Về lý luận văn bản pháp luật phải tường minh, một nghĩa áp dụng trực tiếp được tuy nhiên trên thực tế tồn tại nhiều vướng mắc khi áp dụng văn bản pháp luật. Trong đó, có những vướng mắc về văn bản bãi bỏ, huy bỏ và dẫn chiếu. Bởi vậy, bài viết này sẽ giải đáp những vướng mắc nêu trên.
1. Bãi bỏ
- Văn bản A ban hành năm 2010;
- Văn bản B ban hành năm 2011 sửa đổi, bổ sung điều 2 của văn bản A;
- Văn bản C ban hành năm 2012 có hiệu lực từ 01/01/2013 và bãi bỏ văn bản B.
Vậy từ 01/01/2013 chúng ta sẽ quay lại áp dụng điều 2 của văn bản A hay không áp dụng văn bản B lẫn điều 2 của văn bản A.
Giải đáp:
Khoản 2 điều 29 Nghị định 40 Quy định như sau: “Hình thức bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản áp dụng trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ văn bản làm căn cứ ban hành văn bản được kiểm tra đã được thay thế bằng văn bản khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, dẫn đến nội dung của văn bản không còn phù hợp với pháp luật hiện hành hoặc tình hình kinh tế - xã hội thay đổi”.
Vậy có thể hiểu như sau:
Tại thời điểm ban hành văn bản C bãi bỏ văn bản B thì văn bản B không còn phù hợp pháp luật hiện hành hoặc thực tiễn, còn trước đó văn bản B phù hợp.
Nghĩa là, thời điểm văn bản B sửa đổi, bổ sung điều 2 của văn bản A thì điều 2 không còn phù hợp nên cần phải sửa đổi, bổ sung. Bởi vậy, điều 2 của văn bản A hết hiệu lực áp dụng từ khi văn bản B có hiệu lực và thực tế sẽ áp dụng văn bản B. Đến ngày 01/01/2013 văn bản B hết hiệu lực áp dụng đồng nghĩa với vấn đề này không cần pháp luật điều chỉnh hoặc sẽ được điều chỉnh ở văn bản khác.
Kết luận: Sẽ không áp dụng văn bản B lẫn điều 2 của văn bản A.
2. Hủy bỏ
- Văn bản D ban hành năm 2010;
- Văn bản E ban hành tháng 6/2011 sửa đổi, bổ sung điều 3 của văn bản D;
- Văn bản F ban hành tháng 7/2011 có hiệu lực từ 01/10/2011 và hủy bỏ văn bản E.
Vậy từ ngày 01/10/2011 chúng ta sẽ quay lại áp dụng điều 3 của văn bản D hay không áp dụng văn bản E lẫn điều 3 của văn bản D.
Giải đáp:
Khoản 1 điều 29 Nghị định 40 quy định: “Hình thức hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản áp dụng trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ văn bản đó được ban hành trái thẩm quyền về hình thức, thẩm quyền về nội dung hoặc không phù hợp với quy định của pháp luật từ thời điểm văn bản được ban hành”.
Như vậy, có thể hiểu như sau:
Thời điểm ban hành văn bản E sửa đổi, bổ sung điều 3 của văn bản D thì nội dung của văn bản E là không phù hợp với quy định của pháp luật. Nghĩa là, điều 3 của văn bản D vẫn phù hợp với thực tiễn và quy định của pháp luật.
Như vậy, khi văn bản F được ban hành (cho dù chưa có hiệu lực) thì chúng ta cũng được quyền quay lại áp dụng điều 3 của văn bản D.
Kết luận: Sẽ quay lại áp dụng điều 3 của văn bản D.
3. Dẫn chiếu
Điều 3 của văn bản G ban hành năm 2008 quy định: “…Nội dung này được áp dụng theo điều xy của Luật đất đai 2003”.
Vậy đến 01/07/2014, Luật đất đai 2003 hết hiệu lực thì Điều 3 của văn bản G được dẫn chiếu áp dụng theo quy định nào?
Giải đáp:
Khi đó, điều 3 của văn bản G sẽ được dẫn chiếu áp dụng theo điều khoản mới của Luật đất đai 2013 mà điều khoản này thay thế điều khoản xy của Luật đất đai 2003.
Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 06/06/2014 10:48:33 SA