Góc nhìn pháp lý: Giàn khoan HD981 của Trung Quốc là sai trái

Chủ đề   RSS   
  • #321924 07/05/2014

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    Góc nhìn pháp lý: Giàn khoan HD981 của Trung Quốc là sai trái

    Cùng xem qua vị trí đặt giàn khoan HD981 của Trung Quốc ở ảnh bên dưới:

    Cùng xem qua chế độ pháp lý của từng vùng để từ đó biết được sự sai trái của Trung Quốc:

    KHU VỰC

    CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ

    Điều 9. Nội thuỷ

    Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

    Điều 10. Chế độ pháp lý của nội thuỷ

    Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy như trên lãnh thổ đất liền.

    Điều 11. Lãnh hải

    Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển.

    Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

     

    Điều 12. Chế độ pháp lý của lãnh hải

    1. Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

    2. Tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam. Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

    3. Việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    4. Các phương tiện bay nước ngoài không được vào vùng trời ở trên lãnh hải Việt Nam, trừ trường hợp được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam hoặc thực hiện theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    5. Nhà nước có chủ quyền đối với mọi loại hiện vật khảo cổ, lịch sử trong lãnh hải Việt Nam.

    Điều 13. Vùng tiếp giáp lãnh hải

    Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

    Điều 14. Chế độ pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải

    1. Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và các quyền khác quy định tại Điều 16 của Luật này đối với vùng tiếp giáp lãnh hải.

    2. Nhà nước thực hiện kiểm soát trong vùng tiếp giáp lãnh hải nhằm ngăn ngừa và trừng trị hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, thuế, y tế, xuất nhập cảnh xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam.

    Điều 15. Vùng đặc quyền kinh tế

    Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

    Điều 16. Chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế

    1. Trong vùng đặc quyền kinh tế, Nhà nước thực hiện:

    a) Quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển; về các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế;

    b) Quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển; nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển;

    c) Các quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với pháp luật quốc tế.

    2. Nhà nước tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không; quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Luật này và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam.

    Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

    3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt các thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên cơ sở các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng được ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế có liên quan.

    4. Các quyền có liên quan đến đáy biển và lòng đất dưới đáy biển quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Luật này.

    Điều 17. Thềm lục địa

    Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.

    Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

    Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500 mét.

    Điều 18. Chế độ pháp lý của thềm lục địa

    1. Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về thăm dò, khai thác tài nguyên.

    2. Quyền chủ quyền quy định tại khoản 1 Điều này có tính chất đặc quyền, không ai có quyền tiến hành hoạt động thăm dò thềm lục địa hoặc khai thác tài nguyên của thềm lục địa nếu không có sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam.

    3. Nhà nước có quyền khai thác lòng đất dưới đáy biển, cho phép và quy định việc khoan nhằm bất kỳ mục đích nào ở thềm lục địa.

    4. Nhà nước tôn trọng quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp khác của các quốc gia khác ở thềm lục địa Việt Nam theo quy định của Luật này và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam.

    Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

    5. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt thiết bị và công trình ở thềm lục địa của Việt Nam trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam.

     

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 07/05/2014 10:06:31 CH
     
    10982 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    yuanping (08/05/2014) Quyentt89 (08/05/2014)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #321927   07/05/2014

    hungthamnhung
    hungthamnhung
    Top 500
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2010
    Tổng số bài viết (226)
    Số điểm: 4529
    Cảm ơn: 46
    Được cảm ơn 75 lần


    Có lẽ phải đánh một trận thôi :(

     

     
    Báo quản trị |  
  • #321928   07/05/2014

    thangtiensinh
    thangtiensinh
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:09/12/2011
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 3126
    Cảm ơn: 151
    Được cảm ơn 155 lần


    Không biết chủ thớt nêu ra cái này để làm gì ???

    Thái độ của bạn sẽ quyết định và làm thay đổi cuộc đời bạn !

     
    Báo quản trị |  
  • #321967   08/05/2014

    CDTT
    CDTT

    Sơ sinh


    Tham gia:25/05/2013
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 110
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Biết là vi phạm nhưng cần phải nêu các biện pháp hợp pháp để bảo đảm quyền tài phán, quyền chủ quyền trên hai vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế thì mới có ý nghĩa.

     
    Báo quản trị |  
  • #322052   08/05/2014

    khoathads
    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


    "Hịch" Biển đông

    Việt Nam lịch sử ngàn năm,
    Vị tha, anh dũng, kiên cường đấu tranh.
    Đánh cho Pháp hãi, Mỹ tan,
    Giành cờ độc lập, nước nhà ấm no…

    Việt Nam vốn tính ôn hòa,
    Thời bình dựng nước, bạn bè bốn phương.
    Quên đi quá khứ đau thương.
    Ban giao hợp tác, cùng nhau sum vầy.

    Tuy nhiên chớ có quấy rầy!
    Ngang nhiên vô cớ đọa đầy Việt Nam.
    Chủ quyền lãnh thổ hiên ngang,
    Trung Hoa xâm phạm, có ngày nát tan.

    Dù rằng kẻ mạnh vẫn hơn,
    Nhưng chưa chắc thắng lòng dân căm hờn.
    Ai ơi nhớ lấy câu này:
    “Nước nào tham vọng có ngày diệt vong!”.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn khoathads vì bài viết hữu ích
    Nam_soledad (08/05/2014)
  • #322061   08/05/2014

    halien92
    halien92

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/09/2012
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 345
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 5 lần


    TIẾNG GỌI NON SÔNG

    Tác giả: Thầy Thái Bá Tân


    1
    Tổ tiên xưa để lại
    Giang sơn gấm vóc này.
    Nhiều, rất nhiều máu đổ
    Để có ta hôm nay.

    Chim trên trời có tổ,
    Thú trong rừng có hang.
    Ta, con người, ta có
    Đất nước và xóm làng.

    Xóm làng và đất nước
    Thân yêu của chúng ta
    Đang bị giặc đe dọa.
    Ta ru rú ở nhà?

    Không! Con Hồng cháu Lạc,
    Chung sức và chung lòng,
    Thà hy sinh tất cả,
    Quyết bảo vệ non sông!

    2
    Nước Nam người Nam ở.
    Trời định thế từ lâu.
    Đừng tìm cách xâm phạm,
    Kẻo lại bị đánh đau.

    Hai Bà Trưng, Bà Triệu,
    Mai Hắc Đế, Ngô Quyền,
    Lý Thường Kiệt đánh Tống,
    Rồi vua Trần đánh Nguyên...

    Vẫn âm vang, còn đó
    Bài Nam Quốc Sơn Hà.
    Lẽ nào ta để giặc
    Âm mưu thôn tính ta?

    Không, con Hồng cháu Lạc,
    Với khí thế Diên Hồng,
    Chúng ta nguyện chung sức,
    Quyết bảo vệ non sông!

    3
    Giờ là lúc thử lửa,
    Thử lương tâm mọi người.
    Hèn nhát, hay đứng thẳng,
    Kiêu hãnh với đất trời?

    Không nhường một tấc đất,
    Không mất một bờ khe.
    Trần Nhân Tông đã dạy,
    Ta, con cháu, phải nghe.

    Chúng xưa nay vẫn thế,
    Nham hiểm và thâm sâu.
    Chúng cậy lớn ăn hiếp,
    Không lẽ ta cúi đầu?

    Không! Không để mất nước!
    Theo tiếng gọi non sông,
    Chúng ta hãy xứng đáng
    Là con Lạc, cháu Hồng!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn halien92 vì bài viết hữu ích
    khoathads (08/05/2014) hongtruong_0510 (08/05/2014)
  • #322068   08/05/2014

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    @ hungthamnhung,

    Chưa đánh đâu bác ạ. Theo đánh giá của em thì hai bên sẽ ở thế giằng co, căng thẳng một vài tuần hoặc tháng cho đến khi TQ tuyên bố giàn khoan thăm dò của TQ "hoàn thành nhiệm vụ" và rút về.

     

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    hungthamnhung (08/05/2014) danusa (09/05/2014)
  • #322254   09/05/2014

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Gửi đến mọi người bài phỏng vấn TS.Ngô Hữu Phước - Giảng viên Khoa Luật QUốc tế, Đại học luật Tp.HCM về vấn đề này trên báo Tuổi trẻ.

     
    Không cương quyết, Trung Quốc sẽ “lộng giả thành chân”
     
    TS NGÔ HỮU PHƯỚC nói: “Nếu chúng ta không cương quyết đáp trả hoặc đáp trả không đủ mức độ thì Trung Quốc sẽ đắc ý cho rằng hôm nay họ đã vào vùng biển này, chúng ta lao ra ngăn cản, nhưng không làm gì được họ, không cãi được lý luận của Trung Quốc về chủ quyền mà họ khẳng định. Rồi từ đó họ sẽ “lộng giả thành chân”, mặc nhiên vơ nhận chủ quyền bất hợp pháp, thực hiện nhiều mưu đồ của mình”.
     
    Đe dọa tự do hàng hải
     
    TS NGÔ HỮU PHƯỚC 
     
    * Trung Quốc đang ngụy biện ra những căn cứ pháp lý nào để thực hiện việc hạ đặt giàn khoan này, thưa TS?
     
    - Cách làm của Trung Quốc là luôn lật ngược lại, tráo trở. Khi chúng ta đang thực hiện các biện pháp hòa bình để phản đối việc hạ đặt giàn khoan, xâm phạm chủ quyền thì họ cho rằng Việt Nam có hành vi quấy rối, vùng biển đưa giàn khoan vào là của họ. Họ căn cứ theo “đường lưỡi bò” vốn được họ tự đặt ra từ năm 1946 và đưa ra tuyên bố với quốc tế năm 2009, nhưng không dựa trên cơ sở pháp lý nào cả. Bởi vì trong luật pháp quốc tế, đặc biệt là Luật biển chỉ cho phép tuyên bố chủ quyền vùng biển trong Công ước Luật biển năm 1982. Còn “đường lưỡi bò” chẳng có căn cứ nào cả, Việt Nam không công nhận và thế giới cũng không công nhận.
     
    * Trên một số diễn đàn của Trung Quốc, có ý kiến tự nhận bãi cạn Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc chiếm giữ trái phép) đang do Trung Quốc kiểm soát và cho rằng họ có quyền hạ giàn khoan, chỉ cách bãi cạn Tri Tôn 17 hải lý?
     
    - Đây lại là một giọng điệu ngụy biện. Người Trung Quốc nào nói như vậy, cứ đưa cho họ đọc lại điều 121 trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 nói rõ là với các đảo (vùng đất nhô lên mặt nước) có đời sống kinh tế độc lập thì sẽ được một vùng đặc quyền bao quanh bên ngoài lãnh hải 12 hải lý. Còn với những bãi cạn, nửa chìm nửa nổi thì luật pháp quốc tế chỉ cho một vùng “an toàn” quanh đó khoảng 500m. Do vậy, khu vực hạ giàn khoan HD981 cách bãi Tri Tôn 17 hải lý và cách bờ biển Việt Nam 119 hải lý thì vị trí đó vẫn hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam, Trung Quốc không có quyền gì cả.
     
    * TS cho rằng Trung Quốc đang “lộng giả thành chân”, bất chấp luật pháp quốc tế để thực hiện nhiều mưu đồ, cụ thể là gì?
     
    - Chẳng có ai đi thăm dò dầu khí mà kéo theo tàu chiến, máy bay yểm trợ như Trung Quốc đang làm. Hành động của họ không đơn thuần chỉ là thăm dò khai thác dầu khí, xâm phạm chủ quyền Việt Nam mà còn là sự cản trở hoạt động hàng hải quốc tế trên toàn bộ hành lang hàng hải ở biển Đông, nơi có đến 35% hàng hóa vận chuyển bằng đường thủy của thế giới hằng năm. Theo tôi, về phương diện truyền thông, Việt Nam cần phải khai thác mạnh để bảo vệ cho Việt Nam và bảo vệ cho cộng đồng quốc tế. Nếu chúng ta nói hành vi này của Trung Quốc chỉ vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam là chưa đủ.
     
    Đi theo giàn khoan HD981 là 80 tàu, trên có máy bay, thiết lập một vùng bán kính 3 hải lý cấm đi lại, cản trở cực kỳ với an ninh hàng hải quốc tế. Điều này trái với Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982, trái với quy tắc ứng xử DOC, trái với nguyên tắc sáu điểm về biển Đông. Trong các văn bản này điều mấu chốt là các bên dù có tranh chấp thì cũng phải tính tới lợi ích của cộng đồng quốc tế về tự do hàng hải. Do đó hành vi của Trung Quốc là ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nước xung quanh, các cường quốc. Và cần phải lên án, bám vào luận điểm này, việc này để nhận được sự ủng hộ đông đảo hơn của cộng đồng quốc tế.
     
    Lịch sử là một quyển sách dày
     
    * Là một người nghiên cứu, giảng dạy về công pháp quốc tế, TS có suy nghĩ gì trước câu chuyện chủ quyền đất nước đang bị xâm phạm?
     
    - Ngày hôm nay tôi đọc một bài báo, có nêu ý kiến của một em học sinh nói rằng giá như không có chiến tranh thì lịch sử rất mỏng và các em đã học rất dễ. Điều đó cũng là sự cảnh báo cho những ai đang xâm lấm chủ quyền của Việt Nam rằng suốt chiều dài lịch sử 4.000 năm, dân tộc Việt Nam chưa từng thua một cường quốc nào trên thế giới.
     
    Tôi muốn mượn ý của Tổng thống Nga Putin rằng đè một cái lò xo quá mạnh thì sẽ bung lên rất mạnh, thậm chí mạnh hơn rất nhiều cái lực đã đè. Đó là điều cần thiết để cảnh báo Trung Quốc. Khi chúng ta đã giải quyết ôn hòa bằng ngoại giao nhưng họ lấn tới thì sẽ phải sử dụng biện pháp mạnh tương ứng. Xưa nay không phải cứ nước giàu thắng nước nghèo, nước lớn thắng nước nhỏ hơn. Và mới hôm qua, khi Trung Quốc đang xua tàu lao vào tàu Việt Nam thì trên đất liền chúng ta cũng đang tổ chức kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ...
     
    Câu chuyện nóng bỏng những ngày này ở Hoàng Sa là một sự kiện mang tính chất cảnh báo với chúng ta về bảo vệ quyền chủ quyền, quyền tài phán và chủ quyền quốc gia với lãnh thổ trên biển. Năm 2011, Trung Quốc đã cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam, nhưng hạ giàn khoan còn nguy hiểm hơn rất nhiều. Cắt cáp chỉ là hành vi cản trở, còn đây là vào khai thác tài nguyên ngay trong vườn nhà người khác.
     
    * Về học thuật, TS có truyền đạt và yêu cầu sinh viên của mình và những bạn trẻ khác thực hiện điều gì để góp sức khẳng định chủ quyền đất nước?
     
    - Tôi luôn khuyến khích các sinh viên của mình và kêu gọi mọi người hãy cố gắng tham gia bình luận, phản hồi các diễn đàn trên mạng bằng nhiều thứ tiếng khác nhau về chủ quyền của Việt Nam trên cơ sở luật pháp quốc tế. Bởi Trung Quốc vừa ăn cướp vừa la làng - vừa quấy phá, đặt giàn khoan lại vừa nói với dư luận của họ là Việt Nam quấy phá. Và trí thức của Việt Nam cần phải có thông tin để “đập lại”, trao đổi lại, nói lại.
    Theo tuoitre.vn
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn danusa vì bài viết hữu ích
    Unjustice (09/05/2014)
  • #322280   09/05/2014

    điều này cả thế giới ai cũng biết, có điều bây giờ ngoài lời nói Việt Nam không có sự hỗ trợ nào khác từ các nước trên thế giới. Trước có thể có Nga nhưng giờ Nga cũng đang bị cô lập chỉ còn có thể chơi với TQ nên không hi vọng gì sẽ đứng về phía VN :(

     
    Báo quản trị |  
  • #340771   24/08/2014

    luatsutraloi1
    luatsutraloi1

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2014
    Tổng số bài viết (101)
    Số điểm: 656
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 25 lần


    QUA SỰ KIỆN GIÀN KHOAN 981 - KÍNH TRỌNG CHÍNH KIẾN CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC TRƯƠNG TẤN SANG VÀ THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG

     

    Mạn phép trích dẫn bài viết của LS Triển để đông đảo giới luật nắm được và hiểu được nỗi lòng của những người tận tâm với pháp lý, cũng như có tâm hồn, đạo đức rất sáng, vì đất nước VN:

     
    Bên cạnh đó, ý chỉ của các vị Nguyên thủ Quốc gia: Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng,...hết sức khẳng khái, đanh thép, hợp lòng dân,...góp phần tạo động lực, khí thế của toàn dân tộc
     

    Người Xứ Nghệ có câu: " Rằng qua cơn hoạn nạn, rằng mới hiểu lòng nhau". Qua vụ việc chính quyền Trung Quốc tạo cớ, triển khai kế hoạch xâm lấn vùng biển của nước nhà. Tấm lòng yêu nước của đại dân tộc ta ( trong nước và nước ngoài) lên án, phản ứng và sẵn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Bên cạnh đó, ý chỉ của các vị Nguyên thủ Quốc gia: Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng,...hết sức khẳng khái, đanh thép, hợp lòng dân,...góp phần tạo động lực, khí thế của toàn dân tộc. Chúng ta cũng trân trọng biết ơn bạn bè khắp 5 châu đã nhiệt tình ủng hộ cuộc chiến đấu chính nghĩa bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc ta, đặc biệt là Nghị viện và Chính phủ Mỹ.

     

    Tin tức hôm nay cho biết: Dàn khoan 981 của TQ đã rời khỏi Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam - Nếu đúng thì đây là thắng lợi bước đầu, chớ vội vui mừng mà chủ quan mất cảnh giác. Qua đó cần rút ra bài học kinh nghiệm để phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh,...khi có hành động xâm lấn, xâm lược của Chính quyền Trung Quốc mà muôn đời nay chúng chưa bao giờ từ bỏ âm mưu thôn tính dân tộc ta, đất nước ta. Đó mới là trách nhiệm của nhà nước, của mỗi công dân cho hôm nay và mãi mãi mai sau

    Tổ quốc ta vững bền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ; đoàn kết đại dân tộc; dân chủ, văn minh, dân trí cao; dân giàu, nước mạnh; tầng lớp công chức không tham nhũng, không tham quyền, không tham danh,...hết lòng phục vụ theo bổn phận của mình được nhà nước giao phó. Cái gì quyền của dân, quyền con người và đã trở thành sản phẩm của nhân loại thì trả cho dân, lắng nghe và trân trọng ý kiến của dân, phải thì nghe, không phải thì nhắc nhở và giải thích cho dân hiểu. Tổ chức, cơ chế, thể chế nào phù hợp quy luật, phù hợp ý nguyện quảng đại nhân dân, phù hợp thông lệ Quốc tế,…thật sự là đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế, ổn định và phát triển xã hội,…thì cho tồn tại. Cái gì hảo huyền, lợi ích nhóm, giữ ghế cho một số người,…vật cản cho sự phát triển văn minh quyền con người, phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế thì gỡ bỏ vứt đi. Cùng với nhiều giải pháp khác đưa đất nước ta vững mạnh thì đó là nền tảng bảo vệ Tổ quốc.

     

     

     

     
    Báo quản trị |