HĐLĐ quy định như thế này có phù hợp không?

Chủ đề   RSS   
  • #175852 03/04/2012

    luonglawyer
    Top 500
    Male
    Cao Đẳng

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2007
    Tổng số bài viết (323)
    Số điểm: 31058
    Cảm ơn: 39
    Được cảm ơn 143 lần


    HĐLĐ quy định như thế này có phù hợp không?

    Trong HĐLĐ có điều khoản quy định chung "nếu một trong hai bên muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì phải báo cho bên kia biết trước 30 ngày" . Vậy điều khoản này trong HĐLĐ có trái Bộ luật lao động không?

    Có 2 quan điểm như sau:

    - Quan điểm 1: Quy định như vậy là trái Bộ luật lao động và NSDLĐ cần phải sửa đổi, bổ sung HĐ cho phù hợp quy định của Bộ luật lao động. Bởi lẽ, trong Bộ luật lao động đã có quy định rất rõ ràng về các trường hợp được đơn phương và thời gian báo trước, trong đó có quy định những trường hợp chỉ phải báo trước 3 ngày; 30 ngày; 45 ngày. Nếu chiếu theo quy định trên của HĐ là báo trước 30 ngày là trái Luật lao động, là hạn chế quyền của NLĐ. Do vậy, cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

    - Quan điểm 2: Quy định như trên là thỏa thuận tự nguyện giữa hai bên. Kể cả trong trường hợp quy định trong HĐ là 30 ngày, nhưng trong thực tế thực hiện, nếu rơi vào trường hợp 3 ngày; 30 ngày; 45 ngày như quy định của Luật thì thực hiện theo thực tế như vậy và theo Luật. Và như thế là phù hợp và không trái luật.

    Vậy quan điểm của các bạn là như thế nào? Ủng hộ quan điểm nào? Hay có quan điểm khác?

    Rất mong nhận sự trao đổi.

    --------------------------

    Luật sư Lê Ngọc Lương

    Điện thoại: 090.2112.383

    Email: luonglawyer@gmail.com

    * Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, tham gia tố tụng trong các lĩnh vực Đầu tư, Doanh nghiệp, Đất đai - BĐS, Dân sự, Lao động, Hành chính, Hôn nhân - Gia đình;

    * Soạn thảo, thẩm định, kiểm tra tính pháp lý của Hợp đồng, Quy chế, Văn bản thỏa thuận....

    * Đại diện ngoài tố tụng theo yêu cầu khách hàng.

    * Dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu.

     
    3160 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #175861   03/04/2012

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Chào Luật sư!
    Đây là trường hợp hay, xin trao đổi những suy nghĩ của mình:

    - Những thỏa thuận trái luật thì vô hiệu.
    - Luật LĐ quy định thời hạn báo trước tùy loại hợp đồng, bao gồm trước 3 ngày, 30 ngày và 45 ngày như LS đã nêu ở trên.

    - Các bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động là báo trước 30 ngày, cần xem xét thời hạn hợp đồng đó có thời hạn bao nhiêu.Xảy ra các trường hợp:
        * Nếu hợp đồng lao động xác định thời hạn: Không trái luật.
        * Nếu là hợp đồng lao động thời vụ hoặc không xác định thời hạn: Thỏa thuận trên không đúng quy định của luật, cần sửa đổi. Nếu không  sửa đổi thì thỏa thuận về thời hạn báo trước bị vô hiệu => HĐLĐ vô hiệu một phần, khi xảy ra tranh chấp thì áp dụng thời hạn của loại hợp đồng thực tế mà không theo thỏa thuận trong hợp đồng. Các nội dung khác không vô hiệu vẫn áp dụng thực hiện.

    Mong nhận được các ý kiến của LS và các thành viên

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #175950   03/04/2012

    thanhlaw.phamlhn
    thanhlaw.phamlhn
    Top 500
    Female


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/12/2011
    Tổng số bài viết (358)
    Số điểm: 2095
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 132 lần


    Chào luật sư Lê Ngọc Lương, sau đây thanhlaw.phamlhn xin được tham gia diễn đàn và bày tỏ
     quan điểm của mình về chủ đề đã nêu như sau:

                Theo quy định tại Điều 388 BLDS thì "Hợp đồng là sự thoả thuận của các bên
     về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự
    ". 
    Khi giao kết hợp đồng các bên phải thuân thủ đúng những nguyên tắc luật định:
     thể hiện ý chí tự nguyện khi giao kết nhưng không trái pháp luật và đạo đức xã hội. 
    Vì vậy, khi các bên thoả thuận để cùng nhau ký kết hợp đồng thì các bên phải thực hiện
     đúng, đủ các nguyên tắc luật định.

                Hợp đồng lao động là thoả thuận không nằm ngoài sự điều chỉnh chung của Bộ luật

    dân sự và chịu sự điều chỉnh của Luật chuyên ngành là Luật Lao động

    nên người lao động và người sử dụng lao động được tự do thể hiện ý chí

    khi giao kết nhưng không trái luật, không vi phạm điều pháp luật cấm.

                Theo khoản 2, điều 37 Bộ luật lao động đã quy định các thời hạn người lao động phải

    báo cho người sử dụng lao động biết trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Bên cạnh đó, tại khoản 3, điều 38 Bộ luật Lao động cũng đã quy định rõ các trường hợp mà người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

                Như vậy, hai bên thoả thuận khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải

    báo trước cho bên kia biết trước 30 ngày chỉ được chấp nhận đối với Hợp đồng xác định

    thời hạn. Đối với các loại hợp đồng khác thì thoả thuận này là chưa phù hợp. Do đó, nếu

    một bên đơn phương chấm dứt Hợp đồng dẫn đến có tranh chấp phát sinh thì cơ quan có

    thẩm quyền sẽ căn cứ vào loại hợp đồng mà hai bên đã ký kết để xác định thời hạn báo

    trước đối với bên kia là bao lâu.


    http://danluat.thuvienphapluat.vn/thanh-vien/thanhlaw.phamlhn

    Mobile: 0123 943 7763

     
    Báo quản trị |  
  • #175953   03/04/2012

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100059
    Cảm ơn: 3496
    Được cảm ơn 5362 lần
    SMod

    Tôi xin có ý kiến như sau. Việc này còn tùy thuộc vào thời gian của hợp đồng lao động.

    Đối với HĐLĐ có thời hạn dưới 12 tháng thì theo LLĐ phải báo trước 3 ngày. Như vậy quy định 30 ngày ghi trong HĐLĐ có cũng như không vì HĐLĐ không thể có hiệu lực cao hơn LLĐ được.

    Đối với HĐLĐ có thời hạn từ 1 - 3 năm thì ghi hay không ghi quy định này cũng như nhau vì đằng nào cũng 30 ngày.

    Đối với HĐLĐ không xác định thời hạn thì theo tôi thỏa thuận này có lợi hơn cho bên nào muốn chấm dứt HĐ và cũng không trái với luật lao động, do vậy thỏa thuận này có hiệu lực.
     
    Báo quản trị |  
  • #176380   05/04/2012

    luonglawyer
    luonglawyer
    Top 500
    Male
    Cao Đẳng

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2007
    Tổng số bài viết (323)
    Số điểm: 31058
    Cảm ơn: 39
    Được cảm ơn 143 lần


    Cảm ơn ntdieu và thanhlaw.phamlhn,

    Nhưng tôi không đồng ý với ý kiến của ntdieu và thanhlaw.phamlhn bởi lẽ:

    1. Luật Lao động quy định về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ và NSDLĐ là khác nhau và thời hạn báo trước cũng là khác nhau.

    2. Việc báo trước 3 ngày không chỉ áp dụng với HĐLĐ dưới 12 tháng mà nó áp dụng cả với HĐLĐ từ 1 - 3 năm (đối với NLĐ).
    Và đối với HĐ loại này, cũng như HĐ dưới 12 tháng này nếu người lao động thuộc trường hợp báo trước 3 ngày mà trong HĐLĐ lại quy định là phải báo trước 30 ngày thì có phải đã trái luật và hạn chế quyền của NLĐ không?

    3. Với HĐLĐ không xác định thời hạn thì Luật LĐ quy định phải báo trước ít nhất là 45 ngày. Vậy nếu trong HĐLĐ chỉ quy định báo trước 30 ngày thì ko phải là có lợi cho bên nào muốn chấm dứt mà rõ ràng là trái luật.

    Như vậy, theo quan điểm của tôi, trong HĐLĐ mà có điều khoản quy định các bên muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì phải báo trước 30 ngày như nêu trong topic này là trái luật và cần phải hoặc là hủy bỏ hoặc là sửa đổi, bổ sung cho phù hợp quy định của Luật.
    Một vài trao đổi cùng mọi người.
    Thân.
    Cập nhật bởi luonglawyer ngày 05/04/2012 11:30:50 SA

    --------------------------

    Luật sư Lê Ngọc Lương

    Điện thoại: 090.2112.383

    Email: luonglawyer@gmail.com

    * Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, tham gia tố tụng trong các lĩnh vực Đầu tư, Doanh nghiệp, Đất đai - BĐS, Dân sự, Lao động, Hành chính, Hôn nhân - Gia đình;

    * Soạn thảo, thẩm định, kiểm tra tính pháp lý của Hợp đồng, Quy chế, Văn bản thỏa thuận....

    * Đại diện ngoài tố tụng theo yêu cầu khách hàng.

    * Dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu.

     
    Báo quản trị |  
  • #176420   05/04/2012

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Chào mọi người !

    Tôi thấy có một quy định mà mọi người không quan tâm lắm được quy định trong Bộ luật lao động năm 1994Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLLĐ năm 2002 như sau:
    Bộ luật lao động viết:
    Điều 29.

    2- Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn mức được quy định trong pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đang áp dụng trong doanh nghiệp hoặc hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó phải được sửa đổi, bổ sung.

    3- Trong trường hợp phát hiện hợp đồng lao động có nội dung nói tại khoản 2 Điều này, thì Thanh tra lao động hướng dẫn cho các bên sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Nếu các bên không sửa đổi, bổ sung thì Thanh tra lao động có quyền buộc huỷ bỏ các nội dung đó; quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên được giải quyết theo quy định của pháp luật.


    Như vậy, cần phải hiểu tinh thần của quy định này rằng, pháp luật khuyến khích các bên thỏa thuận những nội dung trong HĐLĐ về quyền lợi của NLĐ cao hơn mức mà pháp luật quy định, thỏa thuận này được công nhận.

    Nếu như thỏa thuận trong HĐLĐ khiến cho quyền lợi của NLĐ thấp hơn mức mà theo quy định của pháp luật lao động,... họ được hưởng hoặc hạn chế các quyền khác của họ thì thỏa thuận đó sẽ bị hủy bỏ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện và nội dung thỏa thuận sẽ tuân theo điều chỉnh của pháp luật. Bởi nếu bất cứ thỏa thuận trong HĐLĐ khác với luật đều đương nhiên bị tuyên vô hiệu thì quy định khoản 2 và 3 của Điều 29 rõ ràng là thừa !

    Căn cứ vào cách hiểu quy định tại khoản 2, 3, Điều 29, Bộ luật lao động thì để xem thỏa thuận "nếu một trong hai bên muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì phải báo cho bên kia biết trước 30 ngày" có trái tinh thần của pháp luật lao động hay không, chỉ cần "chiếu" vào các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng của NLĐ được quy định tại Điều 37, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLLĐ năm 2002 xem rằng có gây ra việc giảm sút quyền lợi của NLĐ hay không ?
    Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLLĐ năm 2002 viết:
    Điều 37.
    2- Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:
    a) Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g: ít nhất ba ngày;
    b) Đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ: ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; ít nhất ba ngày nếu là hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng;
    c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e: theo thời hạn quy định tại Điều 112 của Bộ luật này.

    3- Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày; người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị sáu tháng liền thì phải báo trước ít nhất ba ngày."

    Tôi thấy để khẳng định đưa ra một quan điểm chính xác thì không dễ, mà còn tùy vào từng trường hợp, từng đối tượng khách hàng của luật sư. Tôi chỉ xin phân tích một số khẳng định của các bạn dựa trên tinh thần của Điều 29, BLLĐ (còn nếu các bạn không đồng tình với phân tích của tôi về tinh thần của điều 29, BLLĐ thì không cần để ý tới những phân tích này):

    nguyenkhanhchinh viết:
    Nếu hợp đồng lao động xác định thời hạn: Không trái luật.


    Đối với trường hợp HĐLĐ không xác định thời hạn thì thỏa thuận "đơn phương chấm dứt trước 30 ngày" làm tăng quyền lợi của NLĐ so với quy định của pháp luật (45 ngày báo trước giảm còn 30 ngày), nhưng đối với trường hợp "người lao động bị ốm đau, tai nạn đã ... ít nhất ba ngày" lại làm giảm quyền lợi của NL Đ và có thể bị hủy bỏ (3 ngày tăng lên 30 ngày).
    ntdieu viết:
    Đối với HĐLĐ có thời hạn từ 1 - 3 năm thì ghi hay không ghi quy định này cũng như nhau vì đằng nào cũng 30 ngày.

    Điểm này thì bạn luonglawyer cũng đã phân tích, bởi nếu rơi vào trường hợp điểm a, khoản 2, Điều 38, BLLĐ thì sẽ làm giảm quyền lợi của NLĐ bởi thời hạn đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ chỉ là 3 ngày đối với cả HĐLĐ từ 1- 3 năm dẫn đến hậu quả có thể phải hủy bỏ.
    Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 05/04/2012 02:10:39 CH

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #176588   06/04/2012

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Chào các LS!
    Thật ra việc báo trước có lợi cho người lao động hay không không thể khẳng định cái rụp được. Đơn giản là, có thể sẽ gián đoạn thời gian đối với người lao động khi chưa tiến hành công việc mới.
    Cần chú ý rằng, luật quy định và các bên thỏa thuận trong thời hạn đó, nhưng không thể ghi thẳng vào hợp đồng lao động. Việc linh hoạt này xảy ra khi NLD xin nghỉ và NSDLD ra quyết định, ngày nào trong số những ngày mà Luật quy định hai bên sẽ thống nhất. 
    Vì vậy, áp đặt một cách máy móc sự thỏa thuận về thời hạn báo trước trong hợp đồng lao động là không nên, như đã trình bày ở trên, một số trường hợp sẽ không thực hiện được do trái luật. Mẫu hợp đồng lao động tôi nhớ không nhầm thì hổng có phần thỏa thuận này, hay các LS đưa nó vào điều khoản thỏa thuận khác?
    Hơn nữa, trong thời gian báo trước này, luật quy định các bên có quyền thay đổi quyết định nghỉ hoặc không! Nếu thỏa thuận trong hợp đồng rùi, thì quy định này phải xử lý thế nào? Khi đến hạn thỏa thuận nhưng chưa đến hạn theo Luật.?
    Mong nhận thêm ý kiến đóng góp của các LS và các anh chị.
    Trân trọng
    Cập nhật bởi nguyenkhanhchinh ngày 06/04/2012 12:44:41 SA

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |