Hỏi về các trường hợp tai xác định tại nạn lao động

Chủ đề   RSS   
  • #471137 16/10/2017

    Hỏi về các trường hợp tai xác định tại nạn lao động

    Tôi xin gửi nội dung dưới đây về Kết luận trong Biên bản điều tra Tai nạn lao động hiện chúng tôi chưa hiểu rõ mong các thành viên hỗ trợ giúp tôi.
     
    Theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP, tại Phụ lục IX, Biên bản điều tra tai nạn lao động, mục 8 có quy định: "Kết luận về vụ tai nạn: (phải xác định rõ vụ tai nạn đó là một trong các trường hợp sau: tai nạn lao động; tai nạn được hưởng trợ cấp theo quy định tại Khoản 2 Điều 39 Luật an toàn, vệ sinh lao động; không phải là tai nạn lao động)."
    Tuy nhiên, trong trường hợp khi NLĐ đi từ nơi ở đến nơi làm việc trong thời gian hợp lý, và bị tai nạn nhưng Do lỗi của bản thân NLĐ gây ra như giật mình tự ngã,... hay do các nguyên nhân khác như đâm phải gia súc (chó, mèo,...) thì sẽ kết luận như thế nào trong Biên bản điều tra vụ tai nạn?
    Bên cạnh đó, tại điều 39 của Nghị định quy định:
     
    Điều 39. Trách nhiệm của người sử dụng lao động về bồi thường, trợ cấp trong những trường hợp đặc thù khi người lao động bị tai nạn lao động.
     
    1. Trường hợp người lao động bị tai nạn lao động khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo sự điều hành của người sử dụng lao động ở ngoài phạm vi cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn, thì người sử dụng lao động vẫn phải bồi thường cho người lao động theo quy định tại khoản 4 Điều 38 của Luật này.
     
    2. Trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 38 của Luật này.
     
    I) Chúng tôi xác định các trường hợp sau không phải là tai nạn lao động thì có đúng hay không:
     
    (1). Tai nạn xảy ra trong công ty, nhưng do các nguyên nhân quy định tại khoản 1, điều 40, Luật ATVSLĐ 2015.
     
    (2). Trường hợp NLĐ bị TNLĐ khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo sự điều hành của NSDLĐ ở ngoài phạm vi công ty, nhưng do Lỗi của NLĐ (tức là không phải đối tượng quy định tại Khoản 1, điều 39, Luật ATVLĐ).
     
    (3). Trường hợp tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc ngược lại: TNGT trên quãng đường và thời gian không hợp lý, TNGT trên quãng đường và thời gian hợp lý nhưng do lỗi của NLĐ 
     
     II) Trường hợp tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc ngược lại Đâm vào gia súc (như chó, mèo,...) hay người đâm bỏ chạy,... thì được xác định là Tai nạn được hưởng trợ cấp theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật an toàn, vệ sinh lao động, được hiểu là nó thuộc đối tượng không xác định được người gây ra tai nạn thì có đúng hay không?
     
    III) Trường hợp NLĐ bị tai nạn giao thông khi đang thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động: Thì sẽ kết luận là TNLĐ hay tai nạn hưởng trợ cấp theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật an toàn, vệ sinh lao động? Trong trường hợp kết luận là "tai nạn hưởng trợ cấp theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật an toàn, vệ sinh lao động" thì trong luật chúng tôi chưa tìm thấy quy định nào về bồi thường, trợ cấp cho trường hợp này.
     
    Trong quá trình tìm hiểu luật áp dụng chúng tôi có  một số nội dung chưa hiểu rõ như trên. Cảm ơn mọi người
     
    6167 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #471181   16/10/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3494
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Theo tôi hiểu thì các ý bạn hỏi là như sau (viết bên dưới bằng chữ màu xanh cho rõ)

    Tuy nhiên, trong trường hợp khi NLĐ đi từ nơi ở đến nơi làm việc trong thời gian hợp lý, và bị tai nạn nhưng Do lỗi của bản thân NLĐ gây ra như giật mình tự ngã,... hay do các nguyên nhân khác như đâm phải gia súc (chó, mèo,...) thì sẽ kết luận như thế nào trong Biên bản điều tra vụ tai nạn?  => kết luận "tai nạn được hưởng trợ cấp theo quy định tại Khoản 2 Điều 39 Luật an toàn, vệ sinh lao động"

    I) Chúng tôi xác định các trường hợp sau không phải là tai nạn lao động thì có đúng hay không:
     
    (1). Tai nạn xảy ra trong công ty, nhưng do các nguyên nhân quy định tại khoản 1, điều 40, Luật ATVSLĐ 2015. => đúng. Đây không phải là TNLĐ vì không thỏa mãn các dấu hiệu cần thiết của TNLĐ
     
    (2). Trường hợp NLĐ bị TNLĐ khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo sự điều hành của NSDLĐ ở ngoài phạm vi công ty, nhưng do Lỗi của NLĐ (tức là không phải đối tượng quy định tại Khoản 1, điều 39, Luật ATVLĐ). => không đúng. Đây vẫn là TNLĐ, tuy nhiên NSDLĐ chỉ phải trợ cấp (tiền ít hơn) chứ không phải bồi thường
     
    (3). Trường hợp tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc ngược lại: TNGT trên quãng đường và thời gian không hợp lý, TNGT trên quãng đường và thời gian hợp lý nhưng do lỗi của NLĐ => đúng rồi
     
     II) Trường hợp tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc ngược lại Đâm vào gia súc (như chó, mèo,...) hay người đâm bỏ chạy,... thì được xác định là Tai nạn được hưởng trợ cấp theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật an toàn, vệ sinh lao động, được hiểu là nó thuộc đối tượng không xác định được người gây ra tai nạn thì có đúng hay không? => đúng rồi
     
    III) Trường hợp NLĐ bị tai nạn giao thông khi đang thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động: Thì sẽ kết luận là TNLĐ hay tai nạn hưởng trợ cấp theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật an toàn, vệ sinh lao động? => tai nạn lao động
     
    Cập nhật bởi ntdieu ngày 16/10/2017 10:57:14 CH sửa chính tả
     
    Báo quản trị |