Giảm lương người lao động “thời Covid-19” sao cho đúng luật?

Chủ đề   RSS   
  • #541345 17/03/2020

    ThK_Law

    Mầm

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:06/03/2020
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 805
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 26 lần


    Giảm lương người lao động “thời Covid-19” sao cho đúng luật?

    Thế giới đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề vì dịch bệnh Covid-19 mang lại; đó không chỉ là việc các thành phố sầm uất bị “bỏ hoang” mà nền kinh tế - tài chính cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

    Các doanh nghiệp trong thời dịch bệnh đang phải “gồng mình” để duy trì hoạt động; đồng thời đứng giữa 02 sự lựa chọn: giải thể doanh nghiệp hoặc cắt giảm tiền lương nhân viên

    Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để giảm lương người lao động vì dịch bệnh cho đúng luật?

    Căn cứ theo Điều 35 Bộ luật lao động 2012 quy định:

    1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

    2. Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

    3. Trong trường hợp hai bên không thoả thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.

    Như vậy, việc giảm tiền lương được xem là việc sửa đổi, bổ sung nội dung HĐLĐ; do đó, khi NSDLĐ muốn cắt giảm tiền lương NLĐ so với thỏa thuận được ký kết ban đầu thì phải báo cho NLĐ biết trước ít nhất 03 ngày làm việc.

    Việc giảm tiền lương này chỉ đúng luật khi NSDLĐ nhận được sự đồng ý từ NLĐ về việc giảm lương để san sẻ khó khăn đối với NSDLĐ trong thời ký dịch bệnh.

    Nếu NLĐ không đồng ý hoặc hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi tiền lương này thì NSDLĐ có trách nhiệm tiếp tục trả mức lương đã ký kết trong hợp đồng lao động trước đó. Trường hợp, NLĐ không đồng ý việc giảm lương vì dịch bệnh mà NSDLĐ vẫn thực hiện việc giảm lương này thì hành vi đó được xem là trái quy định của pháp luật.

    Đối với tình huống này, NLĐ có thể nhờ Công đoàn công ty đứng ra thương lượng để thỏa thuận vấn đề này (theo quy định tại Điều 191 Bộ luật lao động 2012) hoặc hai bên có thể tiến hành hòa giải tại Phòng Lao động Thương binh và Xã hội quận, huyện nơi đặt trụ sở công ty.

    Nếu không thể đi đến thỏa thuận về vấn đề cắt giảm lương hoặc trường hợp NSDLĐ tự ý cắt giảm lương trái luật thì NLĐ có quyền khởi kiện tại TAND quận, huyện nơi công ty đặt trụ sở để bảo vệ quyền lợi của mình.

    Cập nhật bởi ThK_Law ngày 18/03/2020 08:56:02 SA
     
    23818 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #544663   29/04/2020

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2032)
    Số điểm: 14951
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Còn được đi làm và chỉ bị yêu cầu giảm lương thì vẫn là may mắn rồi. Tất nhiên là công ty muốn giảm lương thì cần phải có sự đồng ý của người lao động rồi, chứ không phải yêu cầu và bắt buộc người lao động phải thực hiện được. Hiện tại không thiếu trường hợp thất nghiệp, nghỉ không lương và tạm hoãn hợp đồng. Tình hình kinh tế khó khăn bắt buộc doanh nghiệp phải điều chỉnh nếu muốn tiếp tục tồn tại.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #544731   29/04/2020

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Nếu làm việc vẫn hoàn thành tốt công việc được giao thì về nguyên tắc vẫn được nhận đủ tiền lương.
     
    Nếu có sự thỏa thuận về việc giảm tiền lương nhằm san sẻ gánh nặng với doanh nghiệp thì hai bên có thể làm phụ lục hợp đồng lao động, có nghĩa là công ty chỉ có thể giảm lương của người lao động khi được người lao động đồng ý. Trường hợp người lao động không đồng ý, công ty phải trả đủ lương theo thỏa thuận ban đầu.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #545037   30/04/2020

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13718
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 257 lần


    Trường hợp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid, nếu đơn vị vẫn cho người lao động đi làm và muốn giảm lương thì phải thỏa thuận lại với người lao động để ký phụ lục điều chỉnh tiền lương theo HĐLĐ, việc điều chỉnh này vẫn phải đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Trường hợp đơn vị phải ngừng việc thì phải áp dụng theo Khoản 3 Điều 98 Bộ Luật lao động 2012 để chi trả tiền lương ngừng việc cho người lao động. Tiền lương ngừng việc này có thể thỏa thuận nhưng cũng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

     
    Báo quản trị |  
  • #545065   30/04/2020

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Phương án này cân bằng được lợi ích của người lao động và công ty theo tình hình diễn biến của dịch bệnh và năng lực sản xuất kinh doanh của công ty. Vì thị trường chung đang khó khăn nên người lao động có thể phần nào hiểu được. Tuy nhiên, câu chuyện cần lưu ý là ban lãnh đạo nên xem xét cách trao đổi, truyền đạt với nhân viên để họ thực sự thấu hiểu.
     

     
    Báo quản trị |  
  • #545154   30/04/2020

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Đúng là trên luật đều mang tính chất công bằng cho cả người lao động, lẫn doanh nghiệp. Tuy nhiên nhìn nhận thẳng thì cũng đến 90% đều là sự bắt buộc từ 1 phía. Tức là Doanh nghiệp có cách để NLĐ phải chấp nhận thỏa thuận đó, mặc dù họ không chấp nhận. Vậy cũng đã mất đi bản chất đồng thuận của luật

     

     
    Báo quản trị |  
  • #545165   30/04/2020

    Haitran1995
    Haitran1995

    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    Pháp luật luôn tôn trọng sự thoả thuận của công dân, và đặc biệt trong thời buổi kinh tế, doanh nghiệp gặp khó khăn vì covid-19 thì sự thương lượng, thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động được xem là phương thức giải quyết khó khăn hiệu quả, từ việc nghỉ việc không lương, cho đến việc làm lương hay cắt giảm thời gian làm việc. Nhiều doanh nghiệp nếu không đạt được sự thoả thuẫn đã phải tạm hoãn hơp đồng thậm chí đơn phương chấm dứt hợp đồng. Suy cho cùng, doanh nghiệp và ngừoi lao động nên thông cảm, cùng hiểu cho nhau để cùng doanh nghiệp khắc phục khó khăn lớn này. 

     
    Báo quản trị |