Hỏi về tranh chấp lao động

Chủ đề   RSS   
  • #97500 22/04/2011

    Dotheanh

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/03/2011
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 320
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Hỏi về tranh chấp lao động

    Các bạn ơi, cho mình hỏi, ví dụ công ty A có 3 chi nhánh B, C, D ở 3 tỉnh khác nhau. Nay công ty sáp nhập 3 chi nhánh này lại làm 1. Riêng số lao động của chi nhánh D, công ty quyết định không sử dụng. Nay toàn bộ nhân viên chi nhánh D không đồng ý nên đã cử đại diện ra làm đơn khiếu nại yêu cầu giám đốc công ty xem xét lại quyết định. Công ty không giải quyết yêu cầu khiếu nại này. Vậy đây có phải là tranh chấp lao động tập thể về quyền không?
     
    21408 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #97589   22/04/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Thân chào bạn!
     Theo quy định BLLĐ sửa đổi bổ sung năm 2006:
     

    Điều 157

    1. Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa người lao động, tập thể lao động với người sử dụng lao động.

    Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.

    2. Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp về việc t#ffff00;">hực hiện các quy định của pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác ở doanh nghiệp mà tập thể lao động cho rằng người sử dụng lao động vi phạm.

    3. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp về việc tập thể lao động #ffff00;">yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác ở doanh nghiệp trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.

    4. Tập thể lao động là những người lao động cùng làm việc trong một doanh nghiệp hoặc một bộ phận của doanh nghiệp.

    5. Điều kiện lao động mới là việc sửa đổi, bổ sung thoả ước lao động tập thể, tiền lương, tiền thưởng, thu nhập, định mức lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và phúc lợi khác trong doanh nghiệp.


     Theo đề bài tình huống và điều luật trên, quan điểm của tôi đây là tranh chấp lao động về quyền.
     Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #97910   23/04/2011

    AuQuangPhuc
    AuQuangPhuc
    Top 100
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2011
    Tổng số bài viết (656)
    Số điểm: 4556
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 183 lần


     Điều 31 Bộ luật Lao động quy định: “Trong trường hợp sáp nhập, phân chia doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động với người lao động cho tới khi hai bên thoả thuận sửa đổi, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.”

    Tuy nhiên, theo Điều 17 Bộ luật Lao động thì trong trường hợp do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ mà người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ một năm trở lên bị mất việc làm, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại họ để tiếp tục sử dụng vào những chỗ làm việc mới; nếu không thể giải quyết được việc làm mới, phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm, cứ mỗi năm làm việc trả một tháng lương, nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng lương.

    Khi cần cho nhiều người thôi việc theo Khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải công bố danh sách, căn cứ vào nhu cầu của doanh nghiệp và thâm niên làm việc tại doanh nghiệp, tay nghề, hoàn cảnh gia đình và những yếu tố khác của từng người để lần lượt cho thôi việc, sau khi đã trao đổi, nhất trí với Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp theo thủ tục quy định tại Khoản 2 Điều 38 của Bộ luật này. Việc cho thôi việc chỉ được tiến hành sau khi đã báo cho cơ quan lao động địa phương biết.”
    Như vậy, bạn cần xem xét đến hợp đồng lao động giữa nhân viên công ty D với người sử dụng lao động. Do đề bài bạn nói rằng A có 3 công ty B,C,D là công ty con ( khác với chi nhánh) nên chủ sử dụng lao động là cong ty B,C,D.  Bạn tham khảo sẽ có câu trả lời chính đáng.

    Cập nhật bởi AuQuangPhuc ngày 23/04/2011 01:51:15 CH Mơ ước 1 ngày không xa Luật sư VN sẽ được tranh tụng công bằng với Công tố viên

    Luật sư: Âu Quang Phục

    Nhận tư vấn trọn gói cho Công ty về pháp luật Doanh nghiệp; hợp đồng kinh tế; lao động; quản trị, tái cấu trúc DN ...

     
    Báo quản trị |  
  • #97919   23/04/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Hình như bạn AuQuangPhuc đọc không kỹ câu hỏi

    Dotheanh viết:
    Các bạn ơi, cho mình hỏi, ví dụ công ty A có 3 chi nhánh B, C, D ở 3 tỉnh khác nhau. ...


    AuQuangPhuc viết:

    Như vậy, bạn cần xem xét đến hợp đồng lao động giữa nhân viên công ty D với người sử dụng lao động. Do đề bài bạn nói rằng A có 3 công ty B,C,D là công ty con ( khác với chi nhánh) nên chủ sử dụng lao động là cong ty B,C,D.  Bạn tham khảo sẽ có câu trả lời chính đáng.

     
    Báo quản trị |  
  • #98161   24/04/2011

    Dotheanh
    Dotheanh

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/03/2011
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 320
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Rất cảm ơn các bạn đã đưa ra ý kiến!
    Như vậy mình có thể kết luận đây là tranh chấp lao động tập thể về quyền, bởi lẽ đây là tranh chấp liên quan đến việc ra quyết định của công ty theo Điều 31 BLLĐ.

    Vậy giả sử trong trường hợp có tranh chấp giữa nhân viên chi nhánh D và công ty A vì công ty A đã ra quyết định sa thải toàn bộ nhân viên chi nhánh D thì đây là tranh chấp lao động gì?
    Theo ý kiến của mình thì đó là tranh chấp cá nhân! các bạn cho mình xin ý kiến nhé.
    Cảm on các bạn.
     
    Báo quản trị |