Giải đáp thắc mắc về người đại diện công ty cổ phần

Chủ đề   RSS   
  • #438010 08/10/2016

    hung.nt110380

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/10/2016
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Giải đáp thắc mắc về người đại diện công ty cổ phần

    Kính gửi: Luật sư Nguyễn Lượng

    Luật sư tư vấn cho tôi một số thắc mắc về người đại diện pháp luật khi  đăng ký thành lập doanh nghiệp mới như sau:

    - Theo quy định mới hiện nay thì một người có thể làm đại diện pháp luật của nhiều doanh nghiep được không? nếu được thì doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp nào?

    - Tôi đang làm đại diện pháp luật của một công ty cổ phần, nay tôi mở thêm công ty cp mới hoạt động kinh doanh không liên quan đến công ty tôi đang làm đại diện pháp luật. Vậy, theo quy định tôi có được làm đại diện pháp luật của công ty mới này không?

    Rất mong nhận được sự tư vấn của Luật sư cho tôi về vấn đề này.

    Trân thành cảm ơn luật sư.

     
    5560 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #438283   12/10/2016

    luatvichanly
    luatvichanly
    Top 150
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 3445
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 116 lần


    Chào bạn, phòng tư vấn pháp luật công ty LTD Kingdom xin tư vấn cho bạn như sau:

    -          Theo Điều 13, Luật doanh nghiệp 2014 quy định:

    Điều 13. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

    1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệpvới tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

    2. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp”

    – Theo khoản 2 điều 18 Luật doanh nghiệp 2014:

    “Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

    a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

    b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

    c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

    d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

    đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

    e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

    Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.”

    – Theo khoản 3 điều 65 Luật doanh nghiệp 2014: “Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty mẹ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty đó.”

    – Theo khoản 8 điều 100 Luật doanh nghiệp 2014 thì Tổng Giám đốc/ Giám đốc công ty nhà nước “không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác”.

    Theo đó, Luật doanh nghiệp không hạn chế số lượng Doanh nghiệp tối đa mà một người có thể làm người đại diện theo pháp luật. Có nghĩa là, nếu bạn không thuộc các TH không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp hoặc là Tổng giám đốc/ giám đốc của công ty nhà nước thì bạn vẫn có thể làm người đại diện theo pháp luật của cả 2 công ty cổ phần.

    Tuy nhiên, nếu bạn là đại diện pháp luật của 02 công ty thì sau này sẽ dẫn đến một số khó khăn, hạn chế về hoạt động, giao dịch khi 02 công ty có cùng một người làm Tổng giám đốc/ giám đốc.

    Để được tư vấn pháp luật miễn phí vui lòng liên hệ Ms. Trang:01682742583

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatvichanly vì bài viết hữu ích
    hung.nt110380 (13/10/2016)
  • #438475   13/10/2016

    hung.nt110380
    hung.nt110380

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/10/2016
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn Luật sư 

     
    Báo quản trị |  
  • #438826   17/10/2016

    quynhnga96
    quynhnga96

    Female
    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2015
    Tổng số bài viết (31)
    Số điểm: 440
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 7 lần


    Chào bạn!

    Về câu hỏi của bạn mình xin có một số ý kiến như sau:

    Câu 1:

    Theo Khoản 1 điều 13 luật doanh nghiệp 2015 quy định “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”

    Như vậy, đối với từng loại hình doanh nghiệp sẽ có các chức danh có thể là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp như sau:

    - Công ty TNHH Hai thành viên trở lên: Chủ tịch hội đồng thành viên/ Giám đốc/ Tổng giám đốc.

    - Công ty TNHH Một Thành Viên: Chủ tịch Hội Đồng Thành viên/ Chủ tịch công ty/ Tổng Giám đốc/ Giám đốc.

    - Công ty Cổ phần: Chủ tịch Hội đồng Quản trị/ Tổng Giám đốc/ Giám đốc.

    - Công ty Hợp danh: Chủ tịch Hội Đồng Thành viên/ Tổng Giám đốc/ Giám đốc.

    - Doanh nghiệp tư nhân: Tổng Giám đốc/ Giám đốc.

    Theo khoản 8 điều 100 Luật doanh nghiệp 2015 thì Tổng Giám đốc/ Giám đốc công ty nhà nước “không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác”.

    Vậy, Theo tinh thần của Luật doanh nghiệp 2015 thì Pháp luật không cấm một người làm đại diện cho nhiều doanh nghiệp, trừ trường hợp làm Tổng Giám đốc/ Giám đốc công ty nhà nước.

    Một số trường hợp ngoại lệ được quy định như sau:

    1/ Đối với Công ty Hợp danh:

    Thành viên hợp danh là người đại diện theo pháp luật của công ty Hợp danh.

    Khoản 1 Điều 175 Luật doanh nghiệp 2015 quy định:  “Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.”

    Do vậy, người đại diện theo Pháp luật của công ty hợp danh không được làm người đại diện của doanh nghiệp tư nhân hoặc đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh khác.

    2/ Doanh nghiệp tư nhân:

    “Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp” – khoản 4 diều 185 luật doanh nghiệp 2015.

    -Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh. (Khoản 3, Điều 183, Luật Doanh nghiệp năm 2015)

    Do đó, đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời làm đại diện của chủ hộ kinh doanh, công ty hợp danh.

    Câu 2: Đại diện theo pháp luật của công ty Cổ phần

    Đối với công ty Cổ phần, Luật Doanh nghiệp năm 2015 đã bỏ đi quy định “Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác” (Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2005). Việc bỏ đi quy định này sẽ phát huy quyền tự do kinh doanh của cá nhân trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, đồng thời sẽ đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp lớn.

    Khoản 8 điều 100 Luật doanh nghiệp 2015 thì Tổng Giám đốc/ Giám đốc công ty nhà nước “không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác”.

    Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì bạn có thể làm đại diện cho hai công ty cổ phần cùng một lúc, trừ trường hợp một trong hai doanh nghiệp là doanh nghiệp nhà nước.

    Trên đây là ý kiến của mình. Trân trọng cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi!

    Nếu như có thắc mắc gì thêm bạn vui lòng liên hệ qua

    Lương Thị Quỳnh Nga,

    Lương Thị Quỳnh Nga _– CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM

    M: (+84-4) 3.2889.888 – E: luatvietkim@gmail.com

    Ad: CS1 - Tầng 5, SHB Building, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN

    CS2 - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN.

     
    Báo quản trị |