Với vướng mắc trên, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:
Theo Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan”.
Tình trạng cho vay tiền rồi làm hợp đồng mua bán nhà, đất (giả tạo) để đảm bảo khoản vay là rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, xét theo góc độ quy định pháp luật thì với các giao dịch mua bán nhà thì cả hai bên đều tự nguyện, tự thỏa thuận, đủ năng lực hành vi dân sự, hồ sơ đầy đủ thì đúng quy định pháp luật.
Đương nhiên với các hợp đồng, khi công chứng, công chứng viên đều yêu cầu cả hai bên đọc lại thật kỹ các điều khoản. Cũng có trường hợp người đi vay (bán nhà) đổi ý không tiếp tục hợp đồng mua bán sau khi có thời gian đọc lại, suy nghĩ lại.
Người vay tiền (bên bán nhà) nhận thức được hậu quả pháp lý của việc công chứng hợp đồng mua bán nhà, đất. Tuy nhiên họ luôn ở thế yếu vì cần tiền và chủ nợ thì luôn nắm đằng chuôi. Để chứng minh hợp đồng này là giả tạo thì bạn cần có những chứng cứ, tài liệu chứng minh có thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để vay tiền hoặc có bằng chứng cho việc giao dịch tài sản. Ngoài ra cũng phải chứng minh được rằng giá mua bán căn nhà ghi trên hợp đồng cũng là 100 triệu, tương ứng với số tiền cho vay trong giấy vay tiền, biên nhận giữa hai bên. Trong khi giá trị thật của căn nhà là lớn hơn rất nhiều lần số tiền cho vay. Sau khi mua bán thì cũng không thực hiện việc giao nhận nhà. Điều đó chứng minh hợp đồng mua bán chỉ là giả tạo để che giấu cho việc vay tiền. Nếu còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.
Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377
Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.