Đối với công việc lưu trữ, cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm việc trong các kho lưu trữ thuộc các cơ quan Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được hưởng phụ cấp độc hại áp dụng theo hai mức như sau:
Công văn số 2939/BNV-TL viết:1. Mức 2, hệ số 0,2 tính theo lương tối thiểu đối với cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm các công việc lựa chọn, phân loại, bảo quản tài liệu và tổ chức sử dụng tài liệu trong kho lưu trữ.
2. Mức 3, hệ số 0,3 tính theo lương tối thiểu đối với cán bộ, công chức, viên chức làm công việc khử trùng tài liệu, tu sửa phục chế tài liệu hư hỏng.
Theo như
Thông tư 07/2005/TT-BNV -
Thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức thì với
hệ số 0,2 tương đương với 20% mức lương tối thiểu chung đang được áp dụng,với
hệ số 0,3 tương đương với 30% mức lương tối thiểu chung đang được áp dụng. -Cụ thể, theo
Nghi định 28/2010/NĐ-CP -
NGhị định quy định mức lương tối thiểu chung thì
mức lương tối thiểu chung là 730.000 đ. Tuy nhiên,
Nghị định này hết hiệu lực vào ngày 19/05/2011 và
được thay thế bằng
Nghi định 22/2011/NĐ-CP -
NGhị định quy định mức lương tối thiểu chung thì
mức lương tối thiểu chung là 830.000 đ.
-Cách tính trả phụ cấp:
Thông tư 07/2005/TT-BNV viết:3. Cách tính và nguồn kinh phí chi trả phụ cấp:
a) Cách tính trả phụ cấp:
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm; nếu làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày làm việc. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không để dùng tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử
Dịch nghĩa:
Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.