Rất cảm ơn luật sư!
Nhưng thưa luật sư.
tại ý a, theo như cách hiểu của tôi về câu trả lời của luật sư thì tôi còn băn khoăn, vì tôi nghiên cứu luật, không thấy có nào quy định mà chỉ cho phép một người chỉ được đại diện theo pháp luật của một công ty với chức danh là tổng giám đốc/giám đốc, vì có thể có trường hợp một người nếu trong điều lệ công ty quy định là chủ tịch hội đồng quản trị kiêm cả giám đốc/tổng giám đốc thì đương nhiên người đó là đại diện theo pháp luật của công ty với cả hai tư cách chủ tịch hội đồng thành viên và giám đốc/tổng giám đốc công ty; và có cả trương hợp chủ tịch hội đồng thành viên cũng có thể là đại diện theo pháp luật cho công ty nếu điều lệ công ty quy định chứ. chỉ trường hợp điều lệ công ty không quy định ai là người đại diện theo pháp luật cho công ty thì đương nhiên giám đốc/tổng giám đốc công ty là người đại diện theo pháp luật cho công ty.
thứ hai, tại ý b:
theo như tôi mới nghiên cứu, tại
Điều 59 luật Doanh nghiệp năm 2005 có quy định như sau:
"Hợp đồng, giao dịch phải được Hội đồng thành viên chấp thuận
1. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty với các đối tượng sau đây phải được Hội đồng thành viên chấp thuận:
a) Thành viên, người đại diện theo uỷ quyền của thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty;
b) Người có liên quan của những người quy định tại điểm a khoản này;
c) Người quản lý công ty mẹ, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ;
d) Người có liên quan của người quy định tại điểm c khoản này.
Người đại diện theo pháp luật của công ty phải gửi đến các thành viên Hội đồng thành viên, đồng thời niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty dự thảo hợp đồng hoặc thông báo nội dung chủ yếu của giao dịch dự định tiến hành. Trường hợp Điều lệ không quy định thì Hội đồng thành viên phải quyết định việc chấp thuận hợp đồng hoặc giao dịch trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày niêm yết; trong trường hợp này, hợp đồng, giao dịch được chấp thuận nếu có sự đồng ý của số thành viên đại diện ít nhất 75% tổng số vốn có quyền biểu quyết. Thành viên có liên quan trong các hợp đồng, giao dịch không có quyền biểu quyết.
2. Hợp đồng, giao dịch bị vô hiệu và xử lý theo quy định của pháp luật khi được giao kết không đúng quy định tại khoản 1 Điều này. Người đại diện theo pháp luật của công ty, thành viên có liên quan và người có liên quan của thành viên đó phải bồi thường thiệt hại phát sinh, hoàn trả cho công ty các khoản lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch đó"
như vậy, theo như quy định tại điểm b của điều luật này thì theo tôi nghĩ hợp đồng ký lết giữa B và C sẽ không có giá trị pháp lý, bởi vì mặc dù ông A ủy quyền cho hai người này nhưng theo quy định của luật doanh nghiệp thì, hợp đồng mà công ty A và công ty 2A do ông A làm chủ tịch HĐTV kiêm TGĐ ký kết đều phải có sự đồng ý của HĐTV. Nhưng trường hợp này, không cho thấy ông A được sự đồng ý của HĐTH, mà tự mình ủy quyền cho B và C (là những người có liên quan với ông A), do đó hợp đồng ký kết giữa B và C sẽ không có giá trị pháp lý.
đối chiếu với khoản 17, Điều 4 chúng ta biết người có liên quan là người thế nào.
hơn nữa, nếu theo như luật sư, thì nếu pháp luật cho phép ký kết tự do hợp đồng theo kiểu như tình huống đưa ra ở trên, không đưa nó vào khuôn khổ thì trên thực tế sẽ xảy ra tình trạng ký kết hợp đồng vì mục đích tư lợi cho cá nhân ông A đó.
rất mong nhận được ý kiến phản hồi từ luật sư. Trân trọng!