Chào bạn vanthanit!
Thưa các đồng nghiệp Luật sư thân mến!
Đối với vụ chém người khi đang ngủ DUC PHUONG LAW xin bổ sung ý kiến trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Vụ án trên xảy ra mang tính chất phức tạp, hành vi của người bị hại và các đối tượng gây án đều mang tính chất nguy hiểm, thể hiện sự coi thường pháp luật, coi thường tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm người khác. Nó thể hiện tính chất nghiêm trọng ở chỗ các đối tượng gây án bất chấp mọi quy định của pháp luật, nếp sống văn minh đã chuẩn bị hung khí nguy hiểm (đều dùng kiếm) đột nhập nơi ở của bị hại, chém nhiều nhát khi bị hại đang ngủ. Khi bị hại van xin vẫn chém vào đầu, vào người gây thương tích cho bị hại.
Theo kết luận của bác sỹ, vết thương vùng trán của anh Phong gây giập não, mẻ xương sọ 5mm.
Đối chiếu với thông tư 12/TTLB ngày 26-7-1995 của Bộ Y tế - Lao Động - Thương binh và xã hội về tiêu chuẩn thương tật và tiêu chuẩn bệnh tật mới thì:
BẢN QUY ĐỊNH
TIÊU CHUẨN MẤT SỨC LAO ĐỘNG DO BỆNH TẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư liên Bộ Y tế - Lao động - Thương binh và Xã hội
số 12-TT/LB ngày 26-7-1995)
TT
|
Tên bệnh - loại bệnh
|
Tỷ lệ % MSLĐ
|
4
|
Mẻ xương sọ (bàn ngoài) gây đau đầu:
|
|
|
a. Đường kính hoặc chiều dài chỗ mẻ dưới 2cm
|
8-10
|
|
b. Đường kính hoặc chiều dài chỗ mẻ trên 2cm (chỗ mẻ ở vùng không có tóc che được hưởng mốc tỷ lệ cao)
|
11-15
|
Ngoài ra còn phải xác định bị hại có bị di chứng gì không, vết thương ở hông trái và những chỗ tổn hại khác để xác định mức thương tật. Phải qua kết luận của cơ quan giám định pháp y.
Điểm 3.1 mục 3 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao đã hướng dẫn áp dụng tình tiết "Dùng hung khí nguy hiểm" để cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (điểm a, khoản 1 Điều 104 BLHS) là những trường hợp dùng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm theo hướng dẫn tại các tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Như vậy, hung khí nguy hiểm được hiểu theo nghĩa rộng hơn; hung khí nguy hiểm có thể là vũ khí hoặc phương tiện phạm tội.
Hành vi phạm tội của các đối tượng gây án còn mang tính chất côn đồ quy định tại điểm i khoản 1 Điều 104.
Trong vụ án này, các đối tượng gây án đã sử dụng kiếm chém bị hại nên thuộc trường hợp dùng hung khí nguy hiểm và phạm tội có tính chất côn đồ nên tội phạm sẽ rơi vào một trong các trường hợp sau:
1. Tỉ lệ thương tật dưới 11%, bị hại có yêu cầu thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm a khoản 1 Điều 104.
2. Tỉ lệ thương tật từ 11% đến 30% sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 104 BLHS.
3. Tỉ lệ thương tật từ 31% đến 60% sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 104 BLHS.
Khi rơi vào khoản 2 và khoản 3 thì không phụ thuộc vào yêu cầu của người bị hại mà đương nhiên các cơ quan tố tụng phải tiến hành làm thủ tục khởi tố, điều tra và xử lý theo quy định.
Bộ luật hình sự quy định:
...
Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
Ngược lại đối với người bị hại Nguyễn Văn Phong cũng bị xem xét xử lý về hành vi dùng dao rạch vào má anh Cầm.
Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự sẽ được làm rõ và áp dụng mức hình phạt cụ thể trong quá trình tiến hành tố tụng, ví dụ các đối tượng có tiền án, tiền sự chưa; có đang trong thời gian thử thách của bản án khác không; có bàn bạc, phân công, tổ chức không; có thuê gây thương tích không?
Với những đánh giá trên thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Cơ quan điều tra công an cấp huyện chứ không thể để vụ án ở cấp xã xác minh giải quyết được. Phía gia đình bị hại nhớ tập hợp hóa đơn, chứng từ mua thuốc, tiền viện phí và các chi phí liên quan để yêu cầu bồi thường trách nhiệm dân sự.
Mọi thắc mắc xin cứ trao đổi nghiêm túc qua diễn đàn hoặc trực tiếp:
Luật Đức Phương - Luật sư Hà Nội.
Email: luatducphuong@gmail.com - Website: luatducphuong.com.
Trân trọng.
Cập nhật bởi luatducphuong ngày 03/07/2013 08:39:41 SA
DUC PHUONG LAW là sản phẩm do tập hợp nhóm các Luật sư nhiều năm kinh nghiệm trong quá trình tiến hành tố tụng.
Website: www.luatducphuong.com
Email: luatducphuong@gmail.com - DĐ: 0836893789.
DUC PHUONG LAW - NGƯỜI ĐỒNG HÀNH TIN CẬY CỦA BẠN.