằng chữ):

    5. Mục đích góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất:

    .....,ngày tháng năm 200
    Bên góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất
    (Ký, ghi rõ họ tên)

    ngày tháng năm 200
    Các bên còn lại
    (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có)

    II. PHẦN GHI CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

    1. Xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất góp vốn:

    - Về giấy tờ sử dụng đất:

    - Về hiện trạng thửa đất:

    Chủ sử dụng đất:

    Loại đất:

    Diện tích:

    Thuộc tờ bản đồ số:

    Số thửa đất:

    Đất sử dụng ổn định, không có tranh chấp:

    - Về điều kiện góp vốn: Thuộc trường hợp được góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất quy định tại khoản Điều 32 của Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 của Chính phủ.

    ...., ngày tháng năm 200
    TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
    (ghi rõ họ tên, ký và đóng dấu)

    2. Xác nhận xoá đăng ký hoặc thay đổi đăng ký góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất (nếu có) của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất:

    Chủ sử dụng đất:

    Loại đất:

    Diện tích:

    Thuộc tờ bản đồ số:

    Số thửa đất:

    Xoá đăng ký hoặc thay đổi đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất nói trên từ ngày tháng năm 200

     

    ...., ngày tháng năm 200
    TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
    (ghi rõ họ tên, ký và đóng dấu) 

     

     

     

    như vậy các bạn và các luật sư cùng các ông bà chánh an ,viện trưởng viện kiểm sát, hộ đồng nhân dân ,các bộ trương thứ trưởng ,ông bà giám đốc và nhà làm luật cho ngân hàng cũng phải biết được thông tư hương dẫn này chứ....thế thì làm sao có thể nhầm lẫn các thủ tục giấy tờ về cả mặt đĩnh nghĩa và nội dung bao quát xuyên suốt bên trong mỗi thủ tục giấy tờ chứ.nếu bạn đã đọc thông tư này bạn sẽ hiểu .còn các ông các bà mà cứ cho HĐTC QSDD và HĐ bảo lãnh như nhau đồng nhất về nội dung hay muốn viết gì vào nội dung của hai loại hợp đồng này là sai rồi đấy sẽ giống các cậu bé và cô bé làm sai dàn cương của cô giáo về dàn bài tả cây táo thành cây sung rồi đấy .

    tóm lại là khi hợp đồng mang tên là"HĐTC QSDD của bên thứ ba để vay vốn ngân hàng "mà có đại diện ba bên ký ,có nội dung bảo lãnh của bên thứ ba là trái với văn bản và quy định của BLDS .nên tôi đồng tình với một số bạn có ý kiến như tôi .mà bạn cũng biết đấy chẳng có người dân nào mang sổ đỏ ra để lừa các ngân hàng đâu vì đây chính là chỗ trú chân ngàn đời của họ và bao thế hệ theo sau nữa mà có lừa đảo thì chỉ có cá nhân hoặc các tổ chức lừa đảo người dân vô tội thôi chính các ông bà tín dụng và các ông bà công chứng có giám khẳng định làm tròn vai trò của mình trong các trường hợp này 100% chưa.nếu làm tròn chì chẳng có loại hợp đồng này tồn tại trên xã hội và sẽ không có nhiều người dân mất nhf cửa trở thành người vô gia cư đâu

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chuoitay826 vì bài viết hữu ích
    candy_lusikoo (07/01/2015)
  • #348723   07/10/2014

    tuvietnam
    tuvietnam

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/10/2014
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 141
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 8 lần


    Chào bạn ! Bạn có thể tham khảo một số điều về hợp đồng thế chấp và bảo lãnh ,phần nào giúp được bạn trong trường hợp này .

    "Ðiều 318. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

    1. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bao gồm:

    a) Cầm cố tài sản;

    b) Thế chấp tài sản;

    c) Ðặt cọc;

    d) Ký cược;

    đ) Ký quỹ;

    e) Bảo lãnh;

    g) Tín chấp.

    2. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về biện pháp bảo đảm thì người có nghĩa vụ phải thực hiện biện pháp bảo đảm đó.

     Ðiều 342. Thế chấp tài sản

    1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.

    Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp.

    Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

    Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản được hình thành trong tương lai.

    2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

    3. Việc thế chấp quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại các điều từ Ðiều 715 đến Ðiều 721 của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

     

    Ðiều 361. Bảo lãnh

    Bảo lãnh là việc người thứ ba (say đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.

    Ðiều 367. Quyền yêu cầu của bên bảo lãnh

    Khi bên bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi bảo lãnh, nếu không có thỏa thuận khác.".

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #348748   07/10/2014

    Nganhangtienphong
    Nganhangtienphong

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào các bạn!

    THÔNG TƯ  CỦA TỔNG CỤC ĐỊA CHÍNH SỐ 1883/2001/TT-TCĐC NGÀY 12 THÁNG 11 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN MẪU CÁC HỢP ĐỒNG ĐỂ THỰC HIỆN CÁC QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT

    đã hết hiệu lực sau khi Nghị định 181/2004/NĐ-CP ra đời.

    Vậy các bạn nghĩ sao???

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #348750   07/10/2014

    tran72
    tran72

    Sơ sinh


    Tham gia:06/10/2014
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Chào các bạn!

    Thông tư mà bạn chuoitay nêu đã hết hiệu lực khi Nghị định 181/2004/NĐ-CP ra đời.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #385815   31/05/2015

    hdvoz123
    hdvoz123

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/05/2015
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Dạ cho em hỏi thế còn đối với câu "Thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất là hai hình thức chuyển quyền sử dụng đất khác nhau" thì giải thích sao vậy?

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư ĐẶNG VĂN CƯỜNG, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà VP số 65B phố Tôn Đức Thắng, phường Quốc Tử Giám, Đống Đa, thành phố Hà Nội

Mobile: 0977.999.896 - 046.2929.386. Fax: 0437.327.407

Gmail: :LuatSuChinhPhap@gmail.com. Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn