Góc nhìn khác về án lệ- những hạn chế của việc áp dụng án lệ tại Việt Nam.

Chủ đề   RSS   
  • #420346 01/04/2016

    nguyenquocbao2795

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2014
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 7 lần


    Góc nhìn khác về án lệ- những hạn chế của việc áp dụng án lệ tại Việt Nam.

     
     
    Như chúng ta đã biết, án lệ đã được chính thức áp dụng tại Việt Nam theo Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP và bắt đầu có hiệu lực từ 16/12/2015. Những ưu điểm của việc áp dụng án lệ là đã tương đối rõ ràng khi nhìn vào hệ thống pháp luật của những nước theo hệ thống thông luật. Tuy nhiên, không phải vì thế mà án lệ không có những điểm hạn chế nhất định của nó, đặc biệt là khi được áp dụng tại Việt Nam.
     
    \
     
    Thứ nhất, “Ở nước ta, án dân sự xử thế nào cũng được”- đây là một câu nói của cố Chánh án TAND tối cao Trịnh Hồng Dương phát biểu tại một kỳ họp Quốc hội. Câu nói này đã từng gây bão trong dư luận nhưng về mặt tổng quan, câu nói này hoàn toàn đúng đối với nước ta hiện nay. Trong những vụ án có tình tiết hầu hết đều giống nhau, nhưng mỗi thẩm phán lại có thể tuyên 1 bản án khác nhau, thậm chí là đối lập nhau về nội dung.
     
    Chúng ta có thể đổ lỗi rằng quy định của pháp luật dân sự nước ta hiện nay là không cụ thể rõ ràng. Tuy nhiên, không thể phủ nhận một điều, trình độ của thẩm phán nước ta hiện nay là không tương xứng với sự phát triển của pháp luật.
     
    Trong nhiều trường hợp, đặc biệt tại những cấp huyện, kiến thức và sự hiểu biết pháp luật của thẩm phán chỉ ở mức sơ xài, không hề mang tính chuyên sâu. Việc áp dụng án lệ một cách chính xác và hiệu quả đòi hỏi ở người thẩm phán một cái nhìn toàn diện về pháp luật, không những thế, họ còn phải là những người chuyên sâu về lĩnh vực đó và nắm bắt được tinh thần pháp luật xuyên suốt của cả hệ thống pháp luật mà họ đang xét xử. Với trình độ thẩm phán hiện nay, việc áp dụng án lệ sẽ có thể trở thành một con dao 2 lưỡi.
     
    Thứ hai, án lệ được xem như một nguồn luật nhưng nguồn luật này lại không mang tính thống nhất và hệ thống cao như nguồn luật văn bản. Trong quá trình xét xử, mục đích của những thẩm phán đơn thuần lại giải quyết các tranh chấp phát sinh trong vụ án. Họ khó có thể vừa giải quyết những tranh chấp trong vụ án cụ thể, vừa tìm cách để có một bản án mang tính hệ thống cao nhằm sử dụng cho việc áp dụng sau này.
     
    Điều này dẫn tới việc, 1 vụ án sau này được dụng án lệ sẽ dẫn đến những tranh cãi nhất định bởi lẽ về cơ bản, không có vụ án dân sự nào là hoàn toàn giống nhau và đương sự vẫn có thể tìm được những điểm khác nhau, thậm chí là khác nhau rất lớn để tạo ra những tranh cãi không đáng có. Điều này rất hiếm khi xảy ra khi áp dụng những văn bản pháp luật thông thường.
     
    Tuy nhiên, về mặt tổng quan, việc áp dụng án lệ đối với Việt Nam hiện nay có thể được xem là một bước tiến trong tư duy lập pháp. Tuy vậy, chúng ta cần có sự nhìn nhận đúng đắn về những hạn chế của nguồn luật này nhằm giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng tiêu cực mà những hạn chế này có thể mang đến.
     
    Cập nhật bởi nguyenquocbao2795 ngày 01/04/2016 08:35:59 CH Cập nhật bởi nguyenquocbao2795 ngày 01/04/2016 11:14:11 SA
     
    10798 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenquocbao2795 vì bài viết hữu ích
    MayDuong (28/08/2018) admin (02/04/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #500779   28/08/2018

    Hiện nay nhờ sự áp dụng án lệ mà những vụ việc chưa có quy định của pháp luật được giải quyết một cách nhanh chóng và hợp lí hợp tình hơn. Việc áp dụng án lệ cũng được quy định rõ ràng tại Công văn 146/TANDTC-PC năm 2017 viện dẫn, áp dụng án lệ trong xét xử do Tòa án nhân dân tối cao ban hành, cụ thể

    "khi xét xử, giải quyết những vụ việc đã có án lệ thì Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu án lệ đó để quyết định việc viện dẫn, áp dụng hoặc không áp dụng. Trường hợp áp dụng án lệ thì số án lệ, số bản án, quyết định của Toà án có chứa đựng án lệ, tính chất, tình tiết vụ việc tương tự được nêu trong án lệ và tính chất, tình tiết vụ việc đang được giải quyết, vấn đề pháp lý trong án lệ (nội dung khái quát của án lệ) phải được viện dẫn, phân tích trong phần “Nhận định của Tòa án”; tùy từng trường hợp cụ thể có thể trích dẫn nguyên văn nhng nội dung hạt nhân của án lệ để làm rõ quan điểm của Tòa án trong việc xét xử, giải quyết các vụ việc tương tự"

     
    Báo quản trị |  
  • #500808   28/08/2018

    Mydung0407
    Mydung0407
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2018
    Tổng số bài viết (176)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 16 lần


    Cùng một vụ án nhưng có thể Tòa án cấp sơ thẩm xử khác, cấp phúc thẩm xử khác hay giám đốc thẩm lại tuyên một mức phạt khác nhau là chuyện bình thường. Có thể nhận xét, pháp luật Việt Nam vẫn còn nhiều quy định chưa được cụ thể, chi tiết dẫn tới nhìn nhận góc độ khác nhau sẽ có cái hiểu và áp dụng không thống nhất, đồng thuận.

     
    Báo quản trị |  
  • #500810   28/08/2018

    Mydung0407
    Mydung0407
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2018
    Tổng số bài viết (176)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 16 lần


    Cùng một vụ án có thể Tòa án cấp sơ thẩm xử khác, cấp phúc thẩm xử khác hoặc cấp giám đốc thẩm lại tuyên án mức phạt khác nhau. Có thể cho thấy được, pháp luật Việt Nam còn nhiều quy định chưa cụ thể, chi tiết dẫn tới nhìn nhận góc độ khác nhau sẽ có cách hiểu và việc áp dụng không đồng thuận, thống nhất. 

    Cập nhật bởi Mydung0407 ngày 29/08/2018 08:10:33 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #500829   28/08/2018

    hoangtung2402
    hoangtung2402
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2018
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2552
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 29 lần


    Các hành vi dù là vi phạm hình sự hay dân sự thì cũng đều có những nét rất riêng cho mỗi hành vi, chính vì lẽ đó, việc áp dụng pháp luật để giải quyết cũng cần phải có sự linh hoạt để không tạo ra sự cứng ngắc trong cách giải quyết. Chính vì vậy, tôi nghĩ án lệ chỉ như là một nguồn để người có thẩm quyền xét xử xem xét, tham khảo thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #500840   29/08/2018

    chinamnhi
    chinamnhi
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (203)
    Số điểm: 2680
    Cảm ơn: 338
    Được cảm ơn 150 lần


    Vị cố chánh án TANDTC nói án dân sự xử như thế nào cũng được là hoàn toàn có cơ sở. Theo dòng lịch sử của các BLDS từ 1995, 2005 đến 2015 đều thấy có những quy định cảm tính thấy rõ, phụ thuộc rất nhiều vào ý chí của người xét xử (thẩm phán và Hội thẩm). Ví dụ như quy định tại Điều 253. Quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác.

    Người có quyền sử dụng đất canh tác khi có nhu cầu về tưới nước, tiêu nước, có quyền yêu cầu những người sử dụng đất xung quanh để cho mình một lối dẫn nước thích hợp, thuận tiện cho việc tưới, tiêu;...
     
    Vậy như thế nào là thích hợp, thuận tiện sẽ phụ thuộc vào cách đánh giá của người xét xử, thực tế đã có những tranh chấp như thế này và kết quả xét xử ở cấp sơ thẩm và phúc thẩm là hoàn toàn khác nhau. Mọi người có thể tham khảo TẠI ĐÂY

    Đi không, há lẽ trở về không?

    Cái nợ cầm thư phải trả xong!

    Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt

    Trót đem thân thế hẹn tang bồng

    Đã mang tiếng ở trong trời đất

    Phải có danh gì với núi sông

    Trong cuộc trần ai, ai dễ biết?

    Rồi ra mới rõ mặt anh hùng

     
    Báo quản trị |  
  • #500984   30/08/2018

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 84 lần


    Các mối quan hệ trong xã hội là vô hạn, thay đổi từng ngày từng giờ, trong khi đó quy định pháp luật lại là hữu hạn, có phần thay đổi chậm chạp hơn quan hệ xã hội. Vậy làm sao lấy cái hữu hạn để điều chỉnh cái vô hạn đó? Các nhà lập pháp đã sớm thấy điều đó từ lâu nên phát triển một nhánh tư pháp án lệ từ rất lâu và đồ sộ, để có thể theo kịp phải sự phát triển nhanh chóng của xã hội. Việt Nam chắc chắn phải tiếp thu, nhưng phải trên tinh thần áp dụng và sửa đổi liên tục. Có như vậy thì mới xây dựng được hệ thống án lệ lớn mạnh.

     

     
    Báo quản trị |