Topic này là để reply lại bài của bạn phamthanhuu: “Hiến pháp không phải là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất”. Những luận điểm đưa ra đều mang tính xây dựng và tranh luận cởi mở.
-
Hiến pháp nước ta đã ghi nhận Hiến pháp là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất tại điều 146:
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất.
Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.
Điều này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc chung của luật pháp, không ai phủ nhận giá trị pháp lý cao nhất của hiến pháp.
Bạn Phạm Thanh Hữu có lập luận như sau:
-Hiến pháp là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất(a)
-Nghị quyết của quốc hội sửa đổi, bổ sung hiến pháp(b)
Bạn Hữu cho rằng b mâu thuẫn với a, từ đó cho rằng nghị quyết đã xâm phạm “ giá trị pháp lý cao nhất” của hiến pháp=> hiến pháp không phải là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất.
Trước tiên, tại điều 147 hiến pháp 1992 đã ghi nhận quyền sửa đổi hiến pháp của quốc hội như sau :
Ðiều 147: Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành
Từ điều này suy ra, sửa đổi hiến pháp là một quyền của quốc hội được ghi nhận trong hiến pháp.
Kết luận thứ nhất: sửa đổi hiến pháp không vi hiến ( không trái với hiến pháp)(1)
Vấn đề còn lại là sửa như thế nào?
Sửa đổi hiến pháp không phải là thao tác copy paste hoặc insert. Nói cho dễ hiểu, để sửa một văn bản cũ thì phải ban hành văn bản mới sửa đổi, bổ sung văn bản đó chứ ko phải chèn thêm nội dung theo cách vật lý vào văn bản cũ.
Kết luận thứ 2: để sửa đổi hiến pháp cần phải ban hành một văn bản mới, và vấn đề còn lại chỉ là tên gọi của văn bản đó.(2)
Từ 1 và 2 suy ra: quốc hội có quyền sửa đổi hiến pháp bằng việc ban hành một văn bản mới để bổ sung, chỉnh sửa. Do đó, [văn bản để sửa đổi hiến pháp] và [hiến pháp ban đầu] là một chỉnh thế thống nhất tạo thành [hiến pháp đã sửa đổi] chứ không phá vỡ tính hiệu lực cao nhất của hiến pháp.
Do vậy, không thể nói hiến pháp không phải là văn bản pháp lý cao nhất vì nghị quyết quốc hội có thể sửa đổi hiến pháp.
Từ góc nhìn luật học so sánh, sửa đổi hiến pháp là một vấn đề phổ biến ở hầu hết các nước. Ví dụ như ở Mỹ, lịch sử non trẻ của đất nước này đã chứng kiến 27 lần sửa đổi hiến pháp. Các văn bản sửa đổi hiến pháp được gọi là [amendment], từ điển tiếng việt dịch là [bản tu chính].*
Trọng tâm của sửa đổi hiến pháp không phải là tên gọi của các văn bản này mà là trình tự, thủ tục thông qua các văn bản đó để đảm bảo các nguyên tắc thượng tôn pháp quyền.
Ở một số quốc gia, sửa đổi hiến pháp phải thông qua các trình tự, thủ tục phức tạp. Ví dụ cộng hòa Ireland và Australia,[bản tu chính] hiến pháp phải đem ra trưng cầu dân ý thì mới có thể có hiệu lực.
Thực chất,[Bản tu chính] hiến pháp ở Mỹ được ban hành như một nghị quyết đặc biệt của quốc hội. Các [bản tu chính] hoàn toàn không phương hại đến giá trị pháp lý cao nhất của hiến pháp.
Ở nước ta, việc sửa đổi hiến pháp phải được 2/3 đại biểu quốc hội tán thành như đã ghi ở điều 147.
Tuy nhiên, bài của bạn Hữu đúng ở một góc độ khác. Nếu hiến pháp được sửa đổi một cách tùy tiện và không phù hợp với xu thế phát triển thì sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy xấu. Do vậy, cần phải có các cơ chế kiểm soát việc sửa đổi hiến pháp.
Về vấn đề này, một số quốc gia đã xem một số điều khoản là bất di bất dịch. Ví dụ điều 4 của hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ không cho phép sửa đổi các điều 1,2,3 về chính thể cộng hòa và các đặc điểm của chính thể. Điều 120 hiến pháp Bahrain cầm sửa đổi điều 2 về quốc giáo, ngôn ngữ quốc gia.
Tóm lại, vấn đề không phải nghị quyết phủ nhận giá trị cao nhất của hiến pháp, mà thủ tục, trình tự, cơ chế sửa đổi hiến pháp như thế nào. Những nguyên tắc chung cần tôn trọng với hiến pháp của một quốc gia, và những điều khoản trọng tâm cần bảo vệ…
* Link wikipedia về [tu chính hiến pháp]
Cập nhật bởi themiracle ngày 08/05/2013 09:52:25 SA
tt
tt