Hợp đồng góp vốn đầu tư mua đất dự án

Chủ đề   RSS   
  • #444930 06/01/2017

    lekhandhuy

    Male
    Sơ sinh

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:03/02/2015
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Hợp đồng góp vốn đầu tư mua đất dự án

    Chào các Luật sư

    Em hiện tại đang muốn hỏi về vấn để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư trong hợp đồng góp vốn đầu tư mua đất dự án? Cụ thể được quy định trong những luật , nghị định , thông tư hoặc công văn nào ?

    Như chúng ta đã biết trong thời gian gần đây hợp đồng này rất phổ biến do nhu cầu thị hiếu ham giá rẻ của chủ đầu tư nhưng k biết nguy hiểm đang rình rập , các trường hợp có thể xảy ra

    - Chủ dự án không đủ khả năng kinh tế và bỏ trốn

    - Chủ đầu tư sau khi hoàn thành các điều kiện (như xây theo thiết kế bản vẻ) thì chủ dự án không chịu tách sổ sang tên chuyển nhượng

    -......

     
    22621 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lekhandhuy vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/07/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #445188   12/01/2017

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Pháp luật Việt Nam không cho phép chủ đầu tư có thể bán nhà đất từ trong dự án nhưng các chủ đầu tư đã lách luật bằng cách sáng tạo ra “hợp đồng góp vốn” với hình thức huy động vốn từ các nhà đầu tư, nhưng bản chất nó lại là hợp đồng mua bán nhà, đất.  Đây được xem là hình thức huy động vốn hợp lý và phù hợp với tình hình bất động sản ở nước ta hiện nay. Bởi lẽ chủ đầu tư cần vốn để triển khai dự án kịp tiến độ và ổn định đầu ra, còn người góp vốn có thể mua được đất giá gốc để ở hoặc bán lại kiếm lời. Tuy nhiên, hình thức này vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro mà người bị thiệt hại lớn nhất chính là người góp vốn. Rủi ro đầu tiên chính là chủ đầu tư thường lợi dụng việc người góp vốn ít có khả năng tiếp cận thông tin bất động sản hoặc chưa nắm bắt đầy đủ thông tin về dự án, để ký hợp đồng trong khi dự án còn chưa hoàn thiện về các thủ tục pháp lý, chưa đền bù giải phóng mặt bằng, chưa có quyết định giao đất…

    Hiện nay, cách thức góp vốn này chịu sự chi phối trực tiếp của các quy định pháp luật sau đây:

    -         Luật kinh doanh bất động sản 2014

    -         Bộ luật dân sự 2015

    -         Nghị định 76/2015/NĐ-CP

    -         Luật nhà ở 2014

    -         …..

    Trên đây là nội dung trả lời trường hợp bạn hỏi và hy vọng sẽ có cách giải quyết cho bạn. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    hoanganhthu.277 (11/10/2017)
  • #445229   13/01/2017

    lekhandhuy
    lekhandhuy

    Male
    Sơ sinh

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:03/02/2015
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    toanvv viết:

    Pháp luật Việt Nam không cho phép chủ đầu tư có thể bán nhà đất từ trong dự án nhưng các chủ đầu tư đã lách luật bằng cách sáng tạo ra “hợp đồng góp vốn” với hình thức huy động vốn từ các nhà đầu tư, nhưng bản chất nó lại là hợp đồng mua bán nhà, đất.  Đây được xem là hình thức huy động vốn hợp lý và phù hợp với tình hình bất động sản ở nước ta hiện nay. Bởi lẽ chủ đầu tư cần vốn để triển khai dự án kịp tiến độ và ổn định đầu ra, còn người góp vốn có thể mua được đất giá gốc để ở hoặc bán lại kiếm lời. Tuy nhiên, hình thức này vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro mà người bị thiệt hại lớn nhất chính là người góp vốn. Rủi ro đầu tiên chính là chủ đầu tư thường lợi dụng việc người góp vốn ít có khả năng tiếp cận thông tin bất động sản hoặc chưa nắm bắt đầy đủ thông tin về dự án, để ký hợp đồng trong khi dự án còn chưa hoàn thiện về các thủ tục pháp lý, chưa đền bù giải phóng mặt bằng, chưa có quyết định giao đất…

    Hiện nay, cách thức góp vốn này chịu sự chi phối trực tiếp của các quy định pháp luật sau đây:

    -         Luật kinh doanh bất động sản 2014

    -         Bộ luật dân sự 2015

    -         Nghị định 76/2015/NĐ-CP

    -         Luật nhà ở 2014

    -         …..

    Trên đây là nội dung trả lời trường hợp bạn hỏi và hy vọng sẽ có cách giải quyết cho bạn. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

    Ví dụ như chủ đầu tư vi phạm qui định về Pháp luật thì người mua có thể khiếu nại lên Sở Tài Nguyên và Phòng Quản lí đô thị để yêu cầu xem xét kiểm tra lại dự án không ạ?
    Thứ 2, Về việc người mua đang tranh chấp đất đai = Hợp đồng góp vốn thì có thể yêu cầu UBND phường áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để tạm phong tỏa đất dự án không ạ?
    Thứ 3 , Khi tranh chấp về đất đai = HDGV thì thẩm quyền giải quyết là UBND xã,phường, quận phải không ạ ?
    thứ 4 , Theo e hiểu nghị định về cấp số nhà ở TPHCM thì "Đối tượng không đánh số và gắn biển số nhà: nhà ở, công trình xây dựng được xây dựng không phép trong khu vực cấm xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng." vậy thì nhà dự án khi đang tranh chấp mà không xây dựng trong khu vực cấm thì vẫn có quyền yêu cầu cấp số nhà phải không ạ ?

     
    Báo quản trị |  
  • #522961   09/07/2019

    Xin Ban thư ký Thư viện pháp luật cho biết về thủ tục mua đất dự án trồng rừng do chi nhánh của công ty cổ phần đang sử dụng gồm những bước như thế nào ?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn huynhieunghia67 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/07/2019)
  • #522995   09/07/2019

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Theo điều 129 Luật đất đai năm 2013 thì hạn mức giao đất đối với đất với đất rừng sản xuất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân là không quá 30 héc ta.

    Căn cứ tại điều 104 Luật đất đai năm 2013  thì tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng và cây lâu năm có tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

    Theo quy định tại điều 188 Luật đất đai năm 2013 thì người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

    –  Có Giấy chứng nhận

    –  Đất không có tranh chấp;

    –  Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

    –  Trong thời hạn sử dụng đất.

    Ngoài ra, theo quy định tại điều 135 Luật đất đai như sau: 

    ” Điều 135. Đất rừng sản xuất

    1. Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho tổ chức quản lý rừng để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

    2. Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định sau đây:

    a) Giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo hạn mức quy định tại điểm b khoản 3 Điều 129 của Luật này để sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp. Đối với diện tích đất rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất;

    b) Cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng;

    c) Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm.

    3. Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất rừng sản xuất được kết hợp kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng.

    4. Đất rừng sản xuất tập trung ở những nơi xa khu dân cư không thể giao trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân thì được Nhà nước giao cho tổ chức để bảo vệ và phát triển rừng kết hợp với sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản.”

    Do đó, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai. Theo thông tin bạn đưa ra thì hai bên phải tiến hành thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng và bàn giao sổ đỏ cho bên mua, và khi hợp đồng chuyển nhượng đã phát sinh hiệu lực, và bên mua có quyền với mảnh đất đã mua, được phép tiến hành thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua.

    Sau khi hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được ký kết và đã hoàn thành thủ tục công chứng theo quy định của pháp luật thì người nhận chuyển nhượng nộp hồ sơ đăng ký biên động quyền sử dụng đất theo Điều 95 Luật đất đai 2013, sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện nơi có đất.

    Tuy nhiên, để việc sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thuận lợi và nhanh chóng thì bên bán và bên mua nên trực tiếp thực hiện việc sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vì trong quá trình thực hiện sẽ có những giấy tờ cần chữ ký của cả bên bán và bên mua.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/07/2019)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.