Hợp đồng thế chấp và bảo lãnh

Chủ đề   RSS   
  • #256144 18/04/2013

    nguyencongvan

    Mầm

    Hoà Bình, Việt Nam
    Tham gia:30/07/2010
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 510
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 7 lần


    Hợp đồng thế chấp và bảo lãnh

    Chao Luat su. toi xin hoi về trường hợp khách hàng vay vốn ngân hàng nhưng sử dụng tài sản của bên thứ 3 (quyền sử dụng đất) để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ của mình. Vậy trong trường hợp này bên thứ 3 và ngân hàng sẽ phải ký kết hợp đồng thế chấp hay hợp đồng bảo lãnh. Nếu ký kết hợp đồng thế chấp thì có đúng với quy định của pháp luật ko?

    xin cảm ơn

     
    89360 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyencongvan vì bài viết hữu ích
    dailythuehatinh (28/07/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #386918   08/06/2015

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Thế chấp và bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất không phải là hai hình thức chuyển quyền sử dụng đất, mà chỉ là hai biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong giao dịch dân sự.

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    Báo quản trị |  
  • #396576   17/08/2015

    talaquaden
    talaquaden

    Sơ sinh

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Đào mộ tí!

    Mình cũng đang gặp trường hợp ntn, các LS giải quyết trường hợp này ntn rồi ak? cho mình xin chút ý kiến tham khảo?

     
    Báo quản trị |  
  • #422349   22/04/2016

    qtdminhdan
    qtdminhdan

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:13/05/2015
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 175
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Biện pháp bảo đảm tiền vay theo Quy định tại BLDS thì là "Bảo lãnh" nhưng về hình thức thì đó là Thế chấp quyền sử dụng đất khi đó ta lại áp dụng Vật quyền là "Luật Đất đai" Theo chương XI quy định Quyền và nghĩa vụ của Người sử dụng đất thì đó là Thế chấp, vật quyền không có bảo lãnh.

    Về tên Hợp đồng thì Theo khoản 22 Điều 1 Nghị đinh số 11/2012/NĐ-CP Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP thì đây là thế chấp "Thay thế cụm từ “thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng của người thứ ba” bằng cụm từ “thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của người khác” tại khoản 4 Điều 72."

    Đó là suy nghĩ của cá nhân tôi, mọi người cùng thảo luận.

     
    Báo quản trị |  
  • #423705   06/05/2016

    acauk57b
    acauk57b

    Male
    Sơ sinh

    Yên Bái, Việt Nam
    Tham gia:20/04/2016
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Trả lời: Hợp đồng thế chấp và bảo lãnh

    Qua câu hỏi bạn đưa ra thì công ty luật Việt Kim chũng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

    Theo quy định của BLDS 2005 tại"Ðiều 318. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

    1. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bao gồm:

    a) Cầm cố tài sản;

    b) Thế chấp tài sản;

    c) Ðặt cọc;

    d) Ký cược;

    đ) Ký quỹ;

    e) Bảo lãnh;

    g) Tín chấp.

    2. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về biện pháp bảo đảm thì người có nghĩa vụ phải thực hiện biện pháp bảo đảm đó.

     Ðiều 342. Thế chấp tài sản

    1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.

    Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp.

    Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

    Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản được hình thành trong tương lai.

    2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

    3. Việc thế chấp quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại các điều từ Ðiều 715 đến Ðiều 721 của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

     

    Ðiều 361. Bảo lãnh

    Bảo lãnh là việc người thứ ba (say đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.

    Ðiều 367. Quyền yêu cầu của bên bảo lãnh

    Khi bên bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi bảo lãnh, nếu không có thỏa thuận khác.".

     

    Do đó, "Bảo lãnh" và "Thế chấp" là một trong các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự quy định tại Điều 318 BLDS 2005.

              Trong đó, khái niệm thế chấp và bảo lãnh có sự khác nhau nên sẽ kéo theo về mặt pháp lý có sự khác nhau:

    +  Thế chấp là bên có nghĩ vụ dùng tài sản của mình để đảm bảo cho khả năng thực hiện nghĩa vụ (trả nợ).

    +  Bảo lãnh là dùng tài sản của bên thứ ba để bảo đảm cho nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ (người vay) nếu người vay không trả nợ hoặc không còn khả năng trả nợ thì xử lý tài của người bảo lãnh để trừ nợ.

    Trong số 7 biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành thì không có biện phám nào là "thế chấp tài sản của bên thứ ba".Mặt khác, theo quy định của pháp luật hiện hành thì thế chấp chỉ có "hai bên" còn bảo lãnh mới có "bên thứ ba - Bên thế chấp".

    Vì vậy, nếu Ngân hàng không sử dụng hợp đồng bảo lãnh mà thiết lập hợp đồng thế chấp tài sản của bên thứ ba (loại giao dịch mà pháp luật không có quy định để thay thế cho một loại giao dịch đã được quy định cụ thể - Bảo lãnh). Vì vậy, nếu ngân hàng thiết lập hợp đồng thế chấp là trái với quy định của pháp luật.

    Sự khác nhau cơ bản giữa bảo lành và thế chấp không chỉ ở chỗ người đứng tên đối với tài sản đảm bảo mà còn khác nhau về cách giải quyết hậu quả sau khi ngân hàng thu hồi nợ: Nếu ở hợp đồng thế chấp thì sau khi ngân xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ là mọi việc chấm dứt, các giao dịch, các mối quan hệ được giải quyết xong. Tuy nhiên, nếu là hợp đồng bảo lãnh thì sau khi tài sản đảm bảo của bên bảo lãnh bị xử lý thì bên bảo lãnh có quyền yêu cầu (hoặc khởi kiện) bên có nghĩa vụ phải bồi hoàn lại giá trị mà bên bảo lãnh đã bỏ ra để thực hiện thay cho bên vay tiền.

    Do vậy, nếu ai đó dám mang tài sản của mình ra để "đặt cược"(bảo đảm) cho khả năng trả nợ của một tổ chức hoặc cá nhân khác với Ngân hàng thì phải hiểu rõ hậu quả pháp lý của sự bảo đảm đó và hợp đồng nhất thiết phải là hợp đồng bảo lãnh.

              Để được tư vấn miễn phí một cách cụ thể hơn, bạn hãy liên hệ với tôi theo số ĐT: 0946316491

     
    Báo quản trị |  
  • #423908   08/05/2016

    qtdminhdan
    qtdminhdan

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:13/05/2015
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 175
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    acauk57b viết:

    Qua câu hỏi bạn đưa ra thì công ty luật Việt Kim chũng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

    Theo quy định của BLDS 2005 tại"Ðiều 318. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

    1. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bao gồm:

    a) Cầm cố tài sản;

    b) Thế chấp tài sản;

    c) Ðặt cọc;

    d) Ký cược;

    đ) Ký quỹ;

    e) Bảo lãnh;

    g) Tín chấp.

    2. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về biện pháp bảo đảm thì người có nghĩa vụ phải thực hiện biện pháp bảo đảm đó.

     Ðiều 342. Thế chấp tài sản

    1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.

    Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp.

    Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

    Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản được hình thành trong tương lai.

    2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

    3. Việc thế chấp quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại các điều từ Ðiều 715 đến Ðiều 721 của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

     

    Ðiều 361. Bảo lãnh

    Bảo lãnh là việc người thứ ba (say đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.

    Ðiều 367. Quyền yêu cầu của bên bảo lãnh

    Khi bên bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi bảo lãnh, nếu không có thỏa thuận khác.".

     

    Do đó, "Bảo lãnh" và "Thế chấp" là một trong các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự quy định tại Điều 318 BLDS 2005.

              Trong đó, khái niệm thế chấp và bảo lãnh có sự khác nhau nên sẽ kéo theo về mặt pháp lý có sự khác nhau:

    +  Thế chấp là bên có nghĩ vụ dùng tài sản của mình để đảm bảo cho khả năng thực hiện nghĩa vụ (trả nợ).

    +  Bảo lãnh là dùng tài sản của bên thứ ba để bảo đảm cho nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ (người vay) nếu người vay không trả nợ hoặc không còn khả năng trả nợ thì xử lý tài của người bảo lãnh để trừ nợ.

    Trong số 7 biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành thì không có biện phám nào là "thế chấp tài sản của bên thứ ba".Mặt khác, theo quy định của pháp luật hiện hành thì thế chấp chỉ có "hai bên" còn bảo lãnh mới có "bên thứ ba - Bên thế chấp".

    Vì vậy, nếu Ngân hàng không sử dụng hợp đồng bảo lãnh mà thiết lập hợp đồng thế chấp tài sản của bên thứ ba (loại giao dịch mà pháp luật không có quy định để thay thế cho một loại giao dịch đã được quy định cụ thể - Bảo lãnh). Vì vậy, nếu ngân hàng thiết lập hợp đồng thế chấp là trái với quy định của pháp luật.

    Sự khác nhau cơ bản giữa bảo lành và thế chấp không chỉ ở chỗ người đứng tên đối với tài sản đảm bảo mà còn khác nhau về cách giải quyết hậu quả sau khi ngân hàng thu hồi nợ: Nếu ở hợp đồng thế chấp thì sau khi ngân xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ là mọi việc chấm dứt, các giao dịch, các mối quan hệ được giải quyết xong. Tuy nhiên, nếu là hợp đồng bảo lãnh thì sau khi tài sản đảm bảo của bên bảo lãnh bị xử lý thì bên bảo lãnh có quyền yêu cầu (hoặc khởi kiện) bên có nghĩa vụ phải bồi hoàn lại giá trị mà bên bảo lãnh đã bỏ ra để thực hiện thay cho bên vay tiền.

    Do vậy, nếu ai đó dám mang tài sản của mình ra để "đặt cược"(bảo đảm) cho khả năng trả nợ của một tổ chức hoặc cá nhân khác với Ngân hàng thì phải hiểu rõ hậu quả pháp lý của sự bảo đảm đó và hợp đồng nhất thiết phải là hợp đồng bảo lãnh.

              Để được tư vấn miễn phí một cách cụ thể hơn, bạn hãy liên hệ với tôi theo số ĐT: 0946316491

    Làm theo quy định này thì sao hảo hữu?

    "Khoản 22 Điều 1 Nghị đinh số 11/2012/NĐ-CP Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP thì đây là thế chấp "Thay thế cụm từ “thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng của người thứ ba” bằng cụm từ “thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của người khác” tại khoản 4 Điều 72."

     

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư ĐẶNG VĂN CƯỜNG, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà VP số 65B phố Tôn Đức Thắng, phường Quốc Tử Giám, Đống Đa, thành phố Hà Nội

Mobile: 0977.999.896 - 046.2929.386. Fax: 0437.327.407

Gmail: :LuatSuChinhPhap@gmail.com. Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn