Hỏi về việc làm đơn yêu cầu khởi tố về gây thương tích 30%

Chủ đề   RSS   
  • #145775 07/11/2011

    ngochue2040

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hỏi về việc làm đơn yêu cầu khởi tố về gây thương tích 30%

    toi bi gay thuong tich co giay chung nhan va da duoc giam dinh thuong tat 30% nhung toi da lam giay bai nai cho nguoi gay thuong tich nhung toi muon nguoi gay thuong tich cho toi phai chiu trach nhiem hinh su vay toi co can lam don yeu cau khoi to vu an den canh sat dieu tra toi pham trat tu xa hoi thi vu an nay canh sat dieu tra trat tu xa hoi co tu khoi to hay khong      XIN CHAN THANH CAM ON.

    Tạm dịch

    Tôi bị gây thương tích có giấy chứng nhận và đã được giám định thương tật 30% nhưng tôi đã làm giấy bãi nại cho người gây thương tích nhưng tôi muốn người gây thương tích cho tôi phải chịu trách nhiệm hình sự vậy tôi có cần làm đơn yêu cầu khởi tố vụ án đến cảnh sát điều tra tội phạm trật tự xã hội thì vụ án này cảnh sát điều tra trât tự xã hội có tự khởi tố hay không. Xin chân thành cám ơn

    Lời nhắn : Bạn nhớ viết tiếng Việt có dấu. Bài không dấu là vi phạm quy định của diễn đàn và sẽ bị xóa
    Cập nhật bởi ntdieu ngày 07/11/2011 10:28:27 SA sửa dấu tiếng Việt
     
    3115 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #145812   07/11/2011

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Chào ngochue2040!
    Theo quy định của pháp luật, Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
    Chúc ngochue2040 bình an.
    Thân./.

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #145832   07/11/2011

    luanls89
    luanls89
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2011
    Tổng số bài viết (336)
    Số điểm: 2899
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 144 lần


    Bạn nên tham khảo các quy định sau đây của pháp luật để rõ hơn về trường hợp của mình:

    Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
      a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
      b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
      c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
      d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
      đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
      e) Có tổ chức;
      g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
      h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
      i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
      k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
    3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người, hoặc từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
    4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

    Điều 105. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại

    1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều #ba0000; background-image: none; background-attachment: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-color: initial;">104, #ba0000; background-image: none; background-attachment: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-color: initial;">105, #ba0000; background-image: none; background-attachment: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-color: initial;">106, #ba0000; background-image: none; background-attachment: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-color: initial;">108, #ba0000; background-image: none; background-attachment: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-color: initial;">109, #ba0000; background-image: none; background-attachment: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-color: initial;">111, #ba0000; background-image: none; background-attachment: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-color: initial;">113, #ba0000; background-image: none; background-attachment: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-color: initial;">121, #ba0000; background-image: none; background-attachment: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-color: initial;">122, #ba0000; background-image: none; background-attachment: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-color: initial;">131 và #ba0000; background-image: none; background-attachment: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-color: initial;">171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
    2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.

      Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

      Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

    Chúc bạn thành công

    Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Thành Luân

    - Điện thoại: 0974.220.145

    - Gmail: thanhluanls89@gmail.com

    Sông có thể cạn, núi có thể mòn

    Song chân lý ấy không bao giờ thay đổi

    * TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ ( Liên hệ 24/24)

     
    Báo quản trị |  
  • #145906   07/11/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào bạn #0072bc; background-color: #edf5f9; text-decoration: none;">ngochue2040!

    Với tỷ lệ thương tật là 30%, bạn đối chiếu nếu thấy việc người khác gây ra thương tích cho bạn thuộc một trong các điểm từ a đến k khoản 1 Điều 104 BLHS (đã được #0072bc; background-color: #edf5f9; text-decoration: none;">luanls89 viện dẫn ở trên) thì người gây ra thương tích phạm vào khoản 2 Điều 104. Trong trường hợp này bạn không cần phải làm đơn yêu cầu khởi tố, thậm chí dù bạn có làm đơn bãi nại thì người đó vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Nếu không thuộc vào một trong các điểm từ a đến k nói trên, thì người gây ra thương tích phạm vào khoản 1 Điều 104. Trong trường hợp này thì dù bạn có làm đơn yêu cầu khởi tố vụ án thì người đó cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự nữa, vì trước đó bạn đã làm đơn bãi nại rồi (trừ trường hợp bạn làm đơn bãi nại do bị ép buộc, cưỡng bức).

    Thân ái!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    buihuyentb (15/11/2011)