Căn cứ Luật giao dịch điện tử 2005, Hợp đồng điện tử có thể hiểu: “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu.” Bản chất của các hợp đồng cung cấp dịch vụ là thông điệp dữ liệu. Thông điệp dữ liệu được hiểu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử (Khoản 12 Điều 4).
Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Luật giao dịch điện tử 2005:
“1. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, các bên tham gia giao dịch điện tử có quyền thỏa thuận:
a) Sử dụng hoặc không sử dụng chữ ký điện tử để ký thông điệp dữ liệu trong quá trình giao dịch;
b) Sử dụng hoặc không sử dụng chữ ký điện tử có chứng thực;
c) Lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử trong trường hợp thỏa thuận sử dụng chữ ký điện tử có chứng thực.”
Dựa trên điểm a ở trên, 2 bên tham gia giao kết hợp đồng được tự do thỏa thuận dùng chữ ký điện tử. Trong trường hợp mọt bên không sử dụng chữ ký điện tử mà vẫn muốn giao kết hợp đồng điện tử thì vẫn có hiệu lực.
Tùy theo thỏa thuận giao kết của các bên mà hợp đồng điện tử có hoặc không cần có chữ ký điện tử của người mua mà hợp đồng điện tử vẫn đảm bảo đầy đủ tính pháp lý.
Hơn nữa theo khoản 2 Điều 36 có nêu rõ: “Trong giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu.” Nếu một bên điền vào mục chấp nhận trên điều khoản mà của một bên đề cập chính là thông qua thông điệp dữ liệu. Trong trường hợp này, hợp đồng không có chữ ký điện tử vẫn có hiệu lực.
Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377
Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.