Câu 1: Chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. +Luật phá sản 1993:
Chủ nợ không có đảm bảo hoặc có đảm bảo một phần (sau 30 ngày kể từ ngày gửi giấy đòi nợ mà không được thanh toán);
đại diện công đoàn hoặc đại diện người lao động (sau 3 tháng liên tiếp không nhận được lương);
chủ doanh nghiệp (đã thực hiện các biện pháp khắc phục khó khăn về tài chính để thanh toán các khoản nợ đến hạn, kể cả hoãn nợ mà doanh nghiệp vẫn không thoát khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn).
+Luật phá sản 2004:
Chủ nợ không có đảm bảo hoặc có đảm bảo một phần (nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản );
đại diện công đoàn hoặc đại diện người lao động (không nhận được lương và các khoản nợ của doanh nghiệp, nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản);
doanh nghiệp, hợp tác xã (nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản);
chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước (nhận thấy doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng phá sản mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản);
cổ đông công ty cổ phần (nhận thấy công ty cổ phần lâm vào tình trạng phá sản);
thành viên hợp danh (nhận thấy công ty hợp danh lâm vào tình trạng phá sản).
Nhận xét: -Hợp tác xã có thể bị phá sản theo LPS 2004
-Chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản với doanh nghiệp , hợp tác xã được mở rộng hơn nhiều so với LPS 1993.
-Ngay khi có thông báo đòi nợ, doanh nghiệp, HTX không thanh toán thì chủ nợ bắt đầu được thực hiện quyền của chủ nợ chứ không còn phải chờ sau 30 ngày gửi giấy đòi nợ nữa.
-Ngay khi DN, HTX không trả được lương và các khoản nợ cho người lao động và nhận thấy khả năng mất thanh toán của DN,HTX thì có quyền cử người đại diện yêu cầu mở thủ tục phá sản chứ không còn phải chờ sau 3 tháng liên tiếp không nhận được lương.
-Chủ nợ có đảm bảo không phải là chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu DN< HTX mở thủ tục phá sản vì đã có tài sản đảm bảo làm khoản nợ. Nếu tài sản đảm bảo không đủ thực hiện nghĩa vụ, phần nghĩa vụ chưa được thanh toán trở thành khoản nợ không có đảm bảo.
Note: Những điều này hoàn toàn có thể tự nghiên cứu bằng việc đọc luật, tự tìm hiểu sẽ dễ hiểu hơn !!
Câu 2: Nguyên tắc phân chia đã đươc quy định rõ tại
Điều 37, LPS 2004, không cần giải thích nhiều:
Trích dẫn:Điều 37. Thứ tự phân chia tài sản
1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục thanh lý đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thì việc phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã theo thứ tự sau đây:
a) Phí phá sản;
b) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
c) Các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ theo nguyên tắc nếu giá trị tài sản đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của mình; nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng
*Lưu ý: Với
tài sản được đem cầm cố thế chấp thì sẽ được
ưu tiên thanh toán cho chủ nợ có đảm bảo. Nếu
thừa thì phần thừa sẽ nhập vào khối tài sản còn lại của DN,HTX để phân chia theo quy định tại ĐIều 37; nếu
thiếu thì phần nghĩa vụ chưa được thực hiện sẽ được coi như khoản nợ không có đảm bảo để giải quyết theo quy định tại ĐIều 37.
Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử
Dịch nghĩa:
Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.