Giải quyết tranh chấp về thiệt hại hàng hóa khi xãy ra tai nạn giao thông trên đường vận chuyển.

Chủ đề   RSS   
  • #75258 26/12/2010

    myphong1

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/12/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Giải quyết tranh chấp về thiệt hại hàng hóa khi xãy ra tai nạn giao thông trên đường vận chuyển.

    Ngày 23/12/2010.

    Công ty chúng tôi có thuê xe vậ chuyển hàng hóa từ Sài Gòn đi Nam Định
    Trên đường vận chuyển đến đèo Cù Mông bị xe chạy cùng chiều đụng từ phía sau làm xe bị lật và gây nhiều thiệt hại cho phương tiện cũng như nhiều hàng hóa trên xe.

    Các bên gồm:

    Bên A : Bên thuê vận chuyển
    Bên B : Bên vận chuyển
    Bên C: bên gây tai nạn
    Bên D: bên bảo hiểm tai nạn

    Hiện tại tôi là Bên A và được Công ty giao nhiệm vụ đến nơi kiểm tra lại hàng hóa.
    Tôi đã kiểm tra và thông báo các khoản thiệt hại cho các bên B , C và D.

    Bên A bị thiệt hại gồm:
    1/ các thiết bị hư hỏng
    2/ chi phí sứa chữa
    3/ chi phí bồi thường chậm hợp đồng do giao hàng chậm (do tai nạn)
    4/ chi phí vận chuyển về nơi sữa chữa và giao hàng lần 2.

    Hiện tại bên C đang phủ nhận trách nhiệm về khoản 3 và 4 như đã nêu.

    Vậy xin anh em trên diễn đàn cho ý kiến và chỉ giúp giùm hồ sơ pháp lý cho phù hợp để bên A làm việc với các bên cho hợp lý.

     
    6879 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #75444   27/12/2010

    thuhau
    thuhau

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2010
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 855
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 40 lần


    Chào bạn,

    Vụ việc của bạn cho biết còn khá mơ hồ nên thuhau chỉ tư vấn cơ bản những nội dung nguyên tắc, nếu có thể, bạn liên hệ thuhau để thuhau xem hồ sơ và cho biết ý kiến cụ thể:


    Thứ nhất, bạn cần xem lại Hợp đồng mua bán hàng hóa của bạn với đối tác tại Nam Định về việc chuyển rủi ro tài sản khi nào hoặc hàng hóa giao hàng khi nào và tại đầu để xác định thời điểm chuyển rủi ro. Theo nguyên tắc, Điều 440 và Điều 441 Bộ luật dân sự quy định:

    "

    Điều 440. Thời điểm chịu rủi ro

    1. Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản mua bán cho đến khi tài sản được giao cho bên mua, còn bên mua chịu rủi ro đối với tài sản mua bán kể từ khi nhận tài sản, nếu không có thoả thuận khác.

    2. Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, kể cả khi bên mua chưa nhận tài sản, nếu không có thoả thuận khác.

    Điều 441. Chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu

    Trong trường hợp các bên không có thoả thuận và pháp luật không quy định về chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu thì bên bán phải chịu chi phí vận chuyển đến địa điểm giao tài sản và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu."
    và quy định từ Điều 57 đến Điều 61 Luật Thương mại năm 2005.

    Thứ hai, bạn cần xem xét hợp đồng vận chuyển giữa bạn và Bên B như trong câu hỏi bạn nêu.

    Xem nội dung hợp đồng có vấn đề quy định về rủi ro, hư hỏng hàng hóa như thế nào?
    Bạn có thể tham khảo thêm Điều 233 đến Điều 240 Luật thương mại nếu hợp đồng vận chuyển là Hợp đồng thương mại (hai bên đều có mục đích lợi nhuận).

    Thứ ba, Bên C không thừa nhận với bạn là đúng, bởi vì, Bên C không gây thiệt hại trực tiếp với bạn. Mọi tổn thất, chi phí thiệt hại bạn cần làm việc với bên vận chuyển hàng hóa của bạn.

    Mục đích của bạn sẽ là: tổn thất do hư hỏng hàng hóa; tổn thất do chi phí giao hàng lần hai, tổn thất do bồi thường, phạt hợp đồng với đối tác của bạn... Bạn cần thực hiện đúng nguyên tắc, khi bạn thuê vận chuyển thì người chịu trách nhiệm chính là người nhận vận chuyển, người gây tai nạn chỉ là người liên quan.

    Nếu bạn cần diễn đàn tư vấn cụ thể thì bạn nên cho đầy đủ thông tin về vụ việc. nếu bạn cần luật sư tư vấn cụ thể thì cho luật sư xem hồ sơ của bạn để có ý kiến pháp lý cho đầy đủ.

    Bạn có thế liên hệ thuhau theo số điện thoại dưới chữ ký.

     
    Báo quản trị |  
  • #75458   27/12/2010

    hoa.le
    hoa.le

    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (79)
    Số điểm: 1907
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 15 lần


    Thân chào bạn "myphong1",

    Câu hỏi của bạn tuy dễ mà lại khó, bởi để trả lời được thì còn phải căn cứ vào thiệt hại, lỗi các bên, hay thậm chí là điều khoản về bồi thường hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận.


    Tuy nhiên, trong câu hỏi bạn nêu thì bạn chỉ hỏi đến trách nhiện bồi thường của bên C thôi nên tôi mạn phép xin trả lời như sau:


    Thứ nhất, ta thấy giữa bên C và các bên còn lại hoàn toàn không có bất cứ một quan hệ nào cả cho đến khi xảy ra tai nạn. Vậy nên trong trường hợp yêu cầu bên C bồi thường thì phải áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.


    Thứ hai, tại điều 608 trong Chương XXI về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của Bộ luật dân sự năm 2005, quy định như sau:

    “Trong trường hợp tài sản bị xâm hại thì thiệt hại được bồi thường gồm:

    1. Tài sản bị mất;
    2. Tài sản bị hủy hoại hoặc hư hỏng;
    3. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;
    4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại “

    Vậy nên căn cứ vào quy định này, đặc biệt tại khoản 4 thì cho thấy bên C có trách nhiệm phải bồi thường tất cả các chi phí mà bên A đã nêu ra.

    Thứ ba, trong vụ việc này có thể thấy quan hệ phát sinh giữa các bên như sau:

                i) Bên A và bên B có quan hệ hợp đồng (HĐ vận chuyển)

                ii) Bên B với bên C có quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

                iii) Bên A (hoặc bên B) và bên D có quan hệ bảo hiểm

    Vậy nên bên A khắc phục thiệt hại của mình theo một trong các cách sau:

    1)     Yêu cầu bên B có trác nhiệm bồi thường do việc giao hàng trễ theo như thỏa thuận hợp đồng giữa 2 bên (còn chuyện bên B yêu cầu bên C bồi thường như thế nào thì tùy bên B)

    2)     Yêu cầu bên C có trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như căn cứ đã nói ở trên

    3)     Yêu cầu bên D tiến hành bảo hiểm số hàng hóa bị hư hỏng theo như thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm (nếu bên A ký hợp đồng Bảo hiểm trực tiếp với bên D)

    Về hồ sơ thì trước hết bạn nên xác định các khoản thiệt hại trước, bởi đây là yếu tố rất quan trọng để yêu cầu bồi thường, vì việc bồi thường phải tuân theo nguyên tắc “thiệt hại bao nhiêu đền bấy nhiêu”.

    Tiếp theo là đưa ra các chứng cứ và lập luận để chứng minh thiệt hại của mình

    Cuối cùng cần xác định rõ trách nhiệm của các bên trong việc bồi thường để yêu cầu cho hợp lý

    Trên đây là ý kiến của tôi cho câu hỏi của bạn “myphong1”. Rất mong nhận phản hồi từ bạn.

    Trân trọng

    Lê Nguyên Hòa

    098 73 75 73 8

     


    Luật sư Lê Nguyên Hòa - Giám đốc Điều hành Hãng Luật LHLegal

    17A Phan Bội Châu, P.2, Quận Binh Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

    số 5 đường số 6, P. Linh Chiểu, Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

    Email: Hoa.Le@LuatSuLH.Com| Điện thoại: 0987375738 - 0903796830

    https://luatsulh.com/

    https://chonghanggia.info/

    https://chonghangnhai.com/

    https://chonghanggian.com/

     
    Báo quản trị |