1. Điều kiện về thời gian giữ bậc trong ngạch, trong chức danh
a) Đối với công chức, viên chức và người lao động giữ ngạch, chức danh loại A3, A2, A1, A0 thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng 1 bậc lương.
b) Đối với công chức, viên chức và người lao động giữ ngạch, chức danh loại B, C và nhân viên thừa hành, phục vụ thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng 1 bậc lương.
2. Tiêu chuẩn xét nâng bậc lương thường xuyên
Công chức, viên chức, người lao động có đủ điều kiện thời gian giữ bậc quy định tại Khoản 1 Điều này và qua đánh giá, đạt đủ 2 tiêu chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương thì được nâng 1 bậc lương thường xuyên:
...
b) Đối với viên chức và người lao động:
- Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
- Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.
Ngoài ra, theo quy định tại
Nghị định 204/2004/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 17/2013/NĐ-CP có quy định: Đối với giáo viên Trung học là Viên chức loại A1 do đó, theo quy định trên thì sau 3 năm Viên chức giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng 1 bậc lương.
Mặt khác, Pháp luật không có văn bản quy định cụ thể bậc lương theo bằng cấp, mà chỉ có quy định bậc lương theo ngạch Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định bậc lương.
Tóm lại, khi giáo viên có bằng thạc sỹ thì đây không phải là điều kiện để xét tăng bậc lương cho giáo viên.
Cập nhật bởi NgocHoLaw ngày 30/01/2019 08:42:34 CH
chưa gắn link