Theo quy định tại điều 29 và điều 30 Nghị định 11/2006/NĐ-CP BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA VÀ KINH DOANH DỊCH VỤ VĂN HÓA CÔNG CỘNG thì viêc viết, đặt, treo, dán, dựng, lắp biển hiệu, sau đây gọi chung là viết, đặt
biển hiệu,
tại trụ sở, nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân dưới các hình thức
bảng, biển, hộp đèn, hệ thống đèn néon uốn chữ (neonsight) hoặc các hình thức
khác, nhằm giới thiệu tên gọi, địa chỉ giao dịch của tổ chức, cá nhân Việt Nam,
tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam
không phải xin phép nhưng phải tuân
theo những quy định sau:
1. Hình thức biển hiệu:
a. Biển hiệu phải bảo đảm mỹ quan;
b. Biển hiệu phải viết bằng chữ Việt Nam; trường
hợp muốn thể hiện tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế, tên, chữ nước ngoài phải
ghi ở phía dưới, kích thước nhỏ hơn chữ Việt Nam.
2. Vị trí biển hiệu:
Biển hiệu chỉ được viết, đặt sát cổng, hoặc mặt
trước của trụ sở hoặc nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân; mỗi cơ quan, tổ chức
chỉ được viết, đặt một biển hiệu tại cổng; tại trụ sở hoặc nơi kinh doanh độc
lập với tổ chức, cá nhân khác chỉ được viết, đặt một biển hiệu ngang và không
quá hai biển hiệu dọc.
3. Nội dung biển hiệu:
a. Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);
b. Tên gọi đầy đủ bằng chữ Việt Nam đúng với quyết
định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền
cấp;
c. Địa chỉ giao dịch, số điện thoại (nếu có);
d. Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính (đối với
các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ);
đ. Loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp nhà nước,
tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty
liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài); hoặc hợp tác xã;
e. Trên biển hiệu được thể hiện logo (biểu tượng)
đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, không được quảng cáo cho bất cứ loại hàng
hóa, dịch vụ nào.
Cập nhật bởi thuanthienlawyer vào lúc 24/04/2009 17:14:11