HIẾN PHÁP không phải là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất

Chủ đề   RSS   
  • #258146 28/04/2013

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    HIẾN PHÁP không phải là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất

    Hầu như trong chúng ta ai cũng cho rằng Hiến pháp là văn bản pháp lý cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Dưới Hiến pháp là Luật, Nghị quyết của Quốc hội và các văn bản dưới luật. Cách nghĩ này hoàn toàn hợp lý, bởi lẽ điều 146 Hiến pháp 1992 có quy định: “Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp”. Như vậy, mọi văn bản khác nếu trái với Hiến pháp đều là vi hiến và sẽ bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ theo quy định của pháp luật.

    Tuy nhiên, thực tiễn pháp lý nước nhà hoàn toàn ngược lại. Một khi cho rằng cái gì ở vị trí cao nhất thì nó đã là “đỉnh của đỉnh”, nên chỉ có “đỉnh” mới có quyền “chạm” tay vào nó. Những thứ dưới “đỉnh” không được quyền tùy tiện phán xét chỉnh sửa cái “đỉnh” ấy. Vậy mà, Nghị quyết của Quốc hội lại ngỗ ngược sửa đổi, bổ sung Hiến pháp; điều này rõ ràng vi hiến cũng như trái với đạo lý “tôn ti trật tự” ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam.

    Nghị quyết 51/2001/QH10 của Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992. Đáng lẽ ra Nghị quyết 51 sẽ bị hủy bỏ, toàn bộ nội dung không được thực thi, vậy mà cơ quan lập pháp và hành pháp cứ coi như chẳng có chuyện gì xảy ra, mặc nhiên tuân theo mệnh lệnh của Nghị quyết 51 như là bản Hiến pháp sửa đổi, bổ sung.

    Nếu như Nghị quyết của Quốc hội ngang nhiên được quyền sửa đổi, bổ sung Hiến pháp thì điều 146 Hiến pháp 1992 giờ nằm nơi đâu?

    “Biết sai nên sửa” thì tốt biết bao! Nhưng thay vì hành vi tích cực khắc phục sai lầm thì nhiều người biện minh cho sự ngớ ngẩn đó bằng cánh lý giải vô cùng ngây ngô: “Hiến pháp, Nghị Quyết của Quốc hội do cùng một cơ quan ban hành nên Nghị quyết 51 có quyền sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, đây là điều hoàn toàn hợp lý”.

    Với những lời lẽ ngụy biện đó đã ăn sâu vào suy nghĩ bao thế hệ học sinh, sinh viên làm cho nhiều người nhầm tưởng và coi đó là chân lý không thể chối cải.

    Nếu theo dòng tư duy logic đó thì một ngày nọ Luật của Quốc hội có quyền sửa đổi, bổ sung Hiến pháp. Thậm chí Luật không cần nói rõ là sẽ sửa Hiến pháp, mà quy định tùy tiện trái với Hiến pháp thì cũng được áp dụng. Bởi Luật cũng do Quốc hội ban hành.

    Như vậy, thử hỏi Hiến pháp có phải là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất hay không?

     
    113117 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    yuanping (26/10/2020) TUANQNAM (22/11/2013) khanghailaw (08/05/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #258197   29/04/2013

    buivantuan.law
    buivantuan.law

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2013
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 195
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 4 lần


    Vào chém gió nè cả nhà !

     

    Thế này nhe bạn Hữu ...chỉ là chém gió thôi nhe !

     

    1 Vị tướng hay 1 vị thống soái ...bình thường ai ai cũng phải răm rắp nghe theo ...ko được cãi lại 1 lời ...đúng ! Hoàn toàn đúng . Làm sai lời Vị đó là trảm ...

     

    Cho tới 1 hôm ...thuộc hạ của ông ta , tướng của ông ta chán ngán và làm phản ...giết ông ta ... đây ko còn là làm trái lời nữa mà làm phản ...

     

     

    VD vui vậy thôi ! mình chỉ muốn nói ý là chơi chữ ý mà . Các văn bản pháp luật dưới HP đều phải đúng với HP ...

     

    cho tới khi cái gì đó trảm HP thay = HP mới ...Thay luôn chứ ko trái HP ! 

     
    Báo quản trị |  
  • #259555   06/05/2013

    npbchaudoc
    npbchaudoc

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/04/2013
    Tổng số bài viết (51)
    Số điểm: 333
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 20 lần


    Ohh ... vậy ra mới đọc topic này dân áo trắng (có học thức) chúng tôi mới té ngửa ra 1 điều là chính vì chế độ chính trị hiện nay của VN đang cũng bị "độc quyền" hóa chứ chẳng phải chỉ riêng các lĩnh vực kinh tế xã hội khác... nên mới có chuyện hợp lý như các bạn nêu ỡ trên thôi.

    Tôi cũng sực nhớ có trang web khá uy tin nào đó khi bình luận về việc sửa đổi hiến pháp có nói đến vấn đề Quốc hội lập hiến và Quốc hội hành pháp gì đó ... đại loại như thế chứ cũng không hiểu rõ vấn đề này cho lắm. Dân trắng như tôi còn mơ hồ về luật pháp thì thử hỏi dân đen của toàn lãnh thổ VN này thì khỏi phải bận tâm luôn rồi ... thật sự bọn họ (giới chính trị) đang muốn mị dân hay thực hiện chính sách ngu dân ... thật đau lòng cho con cháu của lãnh tụ Hồ Chí Minh vĩ đại của dân tộc VN.

     
    Báo quản trị |  
  • #259577   07/05/2013

    buivantuan.law
    buivantuan.law

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2013
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 195
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 4 lần


    Bài viết trên của bạn lào nhạy cảm quá ...dân trắng là gì bạn ? Còn dân đen là chi ? 

     

    Ở đây chúng ta chỉ nên bàn dưới góc độ khoa học , tư duy thôi bạn . 

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #259586   07/05/2013

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Các quy định của Hiến pháp:

    Điều 84

    Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

    1- Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật; quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;

    Điều 88

    Luật, nghị quyết của Quốc hội phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, trừ các trường hợp Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Quốc hội quy định tại Điều 7, rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Quốc hội quy định tại Điều 85 và sửa đổi Hiến pháp quy định tại Điều 147, thì phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

    Điều 147

    Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

    Quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật:

    Điều 11. Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội

    1. Quốc hội làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp.

    Việc soạn thảo, thông qua, công bố Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp và thủ tục, trình tự giải thích Hiến pháp do Quốc hội quy định.

    2. Luật của Quốc hội quy định các vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền và nghĩa vụ của công dân.

    3. Nghị quyết của Quốc hội được ban hành để quyết định nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương; điều chỉnh ngân sách nhà nước; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; quy định chế độ làm việc của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, phê chuẩn điều ước quốc tế và quyết định các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

    Đọc các quy định trên, tôi chẳng hiểu bạn  nói cái Nghị quyết 51/2001/QH10 nó vi hiến ở chỗ nào?

     

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    5 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    KhacDuy25 (07/05/2013) SAdmin (08/05/2013) hocluat_gB776010 (18/03/2014) themiracle (08/05/2013) HNP1997 (17/05/2019)
  • #259625   07/05/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào bạn Hữu (viết thường thấy hay hơn nhỉ ).

    Về logic lý thuyết thì Hiến pháp là văn bản cao nhất nên các văn bản dưới nó không thể sửa đổi nó. Nên cái tiêu đề của Nghị quyết 51 khiến bạn dị ứng đúng không nào (sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 1992). Đó là về mặt hình thức.

    Thế nhưng về mặt nội dung thì Nghị quyết trên được ban hành không sai bởi vì:

     - Thứ nhất Hiến pháp hiện tại VN chưa quy định quyền phúc quyết của nhân dân nên thẩm quyền sửa đổi, bổ sung là của QH.

     - Thứ hai Nghị quyết trên đã được thông qua, bảo đảm tỷ lệ đại biểu QH phê duyệt sửa đổi, bổ sung HP được quy định bởi chính trong Hiến Pháp là 2/3.

    Vậy vấn đề còn lại tên gọi của văn bản này là HP hay NQ?

    Nếu gọi là HP thì e rằng không đúng vì văn bản này chỉ sửa đổi, bổ sung một số điều, không mang tính toàn diện nên không thể xem là HP mới (ví dụ gọi là HP 2001) 

    Còn nếu gọi là NQ thì sẽ gặp phải tính không lôgic nêu trên. Cuối cùng các nhà làm luật chọn phương án mà bạn đã thấy. Theo mình cách lựa chọn này là phù hợp. Bạn xem Mỹ cũng áp dụng tương tự thế thôi (Bill of rights) bản chất là bổ sung các quyền vào HP nhưng chỉ gọi là Luật.

    Bạn có thể đề nghị nên gọi là Bản hoặc cái gì đó (thay cho NQ) sửa đổi, bổ sung HP 1992. Nhưng cuối cùng thì nó cũng chỉ là cái tên.

    Vấn đề cốt lõi vẫn là tỷ lệ cần thiết để thông qua tại QH và/hoặc có phúc quyết hay không đối với nội dung cần sửa đổi đó để xem nó là HP hay Luật, NQ.

    Thân

     

     

     

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    phamthanhhuu (08/05/2013) SAdmin (08/05/2013)
  • #259850   08/05/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    Chào BachThanhDC

    Dẫu biết rằng Quốc hội có quyền lập hiến, sửa hiến nhưng sửa hiến như thế nào về mặt hình thức và nội dung mới là điều đáng bàn luận.

    Quả đúng như anh Unjustice nói: em thật sự dị ứng với cái tên Nghị quyết 51 sửa đổi Hiến pháp. Tại sao không phải là hiến pháp sửa đổi hiến pháp, thì anh Unjustice cho rằng: chỉ sửa đổi bổ sung một số điều nên không mang tính toàn diện. Nhưng thật ra Bộ luật Lao động sửa đổi 2007 chỉ sửa đổi, bổ sung 1 điều vẫn gọi là Bộ luật lao động sửa đổi đó anh.

     
    Báo quản trị |  
  • #259881   08/05/2013

    themiracle
    themiracle
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2013
    Tổng số bài viết (261)
    Số điểm: 4057
    Cảm ơn: 287
    Được cảm ơn 268 lần


    Topic này là để reply lại bài của bạn phamthanhuu: “Hiến pháp không phải là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất”. Những luận điểm đưa ra đều mang tính xây dựng và tranh luận cởi mở.

    -

     

    Hiến pháp nước ta đã ghi nhận Hiến pháp là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất tại điều 146:

    Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất.

    Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.

     

    Điều này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc chung của luật pháp, không ai phủ nhận giá trị pháp lý cao nhất của hiến pháp.

    Bạn Phạm Thanh Hữu có lập luận như sau:

    -Hiến pháp là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất(a)

    -Nghị quyết của quốc hội sửa đổi, bổ sung hiến pháp(b)

    Bạn Hữu cho rằng b mâu thuẫn với a, từ đó cho rằng nghị quyết đã xâm phạm “ giá trị pháp lý cao nhất” của hiến pháp=> hiến pháp không phải là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất.

     

    Trước tiên, tại điều 147 hiến pháp 1992 đã ghi nhận quyền sửa đổi hiến pháp của quốc hội như sau :

    Ðiều 147: Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành

     

    Từ điều này suy ra, sửa đổi hiến pháp là một quyền của quốc hội được ghi nhận trong hiến pháp.

    Kết luận thứ nhất: sửa đổi hiến pháp không vi hiến ( không trái với hiến pháp)(1)

    Vấn đề còn lại là sửa như thế nào?

    Sửa đổi hiến pháp không phải là thao tác copy paste hoặc insert. Nói cho dễ hiểu, để sửa một văn bản cũ thì phải ban hành văn bản mới sửa đổi, bổ sung văn bản đó chứ ko phải chèn thêm nội dung theo cách vật lý vào văn bản cũ.

    Kết luận thứ 2: để sửa đổi hiến pháp cần phải ban hành một văn bản mới, và vấn đề còn lại chỉ là tên gọi của văn bản đó.(2)

    Từ 1 và 2 suy ra: quốc hội có quyền sửa đổi hiến pháp bằng việc ban hành một văn bản mới để bổ sung, chỉnh sửa. Do đó, [văn bản để sửa đổi hiến pháp] [hiến pháp ban đầu] là một chỉnh thế thống nhất tạo thành [hiến pháp đã sửa đổi] chứ không phá vỡ tính hiệu lực cao nhất của hiến pháp.

    Do vậy, không thể nói hiến pháp không phải là văn bản pháp lý cao nhất vì nghị quyết quốc hội có thể sửa đổi hiến pháp.

    Từ góc nhìn luật học so sánh, sửa đổi hiến pháp là một vấn đề phổ biến ở hầu hết các nước. Ví dụ như ở Mỹ, lịch sử non trẻ của đất nước này đã chứng kiến 27 lần sửa đổi hiến pháp. Các văn bản sửa đổi hiến pháp được gọi là [amendment], từ điển tiếng việt dịch là [bản tu chính].*

    Trọng tâm của sửa đổi hiến pháp không phải là tên gọi của các văn bản này mà là trình tự, thủ tục thông qua các văn bản đó để đảm bảo các nguyên tắc thượng tôn pháp quyền.

    Ở một số quốc gia, sửa đổi hiến pháp phải thông qua các trình tự, thủ tục phức tạp. Ví dụ cộng hòa Ireland và Australia,[bản tu chính] hiến pháp phải đem ra trưng cầu dân ý thì mới có thể có hiệu lực.

    Thực chất,[Bản tu chính] hiến pháp ở Mỹ được ban hành như một nghị quyết đặc biệt của quốc hội. Các [bản tu chính] hoàn toàn không phương hại đến giá trị pháp lý cao nhất của hiến pháp.

    Ở nước ta, việc sửa đổi hiến pháp phải được 2/3 đại biểu quốc hội tán thành như đã ghi ở điều 147.

     

    Tuy nhiên, bài của bạn Hữu đúng ở một góc độ khác. Nếu hiến pháp được sửa đổi một cách tùy tiện và không phù hợp với xu thế phát triển thì sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy xấu. Do vậy, cần phải có các cơ chế kiểm soát việc sửa đổi hiến pháp.

    Về vấn đề này, một số quốc gia đã xem một số điều khoản là bất di bất dịch. Ví dụ điều 4 của hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ không cho phép sửa đổi các điều 1,2,3 về chính thể cộng hòa và các đặc điểm của chính thể. Điều  120 hiến pháp Bahrain cầm sửa đổi điều 2 về quốc giáo, ngôn ngữ quốc gia.

    Tóm lại, vấn đề không phải nghị quyết phủ nhận giá trị cao nhất của hiến pháp, mà thủ tục, trình tự, cơ chế sửa đổi hiến pháp như thế nào. Những nguyên tắc chung cần tôn trọng với hiến pháp của một quốc gia, và những điều khoản trọng tâm cần bảo vệ…

    * Link wikipedia về [tu chính hiến pháp]

    Cập nhật bởi themiracle ngày 08/05/2013 09:52:25 SA tt tt

    the uncertainty

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn themiracle vì bài viết hữu ích
    yuanping (26/10/2020)
  • #314298   17/03/2014

    giaovat
    giaovat

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/03/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    NHư vậy ở một thời điểm nhất định. Văn bản sửa đổi HP sẽ được người ta hiểu rằng.. nó tác động sủa đổi được HP thì nó có giá trị Ply cao hơn. Nhung thực tế ko phải vì nó được HP quy định cho tồn tại để sửa đổi cập nhật những phần HP phải thay đổi. Và Nước NGa họ đang dự thảo sửa đổi HP đấy ạ...

     
    Báo quản trị |  
  • #560872   24/10/2020

    Sai Lầm

    Hiến pháp có hẳn 1 chương để nói về sửa đổi HP. Mà một tập thể muốn sửa đổi HP phải ban hành NQ chứ gì nữa. Nghị quyết này không lớn hơn HP. Dù nó sửa HP đi nữa thì cũng là do HP ban cho nó cái quyền đó thôi. Có ai lớn hơn vua không? Nhưng thằng cắt tóc vẫn được sờ đầu vua đấy thôi! Tư duy logic hình thức là chết. Cứ kiểu "thứ gì sửa được thứ còn lại thì lớn hơn", thì học luật có mà như lạc giữa rừng gai.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vophuoclocnapa1@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (24/10/2020)