Giá trị pháp lý của con dấu, chữ ký , bản sao

Chủ đề   RSS   
  • #26589 22/08/2009

    jamihp

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2009
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 190
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Giá trị pháp lý của con dấu, chữ ký , bản sao

    Kính chào luật sư.
    Mong luật sư giải đáp giúp tôi: giá trị pháp lý giữa con dấu, chữ ký tươi và con dấu, chữ ký đã được sao y lại
    Xin chân thành cảm ơn

    Cập nhật bởi navelvu ngày 19/03/2010 04:30:44 PM Cập nhật bởi navelvu ngày 19/03/2010 04:30:20 PM
     
    177056 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn jamihp vì bài viết hữu ích
    phamdinhtrung (15/10/2012) thangkktl (21/06/2012)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #26590   28/04/2009

    ls_lexuanhiep
    ls_lexuanhiep
    Top 200


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/08/2008
    Tổng số bài viết (406)
    Số điểm: 2071
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 73 lần


    Chào bạn,

    Con dấu được sử dụng trong các doanh nghiệp, cơ quan thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của các doanh nghiệp, cơ quan đó. Con dấu được quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật.

    Văn bản giao dịch chính thức của một pháp nhân chỉ có giá trị khi được ký tên của người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân đó và có đóng dấu.

    Nếu văn bản giao dịch chỉ được ký tên của người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân đó và không có đóng dấu thì văn bản này không đại diện cho giao dịch của pháp nhân được.

    Về nguyên tắc, chữ ký phải bằng bút mực và được ký trực tiếp lên văn bản (trừ các trường hợp chữ ký điện tử được cấp phát, quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử).

    Bạn có thể tham khảo công văn sau đây của Tổng cục thuế.

    Thân chào.

    ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 

    Công văn của Tổng cục Thuế số 2826/TCT-PCCS ngày 09 tháng 8 năm 2006 về việc Sử dụng chữ ký khắc trên các chứng từ kế toán, văn bản giao dịch... với cơ quan Thuế

    Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

    Thời gian vừa qua, Tổng cục Thuế nhận được phản ánh của một số Cục Thuế, doanh nghiệp về việc phát hiện chữ ký của người đại diện cơ sở kinh doanh trên các hoá đơn GTGT và các tờ khai gửi cơ quan thuế không phải chữ ký trực tiếp mà được đóng bằng dấu khắc.
    Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
    - Tại khoản 1 Điều 20 Luật Kế toán (số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003) quy định: “Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng bút mực. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất”.
    - Tại khoản 4 Điều 10 Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư quy định: “Khi ký văn bản không dùng bút chì, không dùng mực đỏ hoặc các thứ mực dễ phai”.
    Căn cứ các quy định trên, người có thẩm quyền (hoặc người được uỷ quyền) của cơ sở kinh doanh phải ký trực tiếp bằng bút mực (trừ các trường hợp chữ ký điện tử được cấp phát, quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử) trên các chứng từ kế toán và các văn bản giao dịch với cơ quan thuế.
    Tổng cục Thuế yêu cầu các Cục Thuế cho tiến hành kiểm tra rà soát lại các chứng từ kế toán, các tờ khai thuế và các văn bản giao dịch khác mà các cơ sở kinh doanh đã gửi cho cơ quan thuế để xử lý theo hướng dẫn dưới đây:
    1- Các hoá đơn, chứng từ kế toán, tờ khai thuế và văn bản giao dịch khác do cơ sở kinh doanh gửi đến cơ quan thuế mà người ký văn bản không đúng thẩm quyền (Tổng cục Thuế đã có hướng dẫn cụ thể tại Công văn số 1498/TCT-PCCS ngày 24/4/2006) thì không được coi là hoá đơn, chứng từ kế toán và văn bản giao dịch hợp pháp.
    2- Các hoá đơn, chứng từ kế toán, tờ khai thuế và văn bản giao dịch khác do cơ sở kinh doanh gửi đến cơ quan thuế mà người ký văn bản đúng thẩm quyền nhưng sử dụng chữ ký khắc thì cũng không được coi là hoá đơn, chứng từ kế toán và văn bản giao dịch hợp pháp.
    3- Khi phát hiện các hoá đơn, chứng từ kế toán, tờ khai thuế và văn bản giao dịch khác do cơ sở kinh doanh gửi đến cơ quan thuế thuộc một trong các trường hợp nêu trên, cơ quan thuế xử lý như sau:
    - Đối với các hoá đơn, chứng từ kế toán được phát hiện (như điểm 1 và điểm 2 nêu trên) thì không được coi là hoá đơn, chứng từ hợp pháp để xác định quyền và nghĩa vụ về thuế của cơ sở kinh doanh.
    - Đối với các tờ khai thuế và văn bản giao dịch khác được phát hiện (như điểm 1 và điểm 2 nêu trên) thì yêu cầu cơ sở kinh doanh khắc phục sai sót và nộp bản thay thế. Thời điểm cơ quan thuế nhận được bản thay thế được coi là thời điểm nộp tờ khai và văn bản giao dịch. Nếu tính đến thời điểm nộp bản thay thế mà quá thời hạn pháp luật quy định đối với việc nộp loại tờ khai, văn bản giao dịch đó thì cơ quan thuế phải xử phạt về hành vi chậm nộp theo quy định của pháp luật.
    Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương biết và thực hiện./.

    Tổng cục Thuế -Phạm Duy Khương


     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ls_lexuanhiep vì bài viết hữu ích
    phamdinhtrung (15/10/2012) THUYSUONG2209 (25/06/2013)
  • #26591   15/04/2009

    jamihp
    jamihp

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2009
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 190
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Hiệu lực pháp lý của con dấu và chữ kỹ gốc

    Chào mọi người
    Mình muốn hỏi các pác một việc như vầy:
    - Hiệu lực pháp lý của con dấu  khi đã đóng vào văn bản, hợp đồng. So với văn bản,hợp đồng đã được đóng dấu nhưng sao y lại thì con dấu đấy so với con dấu ở bản gốc có giá trị như thế nào ???
    -Chữ ký gốc ở văn bản, hợp đồng và chữ ký của văn bản, hợp đồng đó nhưng đã sao y lại có sự khác biệt gì không?
    - Trong những trường hợp nào thì bắt buộc cần văn bản, hợp đồng có con dấu gốc, chữ ký gốc
    Có 1 số vấn đế như vây, pác nào rảnh chút thời gian giải đấp hộ mình nhé
    Chúc các pác và mọi người một ngày mới tốt lành
    Chào thân ái (^_^)
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn jamihp vì bài viết hữu ích
    phamdinhtrung (15/10/2012)
  • #26592   19/08/2009

    duyhung3979
    duyhung3979

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/02/2009
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Hiệu lực pháp lý của bản sao?


    Xin chào Quý luật sư!
    Tôi có thắc mắc như sau xin nhờ giải đáp:
    - Hiệu lực của bản sao là bao lâu? Được quy định cụ thể ở văn bản nào? Sao có cơ quan yêu cầu nộp bản sao không quá 3 tháng,cơ quan khác lại yêu cầu là không quá 06 tháng, yêu cầu như vậy có đúng không?
    - Hiệu lực của các văn bản công chứng do phòng công chứng xác nhận là bao lâu? Được quy định cụ thể ở văn bản nào?
    Xin chân thành cám ơn Quý luật sư!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn duyhung3979 vì bài viết hữu ích
    phamdinhtrung (15/10/2012)
  • #26593   22/08/2009

    phutuyen
    phutuyen

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2009
    Tổng số bài viết (32)
    Số điểm: 195
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


     Trên thực tê tôi cũng bị hoạnh họe vài lần với 3 tháng hay 6 tháng hay thậm chí có bản sao mới chứng vẫn phải có bản chính để đối chiếu ! mo phật!!!

     Tôi cũng đã nhiều lần tiềm hiểu về thời hiệu còn giá trị sử dụng của nó là tới đâu. tuy nhiên dường như là không có quy định cụ thể.

    Xin chia sẽ tí xíu kinh nghiệm, quả thực có loại giấy tờ quy định 3 tháng có cái 6 tháng. Nhưng đây là trường hợp quy định cụ thể trong chính văn bản đó mà tôi được biết. Không phải là sao y bản chính:

    1- Giấy xác nhận độc thân là có giá trị 06 tháng (quy định luôn trong giấy)

    2- Giấy khám sức khỏe là 03 tháng (quy định trong giấy)

    Riêng về văn bản chứng thực sao y thì lại khác , hiện nay mình chưa thấy quy định. Chỉ có quy định này hợi ngộ một tí là trong Nghị định 79/CP.tại Điều 21 như sau: (quy định chỉ có thời gian lưu trữ mà không quy định giá trị sử dụng thời hạn bao lâu -> thật là một thiếu sót ngớ ngẩn!!!!

    Điều 21. Sổ cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký

    1. Mỗi việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện đều phải ghi vào sổ và lưu trữ tại cơ quan đó.

    2. Đối với việc chứng thực bản sao từ bản chính thì cơ quan chứng thực phải lưu một bản sao để làm căn cứ đối chiếu khi cần thiết. Thời hạn lưu trữ bản sao tối thiểu là 2 năm. Khi hết hạn lưu trữ, việc tiêu huỷ bản sao được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

    3. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký phải thực hiện các biện pháp an toàn, phòng chống cháy, nổ, ẩm ướt, mối, mọt đối với sổ sách, giấy tờ được lưu trữ.

    Vậy tốt nhất các cơ quan nên chọn thời hạn sử dụng 02 năm theo thời gian lưu trữ cho tiện người dân đối với văn bản đã được sao y bản chính. Hoặc các cụ nên thống nhất về quy định vì đây là mối quan hệ pháp luật thường xuyên nhất, phổ biến nhất!

    Hút điếu thuốc cho tỉnh táo coi ! hi

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn phutuyen vì bài viết hữu ích
    admin (25/03/2013) phamdinhtrung (15/10/2012) phanduonggtcd (23/04/2017)
  • #31105   09/03/2009

    Trinhnv_dn
    Trinhnv_dn

    Chồi

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2008
    Tổng số bài viết (117)
    Số điểm: 1017
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    chữ ký photocopy có hiệu lực không

    Kính chào các bạn
    Xin yết kiến tất cả các thành viên của lawsoft 1 vấn đề sau:
    Hịên tại cơ quan tôi có 1 số giấy tờ kế toán, khế ước nhận nợ với ngân hàng .... có chữ ký photôcpy của Giám đốc và đóng dấu đỏ. Vậy những văn bản này có hiệu lực pháp luật không? văm bản nào quy định về vấn đề này.
    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Trinhnv_dn vì bài viết hữu ích
    phamdinhtrung (15/10/2012)
  • #31106   09/03/2009

    phamthanhtaimd
    phamthanhtaimd
    Top 200
    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/11/2008
    Tổng số bài viết (437)
    Số điểm: 2279
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 92 lần


    Gửi bạn Trinhnv_dn!

    Vấn đề bạn quan tâm tôi xin có một vài ý kiến trao đổi liên quan đến chữ ký phô tô trong các văn bản giấy tờ, khế ước nhận nợ....
    Theo quan điểm của tôi thì tất cả các chữ ký phô tô trên các giấy tờ bạn nêu, nhất là Khế ước nhận nợ đều không có giá trị pháp lý, liên quan đến vấn đề này ta phải xem xét đến các khía cạnh như sau: Khi một cá nhân đặt bút ký tên mình trên các văn bản, giấy tờ thì khi đó đã phát sinh trách nhiệm pháp lý của cá nhân đó hoặc pháp nhân (do cá nhân đó là đại diện hợp pháp) trước pháp luật. Khi các giao dịch mà cá nhân đó ký tên xảy ra tranh chấp hoặc có những vấn đề liên quan đến pháp luật thì các cơ quan pháp luật sẽ xác định giá trị pháp lý của chứng cứ (những văn bản, giấy tờ) do các bên đương sự xuất trình.
    Căn cứ điều 83 Bộ luật tố tụng dân sự quy định về  việc xác định chứng cứ thì chứng cứ là những gì có thật được đương sự hoặc toà án thu thập theo đúng trình tự trong đó bao gồm các tài liệu là bản chính hoặc bản sao có công chứng. Như vậy tài liệu  bản phô tô sẽ không được coi là chứng cứ và không có giá trị pháp luật. Trên thực tế như chúng ta đã bíêt chữ ký phô tô dễ dàng được làm giả, cắt ghép rồi phô tô lại từ những văn bản khác để ghép vào văn bản liên quan.
    Trân trọng kính chào>

    Luật sư Phạm Thành Tài
    Giám đốc Công ty luật Phạm Danh - Đoàn luật sư thành phố Hà Nội
    ĐT: 04.36342301/0913378662
    Email: pttailawyer@yahoo.com
    Web: luatphamdanh.net

    Luật sư-Thạc sỹ luật học Phạm Thành Tài

    - Giám đốc Công ty luật Phạm Danh – Đoàn luật sư TP Hà Nội.

    ĐC: Tầng 1, Nhà C, Đền Lừ 1, quận Hoàng Mai, HN.

    ĐT: 04.36342301/0913378662 - 0904883477

    Email: pttailawyer@yahoo.com/luatphamdanh@gmail.com

    Web: http://luatphamdanh.net/luatsuhonnhan.com

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn phamthanhtaimd vì bài viết hữu ích
    phanduonggtcd (23/04/2017) phamdinhtrung (15/10/2012)
  • #118387   18/07/2011

    saigonluat
    saigonluat

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2008
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 273
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 3 lần


    #0070c0;">xin chào ls_lexuanhiep,

    Trong phần reply trên tôi thấy 
    ls_lexuanhiep #0070c0;">có nói rằng: "Văn bản giao dịch chính thức của một pháp nhân chỉ có giá trị khi được ký tên của người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân đó và #ffff00;">có đóng dấu."

    cho tôi hỏi có văn bản nào quy định rằng giao dịch của pháp nhân chỉ có giá trị pháp lý khi đã được đóng dấu không? vì theo tôi, chỉ cần có chữ ký của người đại diện theo pháp luật là được rồi.
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn saigonluat vì bài viết hữu ích
    ls_lexuanhiep (18/07/2011) phamdinhtrung (15/10/2012)
  • #118447   18/07/2011

    ls_lexuanhiep
    ls_lexuanhiep
    Top 200


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/08/2008
    Tổng số bài viết (406)
    Số điểm: 2071
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 73 lần


    Chào bạn saigonluat,

    Điều 1 của  Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2001 về quản lý và sử dụng con dấu có quy định: Con dấu được sử dụng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, hội quần chúng, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam (dưới đây gọi tắt là cơ quan, tổ chức) và một số chức danh nhà nước. Con dấu thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức và các chức danh nhà nước.

    Không có một văn bản nào trực tiếp ghi rõ rằng "giao dịch của pháp nhân chỉ có giá trị pháp lý khi được đóng dấu". Tuy nhiên, chúng ta phải vận dụng một cách gián tiếp  quy định Điều 1 Nghị định 58 để cho rằng "giao dịch của pháp nhân chỉ có giá trị pháp lý khi được đóng dấu". Vì con dấu thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của một tổ chức. Ví dụ: Nếu đại diện pháp luật của một công ty ký tên vào một văn bản và không có đóng dấu. Không có gì đảm bảo rằng anh ta ký văn bản này là để đại diện cho công ty, có thể anh ta ký cho chính anh ta thì sao.

     

    Theo quan điểm của tôi thì tôi sẽ không hiểu và vận dụng pháp luật một cách máy móc.

     

    Một vài dòng gửi đến thắc mắc của bạn saigonluat.

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn ls_lexuanhiep vì bài viết hữu ích
    admin (19/07/2011) chaulevan (18/07/2011) phamdinhtrung (15/10/2012) THUYSUONG2209 (25/06/2013)
  • #161278   16/01/2012

    thuyduongmof
    thuyduongmof

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/01/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    cho mình hỏi 1 vấn đề nhé. Có 1 thư ủy quyền
    của hãng sản xuất cho nhà thầu
    để tham dự thầu nhưng lại đóng con dấu vuông(  có MST và tên thôi) thế thì có hợp pháp ko, theo mình thì phải dấu tròn mới được chứ nhỉ, nhưng ko bít văn bản nào quy định
    để giải trình với sếp
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thuyduongmof vì bài viết hữu ích
    phamhuuthuan (05/11/2012) phamdinhtrung (15/10/2012)
  • #177034   08/04/2012

    leepopvc
    leepopvc

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tại sao không được đóng dấu vào văn bản chưa có chữ kí của  người có thẫm quyền và và giấy trắng? (ai biết thỳ trả lời giúp mình với)

    Chiến

     
    Báo quản trị |  
  • #219617   12/10/2012

     hãy cho biết Vì sao không dùng bản photocopy thay thế các bản sao?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn khoatinh vì bài viết hữu ích
    phamdinhtrung (15/10/2012)
  • #219634   12/10/2012

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    khoatinh viết:

     hãy cho biết Vì sao không dùng bản photocopy thay thế các bản sao?

    Bởi vì không có gì chắc chắn được rằng bản photocopy sẽ giống y như bản chính, sửa đổi nội dung bản photocopy rất dễ

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    phamdinhtrung (15/10/2012)
  • #220095   15/10/2012

    phamdinhtrung
    phamdinhtrung

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/10/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 0 lần


    Tôi xin hỏi.Tôi có đi đến 1 cơ quan công chứng và họ có lỡ tay đóng dấu có chữ bản sao vào bản chính của giấy tờ tôi đang có thì sau này bản chính của tôi còn giá trị pháp lý hay không .chỉ đóng dấu vuông chưa kí tên hay đóng dấu tròn xác nhận của cơ quan

     
    Báo quản trị |  
  • #278166   28/07/2013

    nếu đóng dấu mà chưa có chữ ký hay nội dung văn bản thì gọi là đóng dấu khống. Nếu bạn đóng dấu lên giấy trắng, có thể sẽ có người lợi dụng tờ giấy đã được đóng dấu đó để in ra nội dung văn bản mà họ muốn nhằm làm việc bất hợp pháp.

     
    Báo quản trị |  
  • #436602   22/09/2016

    TrustingAI
    TrustingAI

    Mầm

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2014
    Tổng số bài viết (54)
    Số điểm: 675
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 7 lần


    Khoản 2 điều 12 NĐ 96 có quy định:

    Mẫu con dấu doanh nghiệp được thể hiện dưới một hình thức cụ thể (hình tròn, hình đa giác hoặc hình dạng khác). Mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước.2. Mẫu con dấu doanh nghiệp được thể hiện dưới một hình thức cụ thể (hình tròn, hình đa giác hoặc hình dạng khác). Mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước.

    nên hình vuông cũng dc nhé

     
    Báo quản trị |  
  • #437202   29/09/2016

    mocchan
    mocchan

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/09/2016
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    chào anh/ chị em muốn hỏi câu này cơ quan em cấp cho các hộ thôn bản 1 tờ giấy trắng chứng nhận hộ nghèo là giấy trắng nhé có ký đóng dấu của phó chủ tịch nhưng dân lại muốn pho to chứng thực và cũng là phó chủ tịch người ký bản chính đó ký bản sao vậy có được không ạ????theo nghị định 23 thì ko có đề cập tới vấn đề này nhưng em muốn hỏi cho chắc và theo điều 22 của nghị định 23/2015 thì ko nói rõ

     Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyenne

     
    Báo quản trị |  
  • #438091   10/10/2016

    tamhutechlaw1996
    tamhutechlaw1996

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/10/2016
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    VẬY  LUẬT SƯ CHO EM HỎI TRONG TRƯỜNG HỢP MUA BÁN HÀNG HÓA BẰNG HỢP ĐỒNG THÔNG QUA FAX MÀ CÓ KÝ TÊN CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC MÀ KHÔNG CÓ DẤU MỘC CỦA CÔNG TY. VẬY THÌ HỢP ĐỒNG ĐÓ CÓ ĐÚNG KHÔNG ?

    (Yêu cầu bạn lần sau tham gia thảo luận phải viết bằng tiếng Việt có dấu và không sử dụng toàn bộ bằng chữ in hoa, nếu không chúng tôi sẽ xóa tất cả bài viết của bạn)

     
    Báo quản trị |  
  • #438100   10/10/2016

    tamhutechlaw1996 viết:

    VẬY  LUẬT SƯ CHO EM HỎI TRONG TRƯỜNG HỢP MUA BÁN HÀNG HÓA BẰNG HỢP ĐỒNG THÔNG QUA FAX MÀ CÓ KÝ TÊN CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC MÀ KHÔNG CÓ DẤU MỘC CỦA CÔNG TY. VẬY THÌ HỢP ĐỒNG ĐÓ CÓ ĐÚNG KHÔNG ?

    Chào bạn,

    Nếu trong hợp đồng qua fax không quy định phải đóng dấu thì không bắt buộc phải đóng dấu.

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #440942   09/11/2016

    underclouds
    underclouds

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2015
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thưa các luật sư, tôi vừa nghĩ có 1 trường hợp thế này 

    Công ty A có 1 người đại diện, nhưng có 2,3 con dấu,...

    B là nhân viên đi ký hợp đồng có đóng dấu, sau này có tranh chấp, hỏi hợp đồng đó có hiệu lực không? 

    Vấn đề đặt ra là con dấu và thẩm quyền, cái nào có giá trị cao hơn, 1 người đúng thẩm quyền nhưng k đóng dấu(cty có dấu) và 1 người không có thẩm quyền nhưng có con dấu(phó giám đốc k phải đại diện pháp luật hay ủy quyền n được đi ký hợp đồng) thì giá trị pháp lý như thế nào. Mong được đàm đạo thêm! 

     
    Báo quản trị |