Giải đáp vướng mắc khi áp dụng văn bản pháp luật

Chủ đề   RSS   
  • #326882 06/06/2014

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    Giải đáp vướng mắc khi áp dụng văn bản pháp luật

    Về lý luận văn bản pháp luật phải tường minh, một nghĩa áp dụng trực tiếp được tuy nhiên trên thực tế tồn tại nhiều vướng mắc khi áp dụng văn bản pháp luật. Trong đó, có những vướng mắc về văn bản bãi bỏ, huy bỏ và dẫn chiếu. Bởi vậy, bài viết này sẽ giải đáp những vướng mắc nêu trên.

    1. Bãi bỏ

    - Văn bản A ban hành năm 2010;

    -  Văn bản B ban hành năm 2011 sửa đổi, bổ sung điều 2 của văn bản A;

    - Văn bản C ban hành năm 2012  có hiệu lực từ 01/01/2013 và bãi bỏ văn bản B.

    Vậy từ 01/01/2013 chúng ta sẽ quay lại áp dụng điều 2 của văn bản A hay không áp dụng văn bản B lẫn điều 2 của văn bản A.

    Giải đáp:

    Khoản 2 điều 29 Nghị định 40 Quy định như sau: “Hình thức bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản áp dụng trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ văn bản làm căn cứ ban hành văn bản được kiểm tra đã được thay thế bằng văn bản khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, dẫn đến nội dung của văn bản không còn phù hợp với pháp luật hiện hành hoặc tình hình kinh tế - xã hội thay đổi”.

    Vậy có thể hiểu như sau:

    Tại thời điểm ban hành văn bản C bãi bỏ văn bản B thì văn bản B không còn phù hợp pháp luật hiện hành hoặc thực tiễn, còn trước đó văn bản B phù hợp.

    Nghĩa là, thời điểm văn bản B sửa đổi, bổ sung điều 2 của văn bản A thì điều 2 không còn phù hợp nên cần phải sửa đổi, bổ sung. Bởi vậy, điều 2 của văn bản A hết hiệu lực áp dụng từ khi văn bản B có hiệu lực và thực tế sẽ áp dụng văn bản B. Đến ngày 01/01/2013 văn bản B hết hiệu lực áp dụng đồng nghĩa với vấn đề này không cần pháp luật điều chỉnh hoặc sẽ được điều chỉnh ở văn bản khác.

    Kết luận: Sẽ không áp dụng văn bản B lẫn điều 2 của văn bản A.

    2. Hủy bỏ

    - Văn bản D ban hành năm 2010;

    - Văn bản E ban hành tháng 6/2011 sửa đổi, bổ sung điều 3 của văn bản D;

    - Văn bản F ban hành tháng 7/2011 có hiệu lực từ 01/10/2011 và hủy bỏ văn bản E.

    Vậy từ ngày 01/10/2011 chúng ta sẽ quay lại áp dụng điều 3 của văn bản D hay không áp dụng văn bản E lẫn điều 3 của văn bản D.

    Giải đáp:

    Khoản 1 điều 29 Nghị định 40 quy định: “Hình thức hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản áp dụng trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ văn bản đó được ban hành trái thẩm quyền về hình thức, thẩm quyền về nội dung hoặc không phù hợp với quy định của pháp luật từ thời điểm văn bản được ban hành”.

    Như vậy, có thể hiểu như sau:

    Thời điểm ban hành văn bản E sửa đổi, bổ sung điều 3 của văn bản D thì nội dung của văn bản E là không phù hợp với quy định của pháp luật. Nghĩa là, điều 3 của văn bản D vẫn phù hợp với thực tiễn và quy định của pháp luật.

    Như vậy, khi văn bản F được ban hành (cho dù chưa có hiệu lực) thì chúng ta cũng được quyền quay lại áp dụng điều 3 của văn bản D.

    Kết luận: Sẽ quay lại áp dụng điều 3 của văn bản D.

    3. Dẫn chiếu

    Điều 3 của văn bản G ban hành năm 2008 quy định: “…Nội dung này được áp dụng theo điều xy của Luật đất đai 2003”.

    Vậy đến 01/07/2014, Luật đất đai 2003 hết hiệu lực thì Điều 3 của văn bản G được dẫn chiếu áp dụng theo quy định nào?

    Giải đáp:

    Khi đó, điều 3 của văn bản G sẽ được dẫn chiếu áp dụng theo điều khoản mới của Luật đất đai 2013 mà điều khoản này thay thế điều khoản xy của Luật đất đai 2003.

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 06/06/2014 10:48:33 SA
     
    11407 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #326886   06/06/2014

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    phamthanhhuu viết:

    2. Hủy bỏ

    - Văn bản D ban hành năm 2010;

    - Văn bản E ban hành tháng 6/2011 sửa đổi, bổ sung điều 3 của văn bản D;

    - Văn bản F ban hành tháng 7/2011 có hiệu lực từ 01/10/2011 và hủy bỏ văn bản D.

    Vậy từ ngày 01/10/2011 chúng ta sẽ quay lại áp dụng điều 3 của văn bản D hay không áp dụng văn bản E lẫn điều 3 của văn bản D.

    Giải đáp:

    Khoản 1 điều 29 Nghị định 40 quy định: “Hình thức hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản áp dụng trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ văn bản đó được ban hành trái thẩm quyền về hình thức, thẩm quyền về nội dung hoặc không phù hợp với quy định của pháp luật từ thời điểm văn bản được ban hành”.

    Như vậy, có thể hiểu như sau:

    Thời điểm ban hành văn bản E sửa đổi, bổ sung điều 3 của văn bản D thì nội dung của văn bản E là không phù hợp với quy định của pháp luật. Nghĩa là, điều 3 của văn bản D vẫn phù hợp với thực tiễn và quy định của pháp luật.

    Như vậy, khi văn bản F được ban hành (cho dù chưa có hiệu lực) thì chúng ta cũng được quyền quay lại áp dụng điều 3 của văn bản D.

    Kết luận: Sẽ quay lại áp dụng điều 3 của văn bản D.

    Chủ topic nhầm hủy bỏ văn bản E mới đúng. Nếu hủy bỏ D thì sao còn áp dụng D ở kết luận. Đoạn in đậm cũng nhầm.

    Tóm lại chỉ cần phân biệt "bãi bỏ" và "hủy bỏ" là hiểu vấn đề. Bãi bỏ là "chấm dứt hiệu lực" còn "hủy bỏ" là xem như văn bản đó "chưa ra đời", cứ áp dụng vào mà diễn giải văn bản, điều luật liên quan.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    phamthanhhuu (06/06/2014) jamebachlaw (06/06/2014)
  • #326889   06/06/2014

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    Unjustice viết:

     

    phamthanhhuu viết:

    2. Hủy bỏ

    - Văn bản D ban hành năm 2010;

    - Văn bản E ban hành tháng 6/2011 sửa đổi, bổ sung điều 3 của văn bản D;

    - Văn bản F ban hành tháng 7/2011 có hiệu lực từ 01/10/2011 và hủy bỏ văn bản D.

    Vậy từ ngày 01/10/2011 chúng ta sẽ quay lại áp dụng điều 3 của văn bản D hay không áp dụng văn bản E lẫn điều 3 của văn bản D.

    Chủ topic nhầm hủy bỏ văn bản E mới đúng. Nếu hủy bỏ D thì sao còn áp dụng D ở kết luận. Đoạn in đậm cũng nhầm.

     

    Cảm ơn anh! Đúng là em nhầm. Em đã sửa nhé anh!  Hôn anh 1 cái để thể hiện sự cảm ơn 

     
    Báo quản trị |  
  • #326923   06/06/2014

    Champs-Elysees
    Champs-Elysees

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/12/2013
    Tổng số bài viết (72)
    Số điểm: 940
    Cảm ơn: 28
    Được cảm ơn 11 lần


    Đố mọi người biết: 

    Văn bản A ban hành 1/1/2010;

    Văn bản B ban hành 1/1/2014 thay thế văn bản A.

    Vậy những điều khoản quy định trong văn bản A mà khi tới thời điểm văn bản B hiệu lực văn bản B không quy định gì về điều khoản đó (cắt bỏ quy định đó đi), thì điều khoản đó còn được tiếp tục áp dụng?

     
    Báo quản trị |  
  • #326971   06/06/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4130)
    Số điểm: 30170
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1984 lần


    Champs-Elysees viết:

    Đố mọi người biết: 

    Văn bản A ban hành 1/1/2010;

    Văn bản B ban hành 1/1/2014 thay thế văn bản A.

    Vậy những điều khoản quy định trong văn bản A mà khi tới thời điểm văn bản B hiệu lực văn bản B không quy định gì về điều khoản đó (cắt bỏ quy định đó đi), thì điều khoản đó còn được tiếp tục áp dụng?

    Văn bản A đã bị Văn bản B thay thế : đố bạn văn bản A còn hiệu lực hay không ?

     
    Báo quản trị |