Tôi nghĩ anh đã có thiện chí như vậy là được rồi, anh nên làm một hợp đồng xác nhận khoản nợ trên và thỏa thuận rõ ràng sẽ trả theo lương. Tôi sẽ đưa ra một giải pháp để anh thỏa thuận mà người đó có thể sẽ chấp nhận:
Thứ nhất, nếu như A chỉ kiện B vì đã vay tiền của A mà không trả thì Tòa sẽ giải quyết bình thường theo thủ tục giải quyết với vụ án dân sự. Tòa có thể kê biên tài sản của B để trả nợ cho A, nếu không có tài sản thì sẽ áp dụng phương án rút một phần thu nhập của B trả cho A dần dần.
Đến đây mọi việc chấm dứt.
Thứ hai, nếu như A kiện B với nội dung đưa tiền cho B để lo lót công việc cho A thì có khả năng cả A và B đều sẽ bị truy cứu TNHS.
A sẽ bị truy cứu TNHS về tội đưa hối lộ còn B sẽ bị truy cứu TNHS về tội nhận hối lộ:
bộ luật hình sự 1999 viết:Điều 279. Tội nhận hối lộ
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào ................................
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:
a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 289. Tội đưa hối lộ
1. Người nào đưa hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.
............................................................................................................................................
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm:
a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác
Tôi không bàn đến việc A và B sẽ bị truy cứu TNHS ở mức nào chỉ nói đến việc bị truy cứu TNHS. Có thể thấy, A (người đưa hối lộ) sẽ bị truy cứu TNHS và có thể bị phạt từ 13 năm đến 20 năm. B (nhận hối lộ) ngoài bị phạt tù còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ.
Như vậy, nếu truy cứu đến cùng thì chẳng A hay B đều tránh khỏi tội. Anh hãy phân tích những điểm này để đàm phán lại với A rút đơn kiện. Tôi nghĩ, sẽ êm xuôi thôi.
Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử
Dịch nghĩa:
Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.