Chào bạn.
Câu hỏi của bạn rất hay về vấn đề khi nào thi ký HĐLĐ và HĐDVLĐ, sự khác nhau giữa hai loại hinh HĐ này, nên hay không nên...
Tại điều 385 Bộ luật dân sự quy định: Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Tại khoản 1 Điều 13 Bộ luật lao động quy định: HĐLĐ là Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
Như vậy, HĐLĐ cũng là một dạng của hợp đồng dân sự trong quan hệ lao động mà thôi. Nếu xác định là hợp đồng lao động thì pháp luật chuyên ngành đều chỉnh sẽ là Bộ luật lao động.
Nếu hai bên thỏa thuận hợp đồng tuy có tên gọi không phải là hợp đồng lao động (VD như hợp đồng dịch vụ lao động...) nhưng trong nội dung thỏa thuận thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động và vẫn áp dụng giải quyết theo Bộ luật lao động. Còn nếu trong nội dung thỏa thuận không thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì ko được xem là HĐLĐ và không áp dụng Bộ luật lao động để giải quyết các vấn đề phát sinh giữa hai bên mà lúc đó áp dụng Bộ luật dân sự về vấn đề dịch vụ.
Như vậy, việc lựa chọn tên gọi như thế nào? quan hệ pháp luật ra sao cho phù hợp...hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của hai bên khi thương lượng và ký kết hợp đồng. Đối với người lao động nếu xác định là làm công hưởng lương, mong muốn gắn kết lâu dài và được pháp luật bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp thì nên yêu cầu người sử dụng lao động ký kết hợp đồng lao động. Đối với người sử dụng lao động, nếu muốn trọng dụng người có tài, mong muốn giữ chân người lao động và đãi ngộ họ theo các chế độ quy định của pháp luật lao động chứ không nên "lách" luật để ký kết hợp đồng không phải là HĐLĐ nhằm nế trách các ngĩa vụ tham gia chế độ cho NLĐ.
Thânme61n
Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN
Trưởng văn phòng Luật sư PHÚ VINH - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 332/42i Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
ĐT liên hệ: 028.35160119; Di động: 0913.623.699
Website: www.luatsuphuvinh.com;
Email: nguyennhattuan71@yahoo.com
nguyennhattuan040671@gmail.com
Các lĩnh vực, công việc đảm nhận:
- Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong mọi lĩnh vực pháp luật;
- Luật sư bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp đất đai, tài sản...;
- Luật sư đại diện theo ủy quyền trong tố tụng, đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng liên quan đến pháp luật;
- Thực hiện các dịch vụ pháp lý như: dự thảo đơn từ, văn bản, hợp đồng, di chúc, thỏa thuận...
- Thực hiện các dịch vụ pháp luật khác...
Chất lượng uy tín, chi phí hợp lý