Những năm gần đây, căn bệnh “trên bảo dưới không nghe” ngày một lan rộng và gây tốn kém thời gian bàn luận, tiền bạc của toàn xã hội. Vậy làm sao để trị căn bệnh oái ăm này? Có lẽ, để tìm ra nguyên nhân và giải pháp trị bệnh, trước hết chúng ta nên có một góc nhìn cụ thể nhất về từng vấn đề.
1. Bộ bảo – doanh nghiệp làm ngơ
Ngày 23/6/2015, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về thực hiện chế độ tiền lương.
Theo đó, quy định: “Người lao động hưởng lương tháng được trả tháng một lần hoặc nửa tháng một lần và được trả ngay trong tháng mà người lao động làm việc”.
Hầu hết các doanh nghiệp buộc lòng phải làm ngơ với quy định “trả ngay trong tháng mà người lao động làm việc” bởi họ không thể nghe, mà đúng hơn là nghe nhưng không thể làm được.
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
2. Chính phủ lệnh – Địa phương rù rì
Năm 2012, Chính phủ ra lệnh về thu phí bảo trì đường bộ trên đầu phường tiện đối với xe máy và Bộ Tài chính cũng đã có văn bản hướng dẫn thi hành.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại có địa phương thu, địa phương không thu, địa phương thì không biết nên thu hay không, địa phương muốn thu nhưng không có cách thu… rồi giờ thì đang ở chế độ đợi Chính phủ xem xét không thu.
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
3. Chính phủ ban hành Nghị quyết thì kệ Chính phủ…
Nghị quyết 19/NQ-CP được ban hành nhằm giúp môi trường kinh doanh được cải thiện góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.
Tuy nhiên, các địa phương mặc kệ Chính phủ và ban hành văn bản trái với Nghị quyết.
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Ở trên là 03 ví dụ điển hình về những vụ “trên bảo dưới không nghe” , có lẽ mọi người đã thấy có vụ lỗi do trên, vụ do dưới và vụ do cả hai.
Vậy giải pháp để trị bệnh “trên bảo dưới không nghe” như thế nào? – Câu trả lời dành ở nơi thành viên.
P/s: Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ quý anh/chị/em. Trân trọng cảm ơn!