Chào bạn yeumauhong.
Tháng 4 năm 2007, vợ chồng anh A, chị C dùng quyền sử dụng 100m2 đất thổ cư của mình để thế chấp, đảm bảo cho nghĩa vụ của anh D tại một tổ chức tín dụng. Tháng 11/2007, anh A, chị C làm thủ tục xin ly hôn. Tại TAND huyện Đ.A, anh A, chị C đã thỏa thuận được với nhau về việc thuận tình ly hôn, về con cái và về tài sản (trong đó có thỏa thuận việc chia đôi mảnh đất 100m2 nói trên). Tại Tòa án, anh A, chị C không khai báo việc anh, chị đã dùng quyền sử dụng 100m2 đất để thế chấp bảo đảm nghĩa vụ cho anh D tại tổ chức tín dụng. Tòa án huyện Đ.A cũng không tiến hành thu thập chứng cứ để xác minh tình trạng pháp lý của mảnh đất nói trên, nhưng vẫn ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của anh A, chị C như đã trình bày trên.
Sau khi Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự của TAND huyện Đ.A có hiệu lực pháp luật, anh A, chị C đã yêu cầu cơ quan quản lý nhà đất tại địa phương căn cứ vào quyết định của Tòa án để tách thửa, chia đôi mảnh đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho anh A, chị C. Ngay sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới, anh A, chị C đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác và đã nhận đủ tiền để chi tiêu cho công việc cá nhân. Đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng tín dụng giữa anh D và tổ chức tín dụng, anh D không trả được nợ, Tổ chức tín dụng đã yêu cầu phát mại tài sản bảo đảm là quyền sử dụng 100m2 đất của anh A, chị C, khi đó Tổ chức tín dụng mới biết là tài sản bảo đảm đã bị phân chia và chuyển nhượng cho những người khác một cách công khai, ngay tình, đúng pháp luật. Tổ chức tín dụng có công văn yêu cầu Tòa án cấp trên xem xét vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
Hãy cho biết:
1, Có bao nhiêu hợp đồng được các bên xác lập trong hợp đồng trên: đặt tên gọi cho hợp đồng đó và nêu đặc điểm pháp lý của loại hợp đồng đó?
"Tháng 4 năm 2007, vợ chồng anh A, chị C dùng quyền sử dụng 100m2 đất thổ cư của mình để thế chấp, đảm bảo cho nghĩa vụ của anh D tại một tổ chức tín dụng."
Như vậy là có 3 hợp đồng được xác lập: (1) HĐ vay giữa D và tổ chức tín dụng; (2) hợp đồng bảo lãnh giữa giữa A và C với tổ chức tín dụng cho HĐ vay của D. (3) hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất giữa A và C với tổ chức tín dụng để đảm bảo nghĩa vụ bảo lãnh của A và C.
2, Trong các hợp đồng trên, hợp đồng nào có hiệu lực và hợp đồng nào vô hiệu.Tại sao?
hợp đồng (1), (2) có hiệu lực; hợp đồng (3) không có hiệu lực vì vi phạm về hình thức của HĐ: không đang ký giao dịch bảo đảm tại văn phòng ĐK QSDĐ theo quy định.
3, Tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản thế chấp nêu trên không?Tại sao?
Không thể xử lý tài sản thế chấp vì HĐ bảo đảm (thế chấp) bị vô hiệu và tài sản đã chuyễn nhượng cho bên thứ ba ngay tình.
4, Tư vấn giải pháp tổng thể cho tình huống trên.
TCTD phải yêu cầu D trả nợ nếu D không trả nợ thì có quyền yêu cầu A và C trả nợ bằng cách khởi kiện, sau đó thi hành bản án nếu A và C có tài sản.
@ trong thưc tế thì HĐ (1) và (2) có thể làm chung 1 HĐ.
Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 15/04/2015 01:51:54 CH