hãy nói ý kiến của bạn về biện pháp tạm giam!

Chủ đề   RSS   
  • #28942 11/06/2009

    cuonglong

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2008
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 620
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 16 lần


    hãy nói ý kiến của bạn về biện pháp tạm giam!

    Điều 88 bộ luật TTHS quy định về biện pháp tạm giam như sau:

    1. Tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp sau đây:

    a) Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng;

    b) Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.

    2. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ những trường hợp sau đây:

    a) Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã;

    b) Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử;

    c) Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

    3. Những người có thẩm quyền ra lệnh bắt được quy định tại Điều 80 của Bộ luật này có quyền ra lệnh tạm giam. Lệnh tạm giam của những người được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc tạm giam, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Viện kiểm sát phải hoàn trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn.

    4. Cơ quan ra lệnh tạm giam phải kiểm tra căn cước của người bị tạm giam và thông báo ngay cho gia đình người bị tạm giam và cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị tạm giam cư trú hoặc làm việc biết.

    Bạn có ý kiến gì về điều này không nào?!!
    Cập nhật bởi Mai_Y_Nguyen vào lúc 01/06/2009 17:46:29

    Nguyễn Việt Cường

    DĐ: 098.484.3886

    Email: cuonglong1987@gmail.com

     
    6914 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #28943   13/03/2009

    maixuanhuong
    maixuanhuong
    Top 200
    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/07/2008
    Tổng số bài viết (466)
    Số điểm: 2097
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 10 lần


    Xin phép không có ý kiếm gì

    Có chăng chỉ là chữ "có thể", điều này vô hình chung đã trao cho những người cầm cân nẩy mực cái quyền quyết định theo cảm tính, dễ dẫn đến cơ chế "xin - cho".
     
    Báo quản trị |  
  • #28944   13/03/2009

    huongduong1
    huongduong1

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2009
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


        Xin Luật sư Mai Xuân Hương giải thích thêm những lo ngại của mình trong cơ chế "xin - cho" có thể xảy ra khi các cơ quan tố tụng áp dụng biện pháp ngăn chặn theo điều 88 - BLTTHS được không?

     
    Báo quản trị |  
  • #28945   13/03/2009

    maixuanhuong
    maixuanhuong
    Top 200
    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/07/2008
    Tổng số bài viết (466)
    Số điểm: 2097
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 10 lần


    Tôi đã xin phép không có ý kiến

    Vì đó là Luật và vẫn đang được áp dụng thưa bạn. Thực ra tôi không "lo ngại" đâu.
    Chủ đề của bạn đặt ra là "có ý kiến gì về điều này không nào?", vậy ý kiến của bạn như thế nào, tôi có thể biết được không? "cảm nhận" của tôi bạn thấy như thế nào vậy? Sau đó mới dám tiếp tục trao đổi.
    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
  • #28946   15/03/2009

    mizuno
    mizuno
    Top 500
    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2008
    Tổng số bài viết (135)
    Số điểm: 345
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    chà chà

    - Tôi nghĩ là Luật sư Mai Xuân Hương nói "có thể" dẫn đến cơ chế "xin - cho", thì cũng chưa hoàn toàn vậy.
    - Nếu xóa bỏ từ "có thể" sẽ làm cho Luật trở nên cứng nhắc, mà Luật thì bao giờ cũng vừa cứng nhắc, vừa linh hoạt thì mới có thể tồn tại được lâu dài, cũng như là vừa mang tính chất răn đe, vừa mag tính phòng ngừa vậy.
     
    Báo quản trị |  
  • #28947   22/04/2009

    cuonglong
    cuonglong

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2008
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 620
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 16 lần


    Lâu quá!

    Rất tiếc là rất lâu rồi ko vào chủ đề  này nên để các bác phải đau đầu rồi.Ý của tôi ko phải là chữ có thể và mong mọi người suy nghĩ tích cực ko nên tranh luận những cái nhỏ nhặt mà quên đi tính khoa học của nó.Hãy thử bàn về đối tượng bị áp dụng biện pháp này, đối tượng ko bị áp dụng, trường hợp bị áp dụng và hậu quả của nó.Thật là xin lỗi các bác vì đã ko nói rõ mục đích điễn đán.Mời các bác tiếp tục!!

    Nguyễn Việt Cường

    DĐ: 098.484.3886

    Email: cuonglong1987@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #28948   11/06/2009

    zamaza
    zamaza

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:09/06/2009
    Tổng số bài viết (75)
    Số điểm: 375
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 21 lần


        Thật vô nghĩa khi lập topic nêu vấn đề này:
       - Đối tượng rất rõ ràng: Bị can, bị cáo <= Không phải bị can, bị cáo thì không thể áp dụng biện pháp tạm giam.
       - Từ " có thể", thứ lỗi cho tôi nói thẳng: Chẳng hiểu luật sư huong nghiên cứu luật đến đâu, kinh nghiệm "thực chiến" trong nghề luật thế nào mà phát biểu về cơ chế xin-cho, bạn chẳng hiểu gì về từ " có thể" trong trường hợp này. Vì sao: Luật không bắt buộc mọi bị can, bị cáo phải bị tạm giam, tạm giam chỉ là một trong những biện pháp ngăn chặn  theo luật định, nên để từ " có thể" vì có thể  áp dụng biện pháp ngăn chặn khác với bị can, bị cáo.
       - Hậu quả của biện pháp tạm giam cũng rất rõ: Bị can, bị cáo áp dụng biện pháp tạm giam thì được trừ thời hạn giam vào bản án phải thi hành. Người có thẩm quyền nếu giam sai người, sai trường hợp áp dụng thì tuỳ tình huống cụ thể có thể bị xử lý: Truy tố, kỷ luật trong ngành công an, bồi thường theo 388..
        - Chẳng có gì phải bàn thêm

     
    Báo quản trị |