Thân chào
phaletim_87205 Căn cứ vào BLLĐ hiện hành:
Điều 87
1- Khi tiến hành việc xử lý vi phạm kỷ luật lao động, người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động.
2- Người lao động có quyền tự bào chữa hoặc nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác bào chữa.
3- Khi xem xét xử lý kỷ luật lao động phải có mặt đương sự và phải có sự tham gia của đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp.
4- Việc xem xét xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản
Điều 82
1- Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh thể hiện trong nội quy lao động
2- Trước khi ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp.
3- Người sử dụng lao động phải đăng ký bản nội quy lao động tại cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Nội quy lao động có hiệu lực, kể từ ngày được đăng ký. Chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày nhận được bản nội quy lao động, cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải thông báo việc đăng ký. Nếu hết thời hạn trên mà không có thông báo, thì bản nội quy lao động đương nhiên có hiệu lực Và căn cứ vào những quy định khác của pháp luật, tôi có ý kiến như sau:
"
đối với đồng chí Trưởng Phòng, đồng chí Giám đốc kiêm chủ tịch công ty ra lệnh: "các phòng ban có người mắc lỗi, chưa cần biết là có tội không, lương kinh doanh của đồng chí Trưởng Phòng sẽ bị giảm xuống chỉ còn 75% lương" Việc xử lý nhân viên của Giám đốc là trái với quy định của pháp luật. Giám đốc này không được hạ lương của nhân viên khi không thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Cụ thể là căn cứ vào:
Điều 84
1- Người vi phạm kỷ luật lao động, tuỳ theo mức độ phạm lỗi, bị xử lý theo một trong những hình thức sau đây:
A) Khiển trách;
B) Kéo dài thời hạn nâng lương không quá sáu tháng hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là sáu tháng hoặc cách chức;
C) Sa thải. Khi người lao động đang làm công việc hiện tại, mà tự ý hạ mức lương thì trái với quy định của pháp luật.
"Từ trước tới thời điểm này, nội quy, quy chế của cơ quan không có hình thức đó."
Vì vậy, Giám đốc không tuân theo quy định của pháp luật
" Đều lĩnh phụ cấp, đều chịu trách nhiệm, khi cắt giảm lương của đồng chí Trưởng Phòng mà không cắt giảm lương của đồng chí Phó Phòng là đúng hay sai?" Việc làm như đã phân tích của giám đốc là trái pháp luật. Nên câu hỏi này không nhất thiết phải trả lời. Giả sử Giám đốc làm đúng thì tùy từng trường hợp căn cứ vào trách nhiệm của phó phòng, theo nội quy và pháp luật có thể việc cắt lương này là đúng hay sai.
Thân ái!
"Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"