Hỏi về Mặt trận tổ quốc và Hiến Pháp

Chủ đề   RSS   
  • #79093 14/01/2011

    cobephuthuy

    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/12/2010
    Tổng số bài viết (40)
    Số điểm: 1602
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 4 lần


    Hỏi về Mặt trận tổ quốc và Hiến Pháp

    Nhận định sau: “ Mặt trận tổ quốc hiện nay đựơc đánh giá là mang tính phô trương hình thức. Để mặt trận bớt phô trương hình thức thì cần xã hội hóa một số hoạt động của nhà nước và phát huy vai trò phát hiện của Mặt trận trong điều kiện một đảng cầm quyền”.

    Cập nhật bởi hangxinhxan ngày 22/05/2011 11:41:00 CH Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 15/01/2011 12:07:48 AM sửa tiêu đề
     
    13461 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #79100   14/01/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Chào bạn!
      Ý bạn hỏi ở đây là gì?
     Trâm trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #79092   14/01/2011

    cobephuthuy
    cobephuthuy

    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/12/2010
    Tổng số bài viết (40)
    Số điểm: 1602
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 4 lần


    Hiếp pháp 46

    Giải thích trong Hiếp pháp 46 không ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản mà trong Hiếp Pháp 59 ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản trong lời nói đầu, Hiếp pháp 80 ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản trong điều 4, Hiếp pháp 92 ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản trong điều 4.

     
    Báo quản trị |  
  • #79183   15/01/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    cobephuthuy viết:

    Giải thích trong Hiếp pháp 46 không ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản mà trong Hiếp Pháp 59 ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản trong lời nói đầu, Hiếp pháp 80 ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản trong điều 4, Hiếp pháp 92 ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản trong điều 4.



    Nếu là "hiến pháp" thì mình trả lời bạn một số ý khái quát như sau:

    Như ta đã biết thì cho đến nay nước ta đã ban hành 4 bản hiến pháp: hiến pháp đầu tiên là vào năm 1946, 1959, 1980, 1991.
    bản hiến pháp đầu tiên ban hành năm 1946 do Hồ Chí Minh chỉ đạo ban hành cho đến nay vẫn được đánh giá là bản hiến pháp mang tính nhân văn và có ý nghĩa rất lớn đối với dân tộc ta.

    Một bản hiến pháp như thế, và vấn đề vai trò của Đảng cộng sản lớn như thế thì không có lí do gì để "bỏ qua" trong hiến pháp được.

    Theo mình thì việc không đề cập đến Đảng cộng sản trong là có lí do đặc biệt của nó. Bạn tìm hiểu lại về lịch sử nước ta từ 1945- 1954 nhé.

    Sau khi cách mạng tháng tám thành công trước hoàn cảnh lịch sử mới vì những lí do riêng mà Đảng ta phải giải tán (mà thực chất là rút vào hoạt động bí mật) để tiếp tục duy trì hoạt động của cách mạng.

    Vì vậy Ngày #0645ad; background-image: none; background-attachment: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-color: initial;">11 tháng 11 năm #0645ad; background-image: none; background-attachment: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-color: initial;">1945 Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán để giấu sự liên hệ cộng sản với nhà nước mới thành lập, lấy tên gọi mới là Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác ở Đông Dương, mọi hoạt động công khai của đảng từ đây đều thông qua Mặt trận Việt Minh. Song trên thực tế, đảng vẫn hoạt động và chỉ đạo công cuộc kháng chiến.

    Đảng được "lập lại", công khai (tại Việt Nam) với tên gọi Đảng Lao Động Việt Nam vào tháng 2 năm #0645ad; background-image: none; background-attachment: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-color: initial;">1951.

    Vì vậy mà trong bản hiến pháp năm 1946 không nhắc đến vai trò của Đảng cộng sản. tuy nhiên trong thực tế thì Đảng vẫn luôn giữ vai trò nòng cốt trong hoạt động của cách mạng của đất nước ta cũng như những người làm nên bản hiến pháp 1946 thì đều là những người giữ vai trò trụ cột trong tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam.

    Đến năm 1959 khi bản hiến pháp tiếp sau bản hiến pháp 1946 được ban hành thì đã nhắc đến vai trò của Đảng cộng sản. cũng như các bản hiến pháp sau đó.

    Có thể là còn một số lí do khác nữa emoticon , nhưng chắc chắn đây không phải là sự thiếu sót của ban soạn thảo hiến pháp được.

    Một vài suy nghĩ của riêng mình gợi ý cho bạn giải quyết vấn đề! chúc bạn học tập tốt nhá!
     
    Báo quản trị |  
  • #79390   16/01/2011

    Dinhlex
    Dinhlex
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (332)
    Số điểm: 5200
    Cảm ơn: 80
    Được cảm ơn 184 lần


    hanghell viết:

    Nếu là "hiến pháp" thì mình trả lời bạn một số ý khái quát như sau:

    Như ta đã biết thì cho đến nay nước ta đã ban hành 4 bản hiến pháp: hiến pháp đầu tiên là vào năm 1946, 1959, 1980, 1991.
    bản hiến pháp đầu tiên ban hành năm 1946 do Hồ Chí Minh chỉ đạo ban hành cho đến nay vẫn được đánh giá là bản hiến pháp mang tính nhân văn và có ý nghĩa rất lớn đối với dân tộc ta.

    Một bản hiến pháp như thế, và vấn đề vai trò của Đảng cộng sản lớn như thế thì không có lí do gì để "bỏ qua" trong hiến pháp được.


    Theo tôi, bạn nắm rất tốt kiến thức về Lịch sử (ít nhất là theo sách), nhưng hình như bạn lại gạt đi kiến thức chuyên môn Luật học vê Bản Chất của Hiến Pháp thì phải bạn ah.

    Đúng như ý hỏi của bạn ntdieu muốn hỏi lại đó: "Hiếp pháp" là gì vậy hả bạn ?

    Bạn hãy nhớ lại 1 chút đi nhé, rằng Hiến pháp là gì? Hiến pháp sẽ quy định những nội dung gì? Ai là người lập ra hiến pháp?

    Từ đó có thể trả lời được: Hiến pháp 46 đã "Bỏ qua" 1 vài nội dung? Hay là bản Hiến pháp này đã "chuẩn" rồi?

    Theo tôi, Hiến pháp 1946 là Bản Hiến pháp có giá trị nhất trong lịch sử VN, là bản Hiến pháp chuẩn nhất, đầy đủ giá trị nội dung, hình thức, đúng bản chất thực sự của 1 bản "Hiến pháp".

    Và về mặt pháp lý (ít nhất về ngữ nghĩa pháp lý) thì nó vẫn có hiệu lực cho đến thời điểm hiện tại.

    ---------
    Một vài góp ý trao đổi cùng bạn,

    Thân!
    Cập nhật bởi Dinhlex ngày 16/01/2011 09:57:52 PM Cập nhật bởi Dinhlex ngày 16/01/2011 09:47:19 PM Cập nhật bởi Dinhlex ngày 16/01/2011 09:44:36 PM

    Ls.Đỗ Hữu Đĩnh - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

    ĐT: (024)32.899.888 - E: info@vietkimlaw.com - Www.vietkimlaw.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Dinhlex vì bài viết hữu ích
    hanghell (16/01/2011)
  • #79393   16/01/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Cảm ơn Dinhlex nhiều vì đã góp ý !
    Dinhlex viết:


    Đúng như ý hỏi của bạn ntdieu muốn hỏi lại đó: "Hiếp pháp" là gì vậy hả bạn ?

    #0070c0;"> Dinhlex ơi. #00b0f0;">ntdieu hỏi "Hiếp pháp" là gì vậy hả bạn ? là vì bạn#0070c0;"> cobephuthuy viết sai chính tả từ "hiến" đó chứ không có ý gì khác đâu ạ. Bạn cứ nhìn các bài viết trong mục này của bạn này thì sẽ thấy.
      Còn cái này #0070c0;">Dinhlex nói :
    Dinhlex viết:
     Bạn hãy nhớ lại 1 chút đi nhé, rằng Hiến pháp là gì? Hiến pháp sẽ quy định những nội dung gì? Ai là người lập ra hiến pháp?

    Từ đó có thể trả lời được: Hiến pháp 46 đã "Bỏ qua" 1 vài nội dung? Hay là bản Hiến pháp này đã "chuẩn" rồi?

    Theo tôi, Hiến pháp 1946 là Bản Hiến pháp có giá trị nhất trong lịch sử VN, là bản Hiến pháp chuẩn nhất, đầy đủ giá trị nội dung, hình thức, đúng bản chất thực sự của 1 bản "Hiến pháp". 

    Và về mặt pháp lý (ít nhất về ngữ nghĩa pháp lý) thì nó vẫn có hiệu lực cho đến thời điểm hiện tại.

    Cái này bạn nói Hh không hiểu lắm bạn có thể giải thích rõ hơn không ạ? hì thanks Dinhlex nhiều.

    Và cái câu mình nói "
    Một bản hiến pháp như thế, và vấn đề vai trò của Đảng cộng sản lớn như thế thì không có lí do gì để "bỏ qua" trong hiến pháp được" thì Hh nghĩ là Dinhlex hiểu sai ý của mình rồi, mình không nói là bản hiến pháp đã bỏ qua vai trò của Đảng mà là chỉ tạm thời chưa nhắc đến mà thôi. chắc do lời viết của mình không được sáng rõ nên bạn đã hiểu sai ý mình đó.
    Thân!
    Cập nhật bởi hanghell ngày 16/01/2011 10:04:43 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #79098   14/01/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    "Hiếp pháp" là gì vậy hả bạn ?
     
    Báo quản trị |  
  • #79095   14/01/2011

    cobephuthuy
    cobephuthuy

    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/12/2010
    Tổng số bài viết (40)
    Số điểm: 1602
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 4 lần


    Hiếp Pháp 1959

    Tại sao trong Hiếp Pháp 1959 chế định Chủ tịch nước lại quy định về độ tuổi của Chủ tịch nước phải trên 35 tuổi và Chủ tịch nước không nhất thiết là Đại biểu Quốc hội.

     
    Báo quản trị |  
  • #79099   14/01/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Chào bạn!
     Theo bạn hoàn cảnh đất nước lúc đó như thế nào?
      Tại sao mỗi Hiến pháp lại có sự thay đổi nhất định?

      Thân!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #79206   15/01/2011

    cobephuthuy
    cobephuthuy

    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/12/2010
    Tổng số bài viết (40)
    Số điểm: 1602
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 4 lần


    Xã hội hóa các hoạt đông của mặt trận là như thế nào? Và lam băng cách nào

     
    Báo quản trị |  
  • #79209   15/01/2011

    Cái #0070c0;">cobephuthuy này thích hỏi nhỉ. Nhờ bác google tra hộ cho 
     
    Báo quản trị |  
  • #79212   15/01/2011

    cobephuthuy
    cobephuthuy

    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/12/2010
    Tổng số bài viết (40)
    Số điểm: 1602
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 4 lần


    Cảm ơn bạn nhiều lắm!

     
    Báo quản trị |  
  • #79410   16/01/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Đây ko phải là nhầm lẫn do viết sai chính tả, mà là nhầm lẫn trong thuật ngữ. Vì trong bảng gõ chữ thì chữ N ở cách rất xa chữ P, nên ko thể gõ nhầm được, mà dù nhầm thì cũng chỉ nhầm 1 lần thôi, đằng này nhầm bao nhiêu lần thế !?

    Việc Hiến pháp 1946 ko ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng, là vì HP 46 được viết với mong muốn xây dựng VN là một nhà nước pháp quyền, tránh sự độc tài có thể xảy ra. Việc này thể hiện ở các quy định như "Tất cả quyền bính trong nước là của toàn dân Việt Nam", và quy định việc thực hiện quyền này như thế nào qua việc quy định "Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia, theo điều thứ 32 và 70". Ngoài ra còn quy định rằng "Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa." Việc quy định như vậy đương nhiên loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng.

    Việc Hanghell phân tích nguyên nhân lịch sử dẫn đến việc HP 46 ko ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng là sai lầm hoàn toàn. Ngoài lý do về lý luận, còn về mặt thời gian, đó là HP 46 được xây dựng và thông qua trước khi ĐCSĐD giải tán.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #79413   16/01/2011

    Dinhlex
    Dinhlex
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (332)
    Số điểm: 5200
    Cảm ơn: 80
    Được cảm ơn 184 lần


    Chào bạn Hanghell

    Thứ 1: đúng thật là Dinhlex có nhầm từ và ý của bạn ntdieu, mình xin lỗi vì sai sót này, nhưng ý của mình thì lại hợp với cái ý sai đó. :D

    Thứ 2: Dinhlex ko hiểu nhầm ý của bạn hanghell mà ngược lại

    Bạn nói: "Một bản hiến pháp như thế, và vấn đề vai trò của Đảng cộng sản lớn như thế thì không có lí do gì để "bỏ qua" trong hiến pháp được."

    Ý của Dinhlex bám vào nội dung câu này.

    Câu nói trên của bạn có nghĩa rằng: Bản HP 46 "đáng lẽ là đương nhiên phải có" nội dung về vai trò của ĐCS.

    Nếu ý của bạn đúng như vậy thì Dinhlex mới nhắc bạn xem lại bản chất của HP.

    Bởi từ bản chất của HP đó, bạn sẽ biết 1 bản HP sẽ có những gì? nội dung nào phải có? nội dung nào ko được phép có?

    Vì có thể đây là nội dung vừa mang tính chuyên môn luật học, vừa mang tính tế nhị chính trị  nên DL ko muốn bàn luận nhiều.

    Thân!

    Ls.Đỗ Hữu Đĩnh - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

    ĐT: (024)32.899.888 - E: info@vietkimlaw.com - Www.vietkimlaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #79427   16/01/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


     

    Gửi boyluat:  đây là nguyên văn các câu hỏi của chủ topic:

    1.Giải thích trong Hiếp pháp 46 không ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản mà trong Hiếp Pháp 59 ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản trong lời nói đầu, Hiếp pháp 80 ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản trong điều 4, Hiếp pháp 92 ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản trong điều 4.

    2. Tại sao trong Hiếp Pháp 1959 chế định Chủ tịch nước lại quy định về độ tuổi của Chủ tịch nước phải trên 35 tuổi và Chủ tịch nước không nhất thiết là Đại biểu Quốc hội.

    Vì vậy mình khẳng định là ở trong này bạn ấy viết nhầm từ hiến pháp thành hiếp pháp. mình chưa từng nghe cái thuật ngữ này bao giờ cả boyluat ạ.

    Bạn còn viết: 

    "Việc Hiến pháp 1946 ko ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng, là vì HP 46 được viết với mong muốn xây dựng VN là một nhà nước pháp quyền, tránh sự độc tài có thể xảy ra"
    thế tại sao hiến pháp 1959, 1980, 1992 lại có hả boyluat? vậy nghĩa là các bản hiến pháp sau đều công nhận chế độ độc tài sao? "

    Mà hiến pháp 1959 có viết : 
    Dưới sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, toàn thể nhân dân ta đoàn kết một lòng đứng lên đánh giặc cứu nước. 
    Trong này tớ không thấy sự ghi nhận như boyluat nói ở đâu cả.
    Thứ hai nữa là bạn nói bản hiến pháp được lập ra trước khi Đảng cộng sản giải tán? cái này liệu có chính xác không hả boyluat? 

    Tại kỳ họp thứ nhất ngày 2 tháng 3 năm 1946 tại #0645ad;">Nhà hát lớn Hà Nội, với sự tham dự của gần 300 đại biểu, Quốc hội đã:

    • Công nhận danh sách #0645ad;">Chính phủ liên hiệp kháng chiến Việt Nam do #0645ad;">Chủ tịch #0645ad;">Hồ Chí Minh đứng đầu; Công nhận danh sách #cc2200;">Kháng chiến Uỷ viên Hội, với #0645ad;">Chủ tịch là ông #0645ad; text-decoration: underline;">Võ Nguyên Giáp, Phó chủ tịch là ông #0645ad;">Vũ Hồng Khanh; Công nhận danh sách #cc2200;">Quốc gia Cố vấn đoàn, với ông #cc2200;">Cố vấn Tối cao #cc2200;">Vĩnh Thuỵ (tức cựu hoàng #0645ad;">Bảo Ðại) làm Ðoàn trưởng.
    • Bầu Ban Thường trực Quốc hội do ông #0645ad;">Nguyễn Văn Tố làm Trưởng Ban.
    • Bầu Ban Dự thảo Hiến pháp gồm 11 người.

    (trích http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%91c_h%E1%BB%99i_Vi%E1%BB%87t_Nam_kh%C3%B3a_I)
    Gửi Dinhlex

     

    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 19/01/2011 02:43:22 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #79438   17/01/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Chính vì chủ topic viết sai nhiều như vậy nên tớ mới bảo đó ko phải sai chính tả, mà là có sự nhầm lẫn khi hiểu từ hiến pháp thành hiếp pháp.

    Về vấn đề thứ hai mà cậu hỏi, mình có ý kiến thế này: Cái gì cũng có mặt tốt và mặt xấu, chuyện ghi nhận vai trò của ĐCS đối với NN VN qua các thời kỳ cũng vậy. Nó có thể tạo nên một NN độc tài, hoặc tạo nên một nền chính trị ổn định cho quốc gia, việc tốt hay xấu này phụ thuộc vào cách điều hành của tầng lớp lãnh đạo ĐCS và NN VN, chứ không phải cứ ĐCS lãnh đạo luôn tạo nên một chế độ độc tài, hoặc luôn tạo nên một nền chính trị ổn định, vấn đề này mình không bàn đến, vì nó nằm ngoài phạm vi của topic.

    Về vấn đề thứ ba, thời điểm thông qua HP với thời điểm ĐCS tuyên bố giải thể, thì đúng là mình có sự nhầm lẫn (nhầm thời điểm xây dựng), hic hic @@, nhưng HP 1946 cũng được bắt tay xây dựng từ ngày 20/9/1945 với việc Ủy ban soạn thảo hiến pháp được thành lập theo Sắc lệnh số 34-SL chứ không phải là được bắt tay xây dựng sau khi ĐCS tuyên bố giải thể. Nếu Chính quyền VN lúc đó vẫn muốn giữ vai trò lãnh đạo của ĐCS thì hoàn toàn có thể hợp pháp hóa vai trò lãnh đạo của ĐCS và không cần phải tuyên bố tự giải thể. Ngoài ra, việc không hợp ghi nhận sự lãnh đạo của ĐCS đối với NN VN lúc đó còn có nguyên nhân là CM VN là do nhiều, tổ chức và cá nhân không thuộc ĐCS cùng thực hiện, chứ không phải chỉ là do công của một mình ĐCS; sau CM, lực lượng của ĐCS không đủ để kiểm soát hoàn toàn chính quyền VN lúc bấy giờ nên đương nhiên không thể ghi nhận điều này trong HP.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #79603   17/01/2011

    cobephuthuy
    cobephuthuy

    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/12/2010
    Tổng số bài viết (40)
    Số điểm: 1602
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 4 lần


    tôi thành thật xin lỗi tất cả các bạn. với sai sót như vậy tôi không thể thanh minh được gì. nhưng toi cung xin nói với các bạn một điều. các bạn đã thấy tôi sai như vậy nhưng các bạn cung hiểu câu hỏi của tôi, vậy xin các bạn có thể trả lời thẳng vào câu hỏi. chỉ cần nói một lần không cần các bạn cứ phải "đào" vào chỗ sai của tôi mà trả lời tôi như vậy.
    tôi cung rất cảm ơn tất cả các bạn đã giúp tôi giải đáp những vấn đề này!
     
    Báo quản trị |  
  • #104381   21/05/2011

    Lanisa
    Lanisa

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Theo những gì mình biết, thì việc HP 46 không quy định sự lãnh đạo của Đảng là vì lí do sau:
    Sau CMT8, nước ta trong tình thế "thù trong giặc ngoài", lúc đó, trong nghị viện, không chỉ có người của chúng ta mà còn có cả người của Đảng Việt Quốc, Việt Cách, mà đứng đầu là Nguyễn Hải Thần. Đồng thời, giặc ngoại xâm đang lăm le xâm lược, và nhiệm vụ trước mắt là phải đoàn kết nội bộ để đối phó với ngoại xâm. Nếu trong HP đề cập sự lãnh đạo của Đảng, tức là phủ nhận sự tồn tại của các Đảng phái khác, sẽ không thể nào dẹp yên trong nước được. Do đó, các nhà lập hiến thời bấy giờ đã khôn khéo không nhắc đến Đảng CSVN.
     
    Báo quản trị |